Soạn mới giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều bài 13: Quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

Soạn mới Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều bài Quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

 CHỦ ĐỀ 8. MỘT SỐ QUYỀN DÂN CHỦ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

BÀI 13. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN TRONG THAM GIA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VÀ XÃ HỘI

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
  • Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
  • Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
  • Phân tích, đánh giá được một số hành vi thường gặp trong đời sống liên quan đến quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để xác định được quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội, hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia quản lí nhà nước và xã hội.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tự giác thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Phân tích, đánh giá được một số hành vi thường gặp trong đời sống liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Có khả năng tham gia hoạt động thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội phù hợp với lứa tuổi.
  1. Phẩm chất:
  • Yêu nước: Tự giác thực hiện và vận động người khác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
  • Trách nhiệm: Tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền pháp luật về bình đẳng giới.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, Giáo án;
  • Tranh/ ảnh, clip, câu chuyện, thông tin liên quan tới bài học;
  • Giấy A4, phiếu học tập, đồ dùng đơn giản;
  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11.
  • Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:
  • Tạo không khí vui vẻ, háo hức cho HS khi bắt đầu bài học.
  • HS bước đầu huy động được kiến thức, hiểu biết của mình để xác định được hoạt động tham gia quản lí nhà nước và xã hội, việc thực hiện quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
  1. Nội dung:
  • HS kết hợp hiểu biết của bản thân để thực hiện nhiệm vụ được giao.
  • GV dẫn dắt vào bài học.
  1. Sản phẩm học tập: Chia sẻ của HS về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

  • GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc cá nhân:

+ Chia sẻ một số hoạt động mà nhân dân tham gia đóng góp xây dựng và phát triển địa phương.

+ Trả lời câu hỏi: Theo em, trong các hoạt động đó, hoạt động nào là tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS kết hợp hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.
  • GV quan sát quá trình HS làm việc cá nhân, xác định HS có câu trả lời đúng, đầy đủ trong thời gian được giao.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời 3 - 5 HS chia sẻ câu trả lời.
  • Dựa trên sản phẩm, GV gợi ý cho HS thảo luận và nhận xét phần trình bày của các bạn trong lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV nhận xét, kết luận và dẫn dắt HS vào bài học: Pháp luật quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Để hiểu rõ hơn về nội dung này, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 13. Quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

  1. Mục tiêu: HS biết sử dụng ngôn ngữ, trao đổi, thảo luận, nghiên cứu thông tin và trường hợp để xác định các quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân và nhóm, đọc hiểu thông tin, trường hợp mục 1 trang 91 - 92 SGK.

- GV rút ra kết luận về quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

  1. Sản phẩm học tập: Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS:

+ Đọc thông tin, trường hợp trong SGK trang 91, 92.

+ Thảo luận theo nhóm 2 câu hỏi SGK trang 93:

a) Từ các thông tin trên, em hãy xác định một số nội dung quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

b) Căn cứ vào các thông tin trên, em hãy nhận xét việc thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở trường hợp 1, 2, 3.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, trao đổi, thảo luận theo nhóm để thống nhất câu trả lời.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận:

a) Bản mô tả nội dung quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội được thể hiện trong thông tin về Hiến pháp năm 2013 và Luật trưng cầu ý dân năm 2015.

b) Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở 3 trường hợp:

+ Trường hợp 1: Anh M đã tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng hình thức dân chủ trực tiếp được quy định trong Hiến pháp năm 2013 thể hiện ở việc trực tiếp đóng góp ý kiến cho bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

+ Trường hợp 2: Chị B tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng hình thức dân chủ gián tiếp bằng cách gửi các ý kiến đóng góp (có thể thông qua hòm thư góp ý hoặc qua các đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã).

+ Trường hợp 3: Chị gái K đã thực hiện quyền và nghĩa vụ tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng hình thức dân chủ trực tiếp thông qua việc tích cực bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.

- Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV dựa vào kết quả thảo luận của HS và phần sản phẩm để đưa ra nhận xét, đánh giá về quá trình HS thực hiện nhiệm vụ

- GV kết luận về kiến thức cần ghi nhớ.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

1. Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

- Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của công dân trong tham gia bộ máy nhà nước và tổ chức xã hội, thảo luận các công việc chung của đất nước, của địa phương, của cơ quan, đơn vị, tổ chức; quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước, xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương và đất nước.

- Công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ khi tham gia quản lí nhà nước và xã hội thông qua tổ chức tự quản cộng đồng để quản lí những công việc của cộng đồng dân cư, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật, đảm bảo an ninh trật tự, góp phần phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở địa phương. Công dân thực hiện quyền bầu cử, tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; tham gia thảo luận, cho ý kiến trực tiếp đối với các vấn đề ở tầm quốc gia khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân; giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước, đấu tranh với thói quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và những hiện tượng tiêu cực trong bộ máy nhà nước và hoạt động công vụ; tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; tham gia bàn và quyết định trực tiếp những vấn đề liên quan đến đời sống ở cơ sở; khiếu nại, tố cáo những việc làm trái pháp luật của các cơ quan và công chức nhà nước.

- Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội không tách rời nghĩa vụ công dân nhằm xây dựng bộ máy nhà nước, phát triển đất nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Hoạt động 2: Tìm hiểu hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước, xã hội

  1. Mục tiêu: HS trao đổi, thảo luận về các thông tin, trường hợp để xác định được hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi, thảo luận nhóm.
  3. Sản phẩm học tập: Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa cụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước, xã hội.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm; giao nhiệm vụ cho HS:

+ Đọc các trường hợp trong SGK trang 93, 94.

+ Thảo luận theo nhóm ba câu hỏi trong SGK tr.94:

a) Theo em, trong trường hợp 1, việc ông T Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã X không công khai Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách xã có vi phạm nội dung quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội không? Hậu quả của việc làm đó là gì?

b) Em hãy nhận xét hành vi của anh H và M trong trường hợp 2.

c) Hãy chia sẻ hậu quả hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước, xã hội mà em biết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân và thảo luận nhóm nghiên cứu trường hợp và trả lời các câu hỏi.

- GV quan sát, đánh giá sơ bộ khả năng nhận ra ý tưởng mới của HS từ việc phân tích thông tin.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lên chia sẻ kết quả thảo luận:

a) Việc ông T Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã X không công khai Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách xã vi phạm nội dung quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Hành vi của ông T sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật.

b) Anh H đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội thể hiện ở việc tham gia cuộc họp do thôn tổ chức. Anh M không thực hiện được quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội vì từ chối không tham gia họp nên không biết, không hiểu thông tin về dự án xây dựng nhà văn hóa mới.

c) Hậu quả hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân (Sản phẩm dự kiến).

- GV tổ chức cho HS nhận xét, thảo luận, lấy thêm ví dụ về hậu quả của các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV dựa vào sản phẩm và phần chia sẻ trước lớp, nhận xét, đánh giá về quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn HS kết luận theo SGK trang 94.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước, xã hội

- Về phía cơ quan nhà nước: Không bảo đảm và thực hiện được quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội; không phát huy được vai trò, tính tích cực và sáng tạo của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội; làm giảm lòng tin của công dân vào sự quản lí của Nhà nước.

- Về phía công dân: Không thực hiện được đảng, đầy đủ quyền và nghĩa vụ tham gia quản lí nhà nước và xã hội; không phát huy được ý thức và vai trò làm chủ của bản thân và ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.

- Mọi hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội, xâm hại đến các quan hệ quản lí nhà nước và xã hội đều phải chịu trách nhiệm pháp lí. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, có thể bị áp dụng trách nhiệm pháp lí như: hình sự, dân sự, hành chính, kỉ luật.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố tri thức vừa khám phá; rèn luyện kĩ năng xử lí tình huống, liên hệ thực tế nhằm điều chỉnh ý thức, hành vi của bản thân về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
  3. Nội dung:
  • GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm.
  • GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, thảo luận và và trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập.
  1. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm và làm các bài tập phần Luyện tập và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV lần lượt đọc các câu hỏi trắc nghiệm và yêu cầu HS xung phong trả lời nhanh:

Câu 1. Công dân có nghĩa vụ gì trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

  1. Bài trừ quyền tự do tín ngưỡng. B. Tham gia hiến máu nhân đạo.
  2. Trung thành và bảo vệ Tổ quốc. D. Từ chối nhận các di sản thừa kế.

Câu 2. Những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội gây ra hậu quả như thế nào đối với cơ quan nhà nước?

  1. Vi phạm quyền tự do, dân chủ của công dân.
  2. Bị xử phạt và phải bồi thường nếu gây thiệt hại.
  3. Gây tổn thất về tinh thần, danh dự, uy tín của công dân.
  4. Làm giảm lòng tin của công dân vào sự quản lý của Nhà nước.

Câu 3. Hành vi nào sau đây là thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

  1. Chị H tuyên truyền các quy định, chủ trương của xã cho bà con trong thôn.
  2. Chị M không tố giác hành vi tham ô, tham nhũng của ông T là trưởng thôn.
  3. Bà G từ chối thảo luận, biểu quyết những vấn đề quan trọng của địa phương.
  4. Trưởng thôn X tự ý quyết định mức đóng góp xây dựng nhà văn hóa thôn.

Câu 4. Hành động nào sau đây không phải là biểu hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?

  1. Đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự.
  2. Bầu cử và ứng cử Đại biểu quốc hội.
  3. Tố cáo những việc vi phạm pháp luật.
  4. Biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý.

Câu 5. Người dân thôn X trong trường hợp dưới đây đã thực hiện quyền của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội như thế nào?

Trường hợp. Thôn X tổ chức cuộc họp để lấy ý kiến của người dân về các biện pháp xây dựng nông thôn mới. Khi tham gia họp, anh T đã đóng góp nhiều ý kiến có giá trị về việc quy hoạch, xây dựng đường giao thông trong thôn cũng như việc giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm.

  1. Tham gia thảo luận những vấn đề liên quan đến đời sống ở cơ sở.
  2. Khiếu nại những việc làm trái pháp luật của các cơ quan nhà nước.
  3. Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
  4. Tham gia biểu quyết khi nhà nước tiến hành trưng cầu dân ý.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế của bản thân về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời cá nhân HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

C

D

A

A

A

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu đáp án khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập (SGK tr.94-96)

Soạn mới giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều bài 13: Quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều mới, soạn giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều bài Quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội, giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều

Soạn giáo án kinh tế pháp luật 11 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay