Soạn mới giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều bài 15: Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo

Soạn mới Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều bài Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 15. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo.
  • Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
  • Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo.
  • Phân tích, đánh giá được một số hành vi thường gặp trong đời sống liên quan đến quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để xác định được quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại và tố cáo, hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại và tố cáo.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Phân tích, đánh giá được hành vi, việc làm thực hiện đúng hoặc sai quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo; Tự điều chỉnh và nhắc nhở, giúp đỡ người khác điều chỉnh được hành vi của mình trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo phù hợp với lứa tuổi.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Giải thích được các hành vi thực hiện đúng và các hiện tượng vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo ở khu dân cư và trong xã hội; Lựa chọn, đề xuất được cách giải quyết và tham gia giải quyết các trường hợp vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo phù hợp với lứa tuổi ở nhà và trong cộng đồng.
  1. Phẩm chất:
  • Trách nhiệm:

+ Tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo.

+ Tôn trọng và thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, Giáo án;
  • Tranh/ ảnh, clip, câu chuyện, thông tin liên quan tới bài học;
  • Giấy A4, phiếu học tập, đồ dùng đơn giản;
  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11.
  • Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS bước đầu nhận biết, làm quen với quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo.
  3. Nội dung:
  • HS thực hiện nhiệm vụ trả lời câu hỏi.
  • GV dẫn dắt vào bài học.
  1. Sản phẩm học tập: Một số hành vi, việc làm thực hiện đúng hoặc sai quyền khiếu nại, tố cáo của công dân thường gặp trong cuộc sống.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

  • GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân mà các em biết: Hãy chia sẻ thông tin về một số vụ việc khiếu nại, tố cáo của công dân mà em biết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS thảo luận cặp đôi để cùng thảo luận và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời đại diện 1 hoặc 2 cặp đôi trả lời câu hỏi.

+ Trường hợp 1: Phát hiện một tụ điểm thường xuyên tổ chức đánh bạc, tiêm chích ma túy cho thanh niên xã, A đã gửi đơn tố cáo kèm theo các hình ảnh, bằng chứng tới cơ quan công an địa phương.

+ Trường hợp 2: Chứng kiến bạn M - 15 tuổi đi làm thuê cho quán ăn thường xuyên bị ông chủ đánh đập, chửi mắng, bà H đã viết đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp xử lý hành vi của ông chủ quán.

  • Một số HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV nhận xét, kết luận và dẫn dắt HS vào bài học: Pháp luật quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo?

Để hiểu rõ hơn về nội dung này, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 15. Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu quyền công dân về khiếu nại

  1. Mục tiêu: HS biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để làm rõ quyền của công dân về khiếu nại.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân và nhóm, đọc hiểu thông tin, trường hợp mục 1 trang 103 - 104 SGK.

- GV rút ra kết luận về quy định của pháp luật về quyền công dân về khiếu nại.

  1. Sản phẩm học tập: Quyền công dân về khiếu nại.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức lớp thành 4 - 6 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm:

+ Cá nhân: Đọc thông tin về Luật Khiếu nại và các trường hợp ở mục 1 SGK.

+ Trao đổi, thảo luận nhóm về các trường hợp; trả lời các câu hỏi trong SGK trang 104:

a) Từ thông tin, theo em trong các trường hợp trên, các quyền của người khiếu nại nào đã được thực hiện?

b) Em hiểu thế nào là quyền khiếu nại của công dân?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, trao đổi, thảo luận theo nhóm để thống nhất câu trả lời.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận:

+ Trường hợp 1: anh H là người khiếu nại đã thực hiện quyền tự mình khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Cảnh sát giao thông.

+ Trường hợp 2: người khiếu nại là mẹ chị N thực hiện quyền khiếu nại.

+ Trường hợp 3: người khiếu nại là ông A đã thực hiện quyền yêu cầu cơ quan giải quyết khiếu nại áp dụng biện pháp cần thiết để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại. Cụ thể, ông A đã yêu cầu áp dụng các biện pháp để tránh hư hỏng lô hàng hóa của mình.

- Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV dựa vào kết quả thảo luận của HS và phần sản phẩm để đưa ra nhận xét, đánh giá về quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV kết luận về kiến thức cần ghi nhớ.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

1. Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại

a. Quyền công dân về khiếu nại

- Công dân có quyền tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện quyền khiếu nại; tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại; được quyền nhận các thông tin liên quan đến quá trình giải quyết khiếu nại, trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước.

- Được yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại.

- Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về chứng cứ đó; nhận văn bản trả lời về việc thụ lí giải quyết khiếu nại, nhận quyết định giải quyết khiếu nại; được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm; được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;

- Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo của Luật Tố tụng Hành chính; rút khiếu nại.

Hoạt động 2: Tìm hiểu nghĩa vụ của công dân về khiếu nại

  1. Mục tiêu: HS biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để làm rõ nghĩa vụ của công dân về khiếu nại.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi, thảo luận nhóm và nêu được nghĩa vụ của công dân về khiếu nại.
  3. Sản phẩm học tập: Nghĩa vụ của công dân về khiếu nại.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS:

+ Hoạt động cá nhân: Đọc thông tin về Bộ luật Lao động năm 2019 trong SGK trang 105.

+ Hoạt động theo nhóm: Thảo luận về hai trường hợp, trả lời câu hỏi trong SGK trang 106:

a) Từ thông tin, theo em trong trường hợp 1, A có trách nhiệm gì khi thực hiện khiếu nại đối với quyết định sa thải của giám đốc công ty X?

b) Trong trường hợp 2, Q đã làm những gì để chỉ ra quyết định xử phạt vi phạm của công an xã P là không đúng?

- Sau khi HS trả lời, GV kết luận về nghĩa vụ của công dân về khiếu nại.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân và thảo luận nhóm nghiên cứu trường hợp và trả lời các câu hỏi.

- GV quan sát, đánh giá sơ bộ khả năng nhận ra ý tưởng mới của HS từ việc phân tích thông tin.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lên chia sẻ kết quả thảo luận:

a) Trong trường hợp 1, khi thực hiện khiếu nại, A có trách nhiệm cung cấp đầy đủ giấy tờ xác nhận của bệnh viện về việc mình bị ốm phải nằm điều trị cho giám đốc công ty để chứng minh sự việc.

b) Trong trường hợp 2, Q đã thực hiện các công việc sau để chỉ ra quyết định xử phạt vi phạm của công an xã P là không đúng:

+ Đi kiểm tra lại về chất ma tuý tại bệnh viện đa khoa huyện để chứng minh rằng mình âm tính với chất gây nghiện.

+ Cung cấp kết quả âm tính của bệnh viện.

+ Trình bày không sử dụng ma tuý và cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với thông tin của mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV dựa vào sản phẩm và phần chia sẻ trước lớp, nhận xét, đánh giá về quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn HS kết luận theo SGK.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại

b. Nghĩa vụ của công dân về khiếu nại

- Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết.

- Trình bày trung thực sự việc, đưa ra chứng cứ về tính đúng đắn, hợp lí của việc khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó.

- Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại trong thời gian khiếu nại, trừ trường hợp quyết định, hành vi đó bị tạm đình chỉ thi hành theo quy định tại Luật Khiếu nại; chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật; thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu quyền của công dân về tố cáo

  1. Mục tiêu: HS biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để làm rõ quyền của công dân về tố cáo.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi, thảo luận nhóm và nêu được quyền của công dân về tố cáo.
  3. Sản phẩm học tập: Quyền của công dân về tố cáo.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và giao nhiệm vụ cho các nhóm:

Đọc và thảo luận thông tin trong SGK trang 106,107 và trả lời hai câu hỏi trong SGK trang 107:

a) Từ thông tin, theo em trong trường hợp 1, bà Q có những quyền gì khi làm đơn tố cáo đối với hành vi của Trần Văn X?

b) Hành vi của ông H có phải thực hiện quyền tố cáo của công dân không?

- Sau khi HS trả lời, GV kết luận về quyền của công dân về tố cáo.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân và thảo luận nhóm nghiên cứu trường hợp và trả lời các câu hỏi.

- GV quan sát, đánh giá sơ bộ khả năng nhận ra ý tưởng mới của HS từ việc phân tích thông tin.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình:

a) Trong trường hợp 1, bà Q có quyền:

+ Gửi đơn tố cáo đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường H - người có thẩm quyền giải quyết tố cáo theo quy định của pháp luật.

+ Được thông báo về việc thụ lí đơn tố cáo và quyết định giải quyết đơn thư tố cáo.

b) Hành vi của ông H là thực hiện quyền tố cáo của công dân, vì đã gửi đơn đến Uỷ ban nhân dân xã và cảnh sát môi trường về hành vi, việc làm vi phạm pháp luật của cơ sở sản xuất của một doanh nghiệp.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV dựa vào sản phẩm và phần chia sẻ trước lớp, nhận xét, đánh giá về quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn HS kết luận theo SGK.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Quyền và nghĩa vụ công dân về tố cáo

a. Quyền của công dân về tố cáo

- Được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác.

- Được thông báo về việc thụ lí hoặc không thụ lí tố cáo, chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo.

- Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết; rút tố cáo.

- Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo; được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Hoạt động 4. Tìm hiểu nghĩa vụ của công dân về tố cáo

  1. Mục tiêu: HS biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để làm rõ nghĩa vụ của công dân về tố cáo.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi, thảo luận nhóm và nêu được nghĩa vụ của công dân về tố cáo.
  3. Sản phẩm học tập: Nghĩa vụ của công dân về tố cáo.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và giao nhiệm vụ cho các nhóm:

Đọc và thảo luận thông tin trong SGK trang 108, trả lời các câu hỏi trong SGK trang 108:

a) Em nhận xét thế nào về trách nhiệm của ông Q khi quyết định tố cáo bà V lấn chiếm đất khu tập thể trong trường hợp 1?

b) Việc làm đơn tố cáo không ghi rõ tên, địa chỉ người tố cáo là đúng hay sai? Vì sao?

- Sau khi HS trả lời, GV kết luận về nghĩa vụ của công dân về tố cáo.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân và thảo luận nhóm nghiên cứu trường hợp và trả lời các câu hỏi.

- GV quan sát, đánh giá sơ bộ khả năng nhận ra ý tưởng mới của HS từ việc phân tích thông tin.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình:

a) Trong trường hợp 1, khi quyết định tố cáo, bà V lấn chiếm đất khu tập thể, ông Q đã thực hiện đúng nghĩa vụ của người tố cáo, đến trụ sở Uỷ ban nhân dân cung cấp trực tiếp các thông tin, bức xúc của người dân tại khu tập thể.

b) Việc làm đơn tố cáo mà không ghi rõ tên, địa chỉ người tố cáo là sai với quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Luật Tố cáo “Người tố cáo có nghĩa vụ cung cấp thông tin cá nhân theo quy định tại Điều 23 Luật Tố cáo”.

- Các nhóm HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét và kết luận theo nội dung SGK.

- GV tổng kết và chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Quyền và nghĩa vụ công dân về tố cáo

b. Nghĩa vụ của công dân về tố cáo

- Cung cấp thông tin cá nhân; trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo; hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu; bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.

Hoạt động 5. Tìm hiểu hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo

  1. Mục tiêu: HS biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để nêu được hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi, thảo luận nhóm và nêu được hậu quả của hành vi vi phạm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
  3. Sản phẩm học tập: Hậu quả của hành vi vi phạm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và giao nhiệm vụ cho các nhóm:

Đọc và thảo luận tình huống 1 và 2 mục 3 SGK và trả lời câu hỏi trong SGK trang 109:

Theo em, hậu quả của các hành vi do chủ thể trong tình huống 1 và 2 gây ra là gì?

- Sau khi HS trả lời, GV kết luận về hậu quả của hành vi vi phạm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân và thảo luận nhóm nghiên cứu trường hợp và trả lời các câu hỏi.

- GV quan sát, đánh giá sơ bộ khả năng nhận ra ý tưởng mới của HS từ việc phân tích thông tin.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình:

- Hành vi của các chủ thể trong tình huống 1 và 2 đã gây ra những hậu quả sau:

+ Xúc phạm uy tín, danh dự, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân - trưởng phòng H.

+ Làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội.

- Các nhóm HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét và kết luận theo nội dung SGK.

- GV tổng kết và chuyển sang nội dung tiếp theo.

3. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

- Hành vi vi phạm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, Nhà nước, tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội, xúc phạm uy tín, danh dự, hoặc xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Người vi phạm quyền khiếu nại, tố cáo tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Soạn mới giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều bài 15: Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều mới, soạn giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều bài Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo, giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều

Soạn giáo án kinh tế pháp luật 11 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay