Soạn mới giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

Soạn mới Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều bài Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 9: MỘT SỐ QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

BÀI 17. QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ THÂN THỂ, ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được một số quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
  • Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.
  • Hiểu được trách nhiệm của HS trong thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.
  • Phân tích, đánh giá được hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân trong một số tình huống đơn giản.
  • Tư giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân bằng những hành vi cụ thể, phù hợp.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để thực hiện những hoạt động học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, câu chuyện, tình huống và trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Phân tích, đánh giá được hành vi, việc làm thực hiện đúng hoặc sai quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Tự điều chỉnh và nhắc nhở, giúp đỡ người khác điều chỉnh được hành vi của mình trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm phù hợp với lứa tuổi.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Giải thích được các hành vi thực hiện đúng và các hiện tượng vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm trong xã hội. Lựa chọn, đề xuất được cách giải quyết và tham gia giải quyết các trường hợp vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm phù hợp với lứa tuổi ở nhà và trong cộng đồng.
  1. Phẩm chất:
  • Trách nhiệm: Tích cực tham gia, vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Tôn trọng và thực hiện đúng quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, Giáo án.
  • Tranh/ảnh, clip, câu chuyện, thông tin liên quan tới bài học.
  • Giấy A3, A4, bút màu, băng keo/nam châm dính bảng.
  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,... (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11.
  • Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS bước đầu nhận biết, làm quen với quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
  3. Nội dung:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”.

- GV dẫn dắt vào bài học.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề theo nội dung Mở đầu: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là quyền cơ bản, gắn liền với mỗi con người. Các quyền này được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật, được Nhà nước tôn trọng và bảo vệ nhằm bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của mỗi người dân.

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi, giao nhiệm vụ cho HS: Em hãy cùng các bạn tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn”: Nêu những hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát quá trình HS làm việc, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.

- GV trình chiếu hình ảnh ví dụ về hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm:

Giam giữ người trái phép

Đánh đập người khác

Tung tin đồn sai sự thật gây ảnh hưởng uy tín của người khác

Chửi mắng người khác trên mạng xã hội

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận và dẫn dắt HS vào bài học: Để hiểu rõ hơn về nội dung này, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu quyền bất khả xâm phạm về thân thể

  1. Mục tiêu: HS biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để biết được nội dung quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi, thảo luận nhóm và nêu được quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về quyền bất khả xâm phạm về thân thể và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức lớp thành 4 – 6 nhóm.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm, thực hiện nhiệm vụ sau:

+ Cá nhân: Đọc thông tin về Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 và các tình huống ở mục 1 trong SGK tr.117.

+ Trao đổi, thảo luận nhóm về các tình huống; trả lời các câu hỏi trong SGK tr.117:

a) Từ thông tin về quy định của Hiến pháp và Bộ luật Tố tụng Hình sự, theo em trong các tình huống trên quyền nào của công dân bị vi phạm? Vì sao?

b) Em còn biết những hành vi đúng, sai nào khác trong việc bắt và giam giữ người? Vì sao?

­- GV cung cấp thêm hình ảnh liên quan đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể cho HS quan sát (đính kèm phía dưới Hoạt động 1).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm:

a) Trong tình huống 1, không có quyền nào của công dân bị vi phạm.

Trong tình huống 2, quyền bất khả xâm phạm về thân thể của anh K bị vi phạm.

b) Ngoài các tình huống trên, còn có các hành vi đúng, sai khác trong việc bắt và giam giữ người:

+ Hành vi đúng: Bắt khi có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; bắt người đang phạm tội quả tang;… Vì những hành vi bắt người này được pháp luật quy định cho những người có thẩm quyền và trong từng trường hợp cụ thể.

+ Hành vi sai: Bắt, giam giữ người do nghi ngờ người trộm cắp tài sản; bắt, giam giữ người vì không trả nợ;…

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV kết luận về quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể

Quyền bất khả xâm phạm về thân thể là một trong những quyền cơ bản của công dân được quy định tại Điều 20 Hiến pháp năm 2013 và các luật có liên quan.

Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không một ai có quyền tự ý bắt, giam, giữ người nếu không thuộc trường hợp pháp luật cho phép, trừ trường hợp cá nhân đó vi phạm pháp luật bị bắt quả tang. Tự tiện bắt người và giam giữ người không theo quy định của pháp luật là hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. Hành vi đó tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lí hình sự, xử phạt vi phạm hành chính, xử lí kỉ luật, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Các trường hợp được phép bắt người gồm bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ. Trong các trường hợp này việc bắt, giam giữ người phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN

BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ THÂN THỂ

Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể

Khám nghiệm tử thi trái phép

Thực hiện thí nghiệm trên

cơ thể người khi chưa có sự đồng ý

của tổ chức có thẩm quyền

Giam giữ người trái pháp luật

Tự ý tiến hành gây mê, phẫu thuật

trên cơ thể người

Hoạt động 2. Tìm hiểu quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

  1. Mục tiêu: HS biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để hiểu nội dung quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi, thảo luận nhóm và nêu được quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm (4 – 8 HS/nhóm).

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm, thực hiện nhiệm vụ sau:

+ Cá nhân: Đọc thông tin về Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, trong SGK tr.118, 119.

+ Làm việc nhóm, trao đổi về tình huống; trả lời các câu hỏi trong SGK tr.119:

a) Từ thông tin 1 và 3, theo em trong tình huống 1, anh S đã xâm phạm quyền nào của anh Q?

b) Từ thông tin 2, em hãy cho biết trong tình huống 2, chị M đã xâm phạm đến quyền nào của chị N. Chị N có thể làm gì để bảo vệ quyền của mình?

- GV cung cấp thêm hình ảnh liên quan đến quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm (đính kèm phía dưới Hoạt động 2).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm:

a) Trong tình huống 1, anh S đã xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của anh Q.

b) Trong tình huống 2, chị M đã xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của chị N.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV kết luận về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm là quyền cơ bản của con người, của công dân được ghi nhận tại Điều 19, 20 Hiến pháp năm 2013 và các luật có liên quan.

Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm có nghĩa là tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của con người được pháp luật bảo hộ. Mọi người có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm. Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác.

Xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ của người khác là hành vi cố ý hoặc vô ý làm tổn hại đến tính mạng, sức khoẻ của người khác như hành vi đánh người gây thương tích, làm chết người, đe doạ giết người. Xâm phạm danh dự và nhân phẩm của người khác là hành vi bịa đặt điều xấu, tung tin xấu, nói xấu, xúc phạm người khác để hạ uy tín và danh dự của người đó.

Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật. Pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi đánh người, tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình gây thương tích, xâm phạm tới tính mạng, làm tổn hại cho sức khoẻ của người khác.

Danh dự và nhân phẩm của cá nhân được tôn trọng và bảo vệ.

HÌNH ẢNH, VIDEO LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT

BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM

Các hành vi vi phạm quyền được pháp luật

bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

Bạo lực học đường

Bạo hành trẻ em

Tung tin đồn sai sự thật về người khác trên không gian mạng

Miệt thị ngoại hình người khác

Hoạt động 3. Tìm hiểu về hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân

  1. Mục tiêu: HS biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để nêu được hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm và nêu được hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân với chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm (4 – 8 HS/nhóm).

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, thực hiện nhiệm vụ sau:

+ Đọc thông tin về Bộ luật Hình sự năm 2015 trong SGK tr.120.

+ Trao đổi, thảo luận về trường hợp trong mục 3 SGK; trả lời các câu hỏi trong SGK tr.121:

a) Trong thông tin trên (Bộ luật Hình sự năm 2015), theo em, hành vi vi phạm có thể gây ra những hậu quả gì? Trách nhiệm pháp lí nào được áp dụng đối với hành vi vi phạm?

b) Từ trường hợp trên, em hãy cho biết hậu quả nào đã xảy ra đối với hành vi của D khi vu khống, xâm phạm đến nhân phẩm và danh dự của chị H.

- GV cung cấp thêm video liên quan đến hậu quả của hành vi vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm (đính kèm phía dưới Hoạt động 3).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm:

a) Trong thông tin Bộ luật Hình sự năm 2015, hành vi vi phạm có thể dẫn đến hậu quả là: bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, bị phạt tù; ngoài ra, người vi phạm có thể còn bị phạt tiền.

b) Hành vi của D vu khống, xâm phạm đến nhân phẩm và danh dự của chị H nên đã bị phạt tiền và buộc phải xin lỗi, công khai cải chính trên mạng xã hội.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV kết luận về hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

3. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân

Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân là hành vi trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân được pháp luật bảo hộ; làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và tác động xấu đến dư luận xã hội.

Hành vi vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân vừa gây ra hậu quả cho người bị vi phạm, vừa gây ra hậu quả cho xã hội và người có hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lí đối với hành vi của mình.

Đối với người bị vi phạm: Có thể bị tước đoạt quyền sống, bị thiệt hại, ảnh hưởng về sức khoẻ, thiệt hại đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của mình.

Đối với người có hành vi vi phạm: Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm của mình. Mọi việc làm xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

- Video xử lí hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác trên mạng:

https://youtu.be/L2_Wfa1zM1g?si=60i2G9IiMmBxiwwM

- Video tội cố ý gây thương tích cho người khác trong trạng thái kích động:

https://youtu.be/68k4BiIw7zs?si=cPin7lR1HeuuR1XD

Hoạt động 4. Tìm hiểu trách nhiệm của HS trong thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân

  1. Mục tiêu: HS biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để hiểu được trách nhiệm của HS trong thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm và nêu được trách nhiệm của HS trong thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về trách nhiệm của HS trong thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân và chuẩn kiến thức của GV.
Soạn mới giáo án Kinh tế pháp luật 11 cánh diều bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều mới, soạn giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều bài Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều

Soạn giáo án kinh tế pháp luật 11 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay