Soạn mới giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều bài 4: Việc làm

Soạn mới Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều bài Việc làm. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 4. VIỆC LÀM

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được các khái niệm: việc làm, thị trường việc làm.
  • Chỉ ra được mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm.
  • Xác định được trách nhiệm hoàn thiện bản thân để lựa chọn được nghề nghiệp, việc làm phù hợp.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao và bày tỏ được ý kiến.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ thông tin liên quan đến vấn đề giải quyết; biết tổng hợp các nguồn thông tin độc lập để tăng độ tin cậy cho ý tưởng mới.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Tích cực tìm hiểu về việc làm, thị trường việc làm, hoàn thiện bản thân để lựa chọn được nghề nghiệp, việc làm phù hợp.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Giải thích được khái niệm việc làm, thị trường việc làm và thấy được mối quan hệ giữa việc làm và thị trường việc làm. Phân tích, đánh giá được các hiện tượng, vấn đề trên thị trường việc làm. Tham gia làm những việc phù hợp với khả năng của bản thân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của gia đình, cộng đồng ngoài giờ học.
  1. Phẩm chất:
  • Nhận thức được vai trò và trách nhiệm hoàn thiện bản thân để lựa chọn nghề nghiệp, việc làm phù hợp.
  • Tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh tích cực tham gia tìm kiếm việc làm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, Giáo án;
  • Tranh/ ảnh, clip, câu chuyện, thông tin liên quan đến việc làm;
  • Giấy A4, phiếu học tập, đồ dùng đơn giản để sắm vai;
  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint, ... (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11.
  • Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, tìm hiểu về thất nghiệp trong kinh tế thị trường.
  3. Nội dung:

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ phần Mở đầu SGK tr.26.

- GV dẫn dắt vào bài học.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về những việc làm có nhu cầu tuyển dụng cao hiện nay.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ SGK tr.26: Em hãy liệt kê những việc làm có nhu cầu tuyển dụng cao hiện nay và chia sẻ với các bạn về việc làm mà em yêu thích.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm đôi, dựa vào hiểu biết của bản thân để liệt kê những việc làm có nhu cầu tuyển dụng cao hiện nay.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 - 2 nhóm HS trình bày câu trả lời:

Một số việc làm có nhu cầu tuyển dụng cao hiện nay:

+ Ngành công nghệ thông tin

+ Ngành ngôn ngữ Anh

+ Ngành quản trị kinh doanh

+ Ngành marketing

- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét các ý kiến và kết luận.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Trong nền kinh tế thị trường, việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi cá nhân cũng như nền kinh tế. Đối với mỗi cá nhân, việc làm tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình. Đối với nền kinh tế, duy trì việc làm đầy đủ là một trong những mục tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 4. Việc làm.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm việc làm

  1. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm việc làm.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc các thông tin trong SGK tr.26-27 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về khái niệm việc làm.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm việc làm.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 1-2 HS đọc thông tin 1, 2, 3 trong SGK tr.26-27.

- GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ), đọc thông tin và trả lời các câu hỏi:

+ Nhóm 1, 2: Từ các thông tin trên, em hãy cho biết việc làm bao gồm những hoạt động nào.

+ Nhóm 3, 4: Từ thông tin 1, 2 em hãy cho biết người lao động nhận được gì khi có việc làm.

- GV hướng dẫn HS đưa ra kết luận, trả lời câu hỏi: Theo em, thế nào là việc làm?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, đọc thông tin SGK tr.26-27 và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về khái niệm việc làm theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt trả lời câu hỏi.

+ Việc làm bao gồm những hoạt động: phiên dịch, giao dịch viên, tuyển công nhân,…

+ Người lao động nhận được tiền lương và các chính sách của nhà nước quy định cho người công nhân khi có việc làm.

- GV mời HS nêu khái niệm việc làm.

- Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV kết luận, đánh giá câu trả lời của HS.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu khái niệm việc làm

- Là hoạt động lao động tạo ra thu nhập và không bị pháp luật cấm.

- Trong nền kinh tế thị trường, việc làm tồn tại dưới nhiều hình thức, không giới hạn về không gian, thời gian.

Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm thị trường việc làm

  1. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm thị trường việc làm.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc các thông tin SGK tr.27-28 và thực hiện yêu cầu.

- GV rút ra kết luận về khái niệm thị trường việc làm.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm thị trường việc làm.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 1-2 HS đọc các thông tin SGK tr.27-28.

- GV yêu cầu HS giữ nguyên nhóm ở Hoạt động 1 và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1, 2: Em hãy cho biết, có những chủ thể kinh tế nào tham gia phiên/ sàn giao dịch việc làm?

+ Nhóm 3, 4: Trong các chủ thể kinh tế đó, bên nào là bên tạo việc làm (bên cung), bên nào là bên đáp ứng nhu cầu của vị trí việc làm (bên cầu), bên nào là bên trung gian?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về khái niệm thị trường việc làm.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, đọc thông tin SGK và thực hiện nhiệm vụ.

- HS rút ra kết luận về khái niệm việc làm theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi:

+ Tham gia phiên/ sàn giao dịch việc làm gồm có các chủ thể kinh tế như: Doanh nghiệp; Người lao động có khả năng đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm.

+Trong các chủ thể kinh tế đó có:

●       Bên tạo việc làm: Người sử dụng lao động.

●       Bên đáp ứng nhu cầu của vị trí việc làm: Người lao động.

●       Bên trung gian: Tổ chức dịch vụ việc làm.

- GV mời HS nêu khái niệm thị trường việc làm.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV kết luận, đánh giá câu trả lời của HS.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Tìm hiểu khái niệm thị trường việc làm

- Là nơi thực hiện các quan hệ thỏa thuận giữa người tạo việc làm và người đáp ứng yêu cầu của việc làm về việc làm, tiền lương và các điều kiện làm việc trên cơ sở hợp đồng lao động.

Hoạt động 3: Mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm

  1. Mục tiêu: HS chỉ được mối quan hệ thị trường lao động và thị trường việc làm.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc các thông tin SGK tr.28-29 và trả lời các câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ), yêu cầu các nhóm đọc các thông tin SGK tr.28-29 và trả lời câu hỏi:

+ Nhóm 1, 2: Từ thông tin 1, em hãy cho biết tương quan giữa cung lao động và số lượng việc làm tại Việt Nam trong quý II năm 2022.

+ Nhóm 3, 4: Từ thông tin 2, em hãy cho biết thông tin thị trường lao động, dịch vụ việc làm có vai trò như thế nào trong việc gắn kết thị trường việc làm với thị trường lao động.

- GV hướng dẫn HS đưa ra kết luận, trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết mối quan hệ giữa thị trường việc làm và thị trường lao động là gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, đọc thông tin SGK tr.28-29, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm đưa ra câu trả lời:

+ Thông tin 1: Trong quý II năm 2022, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên lớn hơn lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm.

+ Thông tin 2: Thông tin thị trường lao động, dịch vụ việc làm có vai trò quan trọng, là cầu nối trong việc gắn kết thị trường lao động với thị trường việc làm.

- GV mời HS nêu mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm.

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV kết luận, đánh giá câu trả lời của HS.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

3. Mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm

- Mối quan hệ: thị trường lao động và thị trường việc làm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

- Thông qua các dịch vụ kết nối nhà tuyển dụng và người lao động:

+ Giúp người lao động tìm được chỗ làm phù hợp người sử dụng lao động tìm được người thích hợp,

+ Giúp cho thị trường lao động nhanh chóng đạt đến trạng thái cân bằng, giảm thất nghiệp.

 

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa khám phá; rèn luyện kĩ năng xử lí tình huống, liên hệ thực tế nhằm điều chỉnh ý thức, hành vi của bản thân với những vấn đề liên quan đến việc làm.
  3. Nội dung:

- GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm.

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, thảo luận và và trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập.

  1. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm và làm các bài tập phần Luyện tập.
  2. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV lần lượt đọc các câu hỏi trắc nghiệm và yêu cầu HS xung phong trả lời nhanh:

Câu 1. Khi khả năng cung ứng lao động lớn hơn khả năng tạo việc làm sẽ dẫn đến tình trạng:

  1. Thất nghiệp gia tăng
  2. Thiếu hụt lao động
  3. Cân bằng về thị trường lao động
  4. Khủng hoảng kinh tế

Câu 2. Để tìm được việc làm phù hợp với bản thân, học sinh cần trang bị cho mình những gì?

  1. Kiến thức chuyên ngành về kinh tế
  2. Chỉ ưu tiên học về các chuyên ngành của mình
  3. Không quan tâm đến xu thế của thị trường việc làm
  4. Kiến thức cơ bản về nghề nghiệp, trau dồi kĩ năng, nắm được xu thế của thị trường việc làm

Câu 3. Theo em, việc chuyển dịch liên tục cơ cấu của nền kinh tế sẽ ảnh hưởng như thế nào tới việc làm của người dân?

  1. Người dân sẽ có thêm nhiều cơ hội làm các việc làm mới
  2. Người dân phải học cách liên tục thích ứng với những yếu tố lạ trong thị trường lao động, ảnh hưởng đến năng suất lao động
  3. Thị trường lao động đón nhận thêm các yếu tố nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường
  4. Thị trường lao động phát triển vượt bậc

Câu 4. Bác A là một thợ thêu thủ công đã lành nghề, các mũi thêu của bác A đều mang trong mình nét nghệ thuật độc đáo. Biết được điểm mạnh của mình bác A đã mở một lớp dạy kèm các bạn thanh thiếu niên trong làng để một phần lưu giữ được nghề truyền thống mặt khác giúp các bạn có thêm được một cái nghề để sau này có thể kiếm sống. Theo em, hành động của bác A có gì đáng quý?

  1. Bác A đã giúp cho các bạn nhỏ biết thêm nhiều hơn về nghề thêu của làng
  2. Bác A đã làm một hành động giúp các bạn nhỏ trong làng sau này có thêm hành trang vững bước trong thị trường lao động
  3. Mục đích của bác A là muốn được mọi người ghi nhận nên việc làm này đã tạo được tiếng vang rất tốt
  4. Bác A đã giúp các bạn nhỏ có thể kiếm được tiền nuôi sống gia đình

Câu 5. Anh A tốt nghiệp đại học nhưng các kĩ năng cần thiết còn rất hạn chế đặc biệt là các kĩ năng liên quan đến công nghệ thông tin, nên dù đã đi phỏng vấn ở rất nhiều chỗ nhưng anh A vẫn chưa nhận được công việc nào phù hợp với mình. Theo em, để anh A có thể tìm được một công việc như ý anh A nên làm gì? 

  1. Để anh A có thể tìm được các công việc tốt trước hết anh A nên nâng cấp cho mình các kĩ năng cần thiết như kĩ năng giao tiếp, sử dụng ngoại ngữ, sử dụng các phần mềm tin học, kĩ năng mềm
  2. Anh A nên đi phỏng vấn thêm ở nhiều công ty khác nữa
  3. Anh A nên tìm hiểu thêm về ngành nghề mà mình muốn làm để có thể tìm được việc làm phù hợp
  4. Anh A nên chọn các công ty có ít nhân viên để vào làm việc thì cơ hội trúng tuyển của anh sẽ cao hơn
Soạn mới giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều bài 4: Việc làm

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều mới, soạn giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều bài Việc làm, giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều

Soạn giáo án kinh tế pháp luật 11 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay