Soạn mới giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều bài 16: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc

Soạn mới Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều bài Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 16. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN VỀ BẢO VỆ TỔ QUỐC

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc.
  • Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa cụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.
  • Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc.
  • Phân tích, đánh giá được một số hành vi thường gặp trong đời sống liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để xác định được quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc, hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa cụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của công dân trong bảo vệ Tổ quốc, tự giác thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc. Phân tích, đánh giá được một số hành vi thường gặp trong đời sống liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Có khả năng tham gia hoạt động thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc phù hợp với la tuổi.
  1. Phẩm chất:
  • Yêu nước: Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
  • Trách nhiệm: Tích cực tham gia, vận động người khác tham gia quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, Giáo án;
  • Tranh/ ảnh, clip, câu chuyện, thông tin liên quan tới bài học;
  • Giấy A4, phiếu học tập, đồ dùng đơn giản;
  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11.
  • Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS bước đầu huy động được kiến thức, hiểu biết của mình để xác định tầm quan trọng của việc thực hiện quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.
  3. Nội dung:

- HS thực hiện nhiệm vụ trả lời câu hỏi.

- GV dẫn dắt vào bài học.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về ý nghĩa câu khẩu hiệu.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề theo nội dung Mở đầu: Bảo vệ Tổ quốc không chỉ là nghĩa vụ mà còn là một trong những quyền chính trị cơ bản của công dân. Xuất phát từ tầm quan trọng đó, mỗi người cần nghiêm túc, tự giác thực hiện các quy định của Hiến pháp và pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc trong đời sống.

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Em hãy chia sẻ suy nghĩ của mình về khẩu hiệu "Bảo vệ Tổ quốc là sự nghiệp của toàn dân".

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát quá trình HS làm việc cá nhân, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 hoặc 2 HS nêu câu trả lời về ý nghĩa của khẩu hiệu.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận và dẫn dắt HS vào bài học: Để hiểu rõ hơn về nội dung này, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 16. Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc

  1. Mục tiêu: HS biết sử dụng ngôn ngữ, trao đổi, thảo luận, nghiên cứu thông tin và trường hợp để xác định các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi, thảo luận nhóm và nêu quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.
  3. Sản phẩm học tập: Pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và giao nhiệm vụ cho HS:

+ Tự nghiên cứu các thông tin, đọc các trường hợp ở mục 1 trong SGK trang 111, 112.

+ Thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi trong SGK trang 113:

a) Em hãy xác định các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc trong các thông tin trên.

b) Căn cứ vào thông tin, em hãy nhận xét việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của từng chủ thể về bảo vệ Tổ quốc trong các trường hợp trên.

- Sau khi HS trả lời, GV kết luận về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân và thảo luận nhóm nghiên cứu trường hợp và trả lời các câu hỏi.

- GV quan sát, đánh giá sơ bộ khả năng nhận ra ý tưởng mới của HS từ việc phân tích thông tin.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình:

a) Các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ bảo Tổ quốc của công dân trong Hiến pháp năm 2013, Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, Luật Biên phòng Việt Nam năm 2020, Luật Công an nhân dân năm 2018.

b) Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của các chủ thể trong 3 trường hợp:

+ Trường hợp 1: V đã thực hiện đúng các quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015. Cụ thể, V đã tự nguyện đăng kí khám tuyển, xin tạm hoãn việc học để tham gia nghĩa vụ quân sự.

+ Trường hợp 2: Ông D đã thực hiện đúng các quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân thông qua việc tích cực thực hiện tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội đến người dân.

+ Trường hợp 3: Gia đình anh A tham gia bảo vệ biên giới đã thực hiện đúng quy định của Luật Biên phòng Việt Nam năm 2020.

- GV hướng dẫn HS lấy thêm ví dụ về các hoạt động tham gia bảo vệ Tổ quốc của công dân.

- Các nhóm HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét và kết luận theo nội dung SGK.

- GV tổng kết và chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. Pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc

- Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Bảo vệ Tổ quốc bao gồm việc xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân, thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện chính sách hậu phương quân đội và bảo vệ trật tự, an ninh xã hội.

- Bảo vệ Tổ quốc là quyền cơ bản, cao quý và là nghĩa vụ thiêng liêng của công dân. Công dân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật có quyền tham gia phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân. Công dân phải trung thành với Tổ quốc, tham gia thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình có trách nhiệm giáo dục, động viên và tạo điều kiện cho công dân tham gia bảo vệ Tổ quốc.

Hoạt động 2. Tìm hiểu hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc

  1. Mục tiêu: HS trao đổi, thảo luận về các thông tin, tình huống để xác định được hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi, thảo luận nhóm và nêu hậu quả của các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.
  3. Sản phẩm học tập: Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa cụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ:

+ Hoạt động cá nhân: Tự đọc thông tin, tình huống ở mục 2 trong SGK trang 113, 114.

+ Hoạt động nhóm đôi: Thảo luận và trả lời hai câu hỏi trong SGK trang 114:

a) Căn cứ vào các thông tin, em hãy xác định nội dung hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc của anh T, ông P và bố mẹ M trong các tình huống trên.

b) Theo em, hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc của anh T, ông P và bố mẹ M có thể dẫn tới những hậu quả gì?

- GV tổ chức cho HS các nhóm đóng vai và giải quyết tình huống.

- Sau khi HS trả lời, GV kết luận về hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân và thảo luận nhóm nghiên cứu trường hợp và trả lời các câu hỏi.

- GV quan sát, đánh giá sơ bộ khả năng nhận ra ý tưởng mới của HS từ việc phân tích thông tin.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình:

a) Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc trong các tình huống:

- Tình huống 1: Hành vi của anh T là trốn tránh, chống đối, không chấp hành nghĩa vụ quân sự khi đã có lệnh gọi nhập ngũ.

- Tình huống 2: Hành vi bỏ sót tên của ông P là cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự của anh Q theo quy định của pháp luật.

- Tình huống 3: Việc mẹ M không đồng ý việc nhập ngũ của con trai có thể dẫn đến việc cản trở, chống đối việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.

b) Hành vi của anh T, ông P và mẹ M có thể bị kỉ luật, cảnh cáo, phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm được quy định trong Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 và Bộ luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017).

- GV hướng dẫn HS lấy thêm ví dụ về hậu quả của các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.

- Các nhóm HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét và kết luận theo nội dung SGK.

- GV tổng kết và chuyển sang nội dung luyện tập.

2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc

- Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc là hành vi không tôn trọng pháp luật, không thực hiện nghĩa vụ công dân trước pháp luật, có thể ảnh hưởng đến trật tự, an ninh của đất nước.

- Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc:

+ Về phía cơ quan nhà nước: Xâm phạm hoặc cản trở quyền của công dân trong tham gia bảo vệ Tổ quốc, có thể gây nguy hại đến chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và chế độ chính trị.

+ Về phía công dân: Các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí kỉ luật, bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố, rèn luyện kiến thức, kĩ năng về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.
  3. Nội dung:

- GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm.

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, thảo luận và và trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập.

  1. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm và làm các bài tập phần Luyện tập và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV lần lượt đọc các câu hỏi trắc nghiệm và yêu cầu HS xung phong trả lời nhanh:

Câu 1. Bảo vệ Tổ quốc là

  1. trách nhiệm riêng của nhà nước.
  2. quyền cơ bản, cao quý của công dân.
  3. quyền dân chủ duy nhất của công dân.
  4. trách nhiệm riêng của lực lượng vũ trang.

Câu 2. Theo quy định của pháp luật, độ tuổi gọi nhập ngũ của công dân là

  1. từ 18 tuổi đến 24 tuổi.
  2. từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
  3. từ 18 tuổi đến 26 tuổi.
  4. từ đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi.

Câu 3. Trong trường hợp dưới đây, chị V đã thực hiện tốt quyền dân chủ nào của công dân?

Trường hợp. Chị V là một kĩ sư công nghệ thông tin, có chuyên môn tốt. Chị nhiều lần tham gia hỗ trợ các cơ quan nhà nước điều tra, ngăn chặn, đấu tranh với các hoạt động tội phạm công nghệ cao chống phá Nhà nước, gây rối trật tự an toàn xã hội, xâm phạm an ninh quốc gia. Tuy bận rộn nhưng chị V cảm thấy rất vinh dự, tự hào vì mình đã đóng góp được một phần công sức nhỏ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc.

  1. Quyền khiếu nại, tố cáo.
  2. Quyền bảo vệ Tổ quốc.
Soạn mới giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều bài 16: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều mới, soạn giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều bài Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc, giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều

Soạn giáo án kinh tế pháp luật 11 Cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay