Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung
Năng lực riêng
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: Báo cáo thảo luận:
Bước 4: Kết luận và nhận xét:
Đáp án: Sinh vật không thể tồn tại và phát triển nếu không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng phục vụ cho các hoạt động như vận động, sinh sản, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển. Chất thải, chất độc hại hoặc dư thừa ứ đọng lại trong cơ thể có thể sẽ gây rối loạn các hoạt động sống, thậm chí gây tử vong.
Hình ảnh nạn đói năm 1945
Cây khô héo khi không được tưới nước
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh vật
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi 1: So sánh đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các sinh vật sau. Hình 1: Trẻ bình thường và trẻ thấp còi Hình 2: Cây thiếu nitrogen và cây đủ nitrogen - GV yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta uống ít nước, giữ thói quen ăn mặn, ăn nhiều dầu mỡ và nhịn tiểu lâu dài? Từ đó rút ra nhận xét về vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh vật. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát và thảo luận nhóm đôi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | I. Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh vật - Đáp án câu hỏi thảo luận 1: Hình 1: Trẻ được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng sinh trưởng và phát triển bình thường, ngược lại trẻ không được cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ bị thấp, còi, phát triển kém. Hình 2: Cây thiếu nitrogen bị thấp, còi cọc, lá vàng, ngược lại cây được cung cấp đầy đủ nitrogen lá xanh, sinh trưởng và phát triển tốt. - Đáp án câu hỏi thảo luận 2: Uống ít nước, giữ thói quen ăn mặn, ăn nhiều dầu mỡ và nhịn tiểu lâu dài làm các muối và chất khoáng lắng cặn trong thận và đường tiết niệu, lâu dài xuất hiện sỏi thận. ⇨ Kết luận: - Sinh vật lấy các chất từ môi trường sống cung cấp cho quá trình tạo chất sống của tế bào, cơ quan; đồng thời tích lũy và giải phóng năng lượng phục vụ cho các hoạt động sống của chúng - Các chất dư thừa, các chất độc hại được cơ thể thải ra môi trường đảm bảo duy trì cân bằng nội môi. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS : Quan sát sơ đồ dưới đây, kết hợp thông tin trong SGK, hãy nêu những dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở người?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát hình ảnh và tìm hiểu nội dung phần II rồi trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện HS giơ tay phát biểu. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét và tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | II. Các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật - Đáp án câu hỏi câu hỏi thảo luận: Dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở người: 1. Tiếp nhận các chất dinh dưỡng, nước và O2 từ môi trường và vận chuyển các chất đó nhờ hệ tuần hoàn. 2. Biến đổi các chất kèm theo chuyển hóa năng lượng ở tế bào bao gồm quá trình đồng hóa và dị hóa 3. Thải các chất không sử dụng, các chất dư thừa hoặc các chất độc hại ra môi trường 4. Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể được điều hòa thông qua hormone và hệ thần kinh ở người. ⇨ Kết luận: Dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật thể hiện qua các quá trình sau: 1. Tiếp nhận các chất từ môi trường và vận chuyển các chất 2. Biến đổi các chất kèm theo chuyển hóa năng lượng ở tế bào 3. Thải các chất vào môi trường 4. Điều hòa |
Hoạt động 3: Tìm hiểu các giai đoạn chuyển hóa năng lượng trong sinh giới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK trang 6 – 7, quan sát sơ đồ và trả lời câu hỏi 3 mục Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 7. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc SGK và trả lời câu hỏi. Bước 3: Thảo luận và báo cáo - HS giơ tay phát biểu. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Nhận xét và đánh giá - GV nhận xét và tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | III. Các giai đoạn chuyển hóa năng lượng trong sinh giới - Đáp án câu hỏi 3 mục Dừng lại và suy ngẫm: + Giai đoạn tổng hợp: Nhờ các chất diệp lục, cây xanh thu nhận năng lượng ánh sáng để tổng hợp các chất hữu cơ từ CO2 và nước. Như vậy, cây xanh đã chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượng tích lũy trong các chất hữu cơ. + Giai đoạn phân giải: Quá trình hô hấp làm biến đổi các phần tử lớn thành các phân tử nhỏ, đồng thời năng lượng tích lũy trong các liên kết hóa học ở các phân tử lớn chuyển sang năng lượng tích lũy trong các liên kết hóa học của các phân tử nhỏ ở dạng dễ chuyển đổi và sử dụng (VD: ATP…) + Giai đoạn huy động: Năng lượng giải phóng ra từ ATP sử dụng cho các hoạt động sống như tổng hợp chất sống, vận động, sinh sản, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển. ⇨ Kết luận: - Chuyển hóa năng lượng trong sinh giới gồm 3 giai đoạn: tổng hợp, phân giải và huy động. |
-----------------Còn tiếp-----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác