Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 12. QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC TÔN GIÁO
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực đặc thù:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Gợi ý trả lời:
+ Các dân tộc đều có quyền thảo luận, góp ý dự thảo Hiến pháp năm 2013; có quyền đi học, tham gia vào các mô hình sản xuất kinh doanh…
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
➢ Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 12. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
Hoạt động 1: Tìm hiểu quyền bình đẳng giữa các dân tộc
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin 1, 2 và trường hợp ở mục 1 để trả lời câu hỏi.
- GV rút ra kết luận về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ cho HS: + Tự đọc thông tin 1, 2 ở mục 1a trong SGK trang 84 - 85 và trả lời câu hỏi a, b, c trang 85. + Trao đổi theo nhóm để thống nhất câu trả lời cho các câu hỏi a, b, c. Sử dụng kết quả đã thống nhất để cùng thảo luận câu hỏi d và đưa ra phương án trả lời. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lần lượt thực hiện nhiệm vụ cá nhân và nhóm. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS chia sẻ kết quả thảo luận. a) Các dân tộc không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ phát triển cao hay thấp đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trong mọi lĩnh vực của đời sống. b) Một số quy định khác: Các dân tộc đều bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau để phát triển; Nhà nước Việt Nam tôn trọng, bảo vệ và thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, bảo đảm quyền tự chủ của các dân tộc…; thi đua khen thưởng phải được thực hiện bình đẳng, công bằng, khách quan, tôn trọng các dân tộc, tôn giáo… c) Biểu hiện về chính trị: Có quyền tham gia vào bộ máy nhà nước, quản lí xã hội, thảo luận, góp ý các vấn đề chung của đất nước; về kinh tế: Có quyền tham gia các thành phần kinh tế, được tạo cơ hội phát triển kinh tế; về văn hóa: Có quyền dùng ngôn ngữ của mình, có quyền giữ gìn giá trị văn hóa dân tộc mình. d) Hành vi của các phần tử ở tỉnh X gây chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, đây là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt theo Điều 116 Bộ luật Hình sự: quy định mức phạt cao nhất của khung hình phạt cơ bản đối với tội phá hoại chính sách đoàn kết là hình phạt tù từ 7 năm đến 15 năm. - Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá sản phẩm của các nhóm, thái độ làm việc của HS trong nhóm - GV dựa trên sản phẩm của các nhóm và kết quả thảo luận để hướng dẫn HS kết luận. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. | 1. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc a. Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc - Về chính trị: Các dân tộc có quyền làm chủ đất nước; tham gia thảo luận, góp ý các vấn đề chung của đất nước; tham gia quản lí nhà nước và xã hội; tham gia vào bộ máy nhà nước. - Về kinh tế: Các dân tộc có quyền tham gia vào các thành phần kinh tế; được tạo cơ hội, điều kiện để phát triển kinh tế. - Về văn hoá, giáo dục: Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình; được giữ gìn, phát huy phong tục, tập quán, giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc mình; có cơ hội học tập và bình đẳng trong giáo dục. - Mỗi dân tộc thực hiện quyền của mình theo quy định của pháp luật, đồng thời có nghĩa vụ tôn trọng quyền của các dân tộc khác, giúp đỡ các dân tộc khác cùng phát triển, cùng xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc. Mọi hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc đều bị xử lí nghiêm minh theo quy định của pháp luật. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc
- GV rút ra kết luận về ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV giao nhiệm vụ cho HS: + Tự đọc thông tin và trả lời các câu hỏi trong SGK trang 86, đọc phần kết luận trong SGK trang 87 để luận giải cho các câu trả lời của mình, tìm thêm ví dụ thực tiễn để làm rõ giá trị mà quyền bình đẳng giữa các dân tộc đã mang lại cho cá nhân và xã hội. + Chia sẻ với bạn ngồi cạnh những thông tin, ví dụ thu thập được. Cùng bạn viết bài thuyết trình về ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện nhiệm vụ - GV quan sát, đánh giá sơ bộ khả năng nhận ra ý tưởng mới của HS từ việc phân tích thông tin. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số cặp lên bảng thuyết trình trước lớp: a. Bất kì dân tộc nào cũng có quyền được sống, phát triển và được đối xử công bằng với những dân tộc khác. Mọi công dân, bao gồm cả các dân tộc thiểu số, đều có quyền tự do tham gia chính trị, tôn giáo, văn hóa và xã hội. Những điều này cho thấy quyền bình đẳng giữa các dân tộc được xem là một giá trị cốt lõi của Hiến pháp Việt Nam và là một trong những tiêu chuẩn cơ bản để đảm bảo một xã hội công bằng. b. Ví dụ: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc giúp tăng cường sức mạnh đoàn kết, tạo môi trường hòa bình, ổn định và giảm thiểu xung đột giữa các dân tộc… - Các cặp HS khác trao đổi, đặt thêm câu hỏi, thảo luận theo lớp để làm rõ những điểm chưa thống nhất. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV dựa vào sản phẩm và phần chia sẻ trước lớp, nhận xét kĩ năng phân tích thông tin, khả năng trình bày một vấn đề độc lập của HS. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 1. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc b. Ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc - Quyền bình đẳng giữa các dân tộc góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc; thu hẹp khoảng cách giữa các dân tộc; củng cố, phát huy truyền thống dân tộc. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
- GV rút ra kết luận về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm (4 hoặc 6 nhóm); giao nhiệm vụ như sau: + Tự đọc nội dung các điều luật ở thông tin 1, 2 trong SGK trang 87, dựa vào những điều luật đó để xác định biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo thể hiện trong thông tin 3, 4. + Các nhóm chơi trò chơi “Tiếp sức”: Trong thời gian 5 phút, ghi vào bảng nhóm những biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo trong các thông tin 3, 4 (yêu cầu không lặp lại), đội nào ghi được nhiều và đúng nhất sẽ về đích trước. - Sau khi kết thúc trò chơi, GV lựa chọn một số biểu hiện từ kết quả của các đội và yêu cầu các đội lí giải, tìm ví dụ để minh họa. - GV tiếp tục sử dụng câu hỏi b tr.88 SGK để khai thác sâu: Những nguy cơ được đề cập đến trong thông tin 4 là gì? Cần ngăn chặn như thế nào để đảm bảo quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thực hiện? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện trò chơi theo hình thức tiếp sức trong 5 phút, mỗi thành viên trong nhóm thay nhau ghi vào bảng nhóm, những thành viên khác hỗ trợ, tiếp sức nhau sao cho ghi đúng, không trùng vào bảng nhóm. - GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ, kịp thời hỗ trợ các nhóm khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV yêu cầu HS treo bảng nhóm vào vị trí quy định a. Người có tôn giáo hoặc không có tôn giáo đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, tôn trọng nhau; Nhà nước tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người, đối xử bình đẳng giữa các tôn giáo; mọi công dân cần tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau; mọi tôn giáo khi hoạt động phải tuân thủ các quy định pháp luật. b. Những nguy cơ được đề cập đến là chính trị hóa tôn giáo, các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo để gây bạo loạn… → Cần có các biện pháp ngăn chặn kịp thời: tuyên truyền pháp luật, xử lí nghiêm minh… Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV dựa vào kết quả trên bảng nhóm và cách lí giải những biểu hiện đó để hướng dẫn HS xác định đội thắng cuộc. - GV phân tích thêm và hướng dẫn HS kết luận theo SGK tr.88. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 2. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo a. Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo - Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trong việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lí. - Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện ở những phương diện sau: + Người có tôn giáo hoặc không có tôn giáo đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, chấp hành pháp luật, tôn trọng lẫn nhau. + Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận được bình đẳng trong hoạt động tôn giáo; sở hữu tài sản hợp pháp; thực hiện quan hệ đối ngoại;... theo quy định của pháp luật. + Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người, đối xử bình đẳng giữa các tôn giáo. Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng tôn giáo để phá hoại độc lập và đoàn kết dân tộc. - Mọi công dân cần tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau như: t tôn trọng lễ hội, lễ nghi, nơi thờ tự của các tôn giáo, tín ngưỡng; không bài xích, chia rẽ, gây mất đoàn kết giữa những người có tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau,... Khi tham gia các hoạt động tôn giáo phải tuân thủ các quy định của pháp luật. |
Hoạt động 4: Tìm hiểu ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
- GV rút ra kết luận về ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ cho HS: + Tự đọc thông tin và trả lời câu hỏi a SGK tr.88, 89; đọc phần kết luận SGK trang 89 để luận giải cho các câu trả lời của mình. + Tự tìm thêm ví dụ thực tiễn để làm rõ những lợi ích mà quyền bình đẳng giữa các tôn giáo đã mang lại cho đời sống con người và xã hội. + Viết bài hùng biện (nội dung bài tương ứng với thời lượng 3 phút) về ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo. + Chia sẻ trong nhóm nội dung bài hùng biện. Nhóm lựa chọn bài có nội dung tốt để tham gia cuộc thi “Nhà hùng biện tài ba”. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, đánh giá sơ bộ khả năng nhận ra ý tưởng mới của HS từ việc phân tích thông tin và viết bài hùng biện. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV hướng dẫn HS tổ chức thi hùng biện giữa các đội. Đại diện các nhóm a. Người có tôn giáo hoặc không có tôn giáo đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, tôn trọng nhau; Nhà nước tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người, đối xử bình đẳng giữa các tôn giáo; mọi công dân cần tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau; mọi tôn giáo khi hoạt động phải tuân thủ các quy định pháp luật. b. Những nguy cơ được đề cập đến là chính trị hóa tôn giáo, các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo để gây bạo loạn… → Cần có các biện pháp ngăn chặn kịp thời: tuyên truyền pháp luật, xử lí nghiêm minh… Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV dựa vào kết quả trên bảng nhóm và cách lí giải những biểu hiện đó để hướng dẫn HS xác định đội thắng cuộc. - GV phân tích thêm và hướng dẫn HS kết luận theo SGK tr.88. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 2. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo b. Ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo góp phần phát huy lòng yêu nước, thúc đẩy tình đoàn kết, gắn bó giữa đồng bào có tôn giáo và không có tôn giáo, là cơ sở tiền đề quan trọng để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác