Soạn mới giáo án Sinh học 11 KNTT bài 3: Thực hành: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

Soạn mới Giáo án sinh học 11 KNTT bài Thực hành: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 3. THỰC HÀNH: TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ KHOÁNG Ở THỰC VẬT

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Thực hiện được các thí nghiệm chứng minh sự hút nước ở rễ, vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá.
  • Thực hành tưới nước chăm sóc cây.
  • Thực hiện được các bước trồng cây thủy canh, khí canh.
  • Thực hành quan sát được cấu tạo khí khổng ở lá.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực tự học – tự chủ: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi tiến hành thực hành trao đổi nước và khoáng ở thực vật.
  • Năng lực hợp tác và giao tiếp: Xác định nội dung hợp tác nhóm, trao đổi, thảo luận và hoàn thành báo cáo thực hành.
  • Năng lực vận dụng và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kỹ năng để giải quyết các vấn đề trong tự nhiên và thực tiễn như chăm sóc cây, tưới tiêu hợp lí, sử dụng phân bón hợp lí cho cây trồng.

Năng lực riêng

  • Năng lực nhận thức kiến thức sinh học: Sử dụng thành thạo các dụng cụ như ống nghiệm, lam kính, kim mũi mác…
  • Năng lực tìm tòi và khám phá thế giới sống: Thực hành quan sát được cấu tạo khí khổng ở lá bằng kính hiển vi.
  • Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn: Thực hiện được các bước trồng cây thủy canh, khí canh.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: có tinh thần chủ động trong việc nghiên cứu tài liệu, tìm kiếm thông tin.
  • Trách nhiệm: có ý thức thực hiện đầy đủ các nguyên tắc an toàn khi sử dụng dụng cụ, hóa chất trong thí nghiệm, hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ được phân công.
  • Trung thực: có thái độ trung thực trong theo dõi và báo cáo kết quả thực hành.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV.
  • Dụng cụ, thiết bị: Lam kính, ống nghiệm, cốc thủy tinh 100mL, chậu trồng cây, kim mũi mác, kẹp (gỗ, nhựa), giấy thấm, dao lam, giá ống nghiệm, kính hiển vi, video về quy trình trồng cây thủy canh, khí canh.
  • Hóa chất: Dung dịch màu thực phẩm, xanh methylene, dung dich cobalt chloride.
  1. Đối với học sinh
  • SHS sinh học 11 kết nối tri thức
  • Mẫu vật: Cành có hoa màu trắng (hoa hồng, học cúc…), cây cảnh (dừa cạn, mười giờ, sử quân tử…), cây có hệ rễ chùm hoàn chỉnh (ngô, cần tây…).
  • Thiết bị dùng để quay, chụp.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Ôn lại bài cũ, đưa ra các nội dung thú vị gần gũi với thực tế để khơi gợi hứng thú học tập.
  3. Nội dung: HS nhớ lại kiến thức bài học trước về trao đổi nước và khoáng bài 2.
  4. Sản phẩm: Kiến thức lý thuyết về trao đổi nước và khoáng ở bài học trước.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • GV đưa ra câu hỏi mở đầu cho HS:

+ Hoạt động trao đổi nước ở thực vật diễn ra như thế nào?

+ Thoát hơi nước được điều tiết chủ yếu bởi cơ chế nào?

+ Nước ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng của cây?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS ôn lại kiến thức cũ.
  • HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo thảo luận:

  • Các HS xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

Đáp án:

  • Hoạt động trao đổi nước ở thực vật diễn ra theo ba giai đoạn kế tiếp nhau: hấp thụ nước ở hệ rễ, vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá.
  • Thoát hơi nước được điều tiết chủ yếu bởi cơ chế đóng mở khí khổng.
  • Nước đóng vai trò rất quan trọng: tham gia vào thành phần cấu tạo của tế bào và chi phối các quá trình sinh lí giúp cây sinh trưởng và phát triển bình thường.
  • GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Bài trước chúng ta tìm hiểu lý thuyết về sự trao đổi nước và khoáng, quan sát hình dạng, trạng thái đóng mở khí khổng qua hình ảnh. Để kiểm chứng về các giai đoạn của sự trao đổi chất, cấu tạo khí khổng và vai trò của nước đến sinh trưởng của cây. Chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện thí nghiệm trong bài 3. Thực hành: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật.”
  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động thực hành

  1. Mục tiêu: Sử dụng thành thạo các dụng cụ như ống nghiệm, lam kính, kim mũi mác…; Thực hành quan sát cấu tạo khí khổng ở lá bằng kính hiển vi; Thực hiện được các bước trồng cây thủy canh, khí canh.
  2. Nội dung: HS đọc tài liệu SGK trang 22 - 25, thực hành thí nghiệm và báo cáo kết quả thực hành.
  3. Sản phẩm: Báo cáo thực hành: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật theo mẫu:

BÁO CÁO THỰC HÀNH

1. Mục đích

2. Kết quả và giải thích

Trình bày kết quả thí nghiệm chứng minh sự hấp thụ nước, vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá; kết quả thí nghiệm trồng cây thủy canh và khí canh. Giải thích kết quả các thí nghiệm.

3. Trả lời câu hỏi

a) Đề xuất phương án thí nghiệm khác với cách tiến hành được mô tả trong bài để chứng minh lá là cơ quan thoát hơi nước.

b) Trình bày phương án thí nghiệm để nhuộm được hai hoặc ba màu khác nhau cho một số loại hoa trắng khác như đồng tiền, cúc, huệ…

  1. Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu chia lớp thành 4 nhóm thực hiện 5 thí nghiệm như sau:

+ Thí nghiệm chứng minh quá trình hấp thụ nước ở rễ (thực hiện thí nghiệm tại nhà).

+ Thí nghiệm chứng minh quá trình vận chuyển nước trong thân (thực hiện tại lớp).

+ Thí nghiệm chứng minh quá trình thoát hơi nước ở lá (thực hiện tại lớp).

+ Thí nghiệm quan sát cấu tạo khí khổng (thực hiện tại lớp).

+ Thí nghiệm thực hành tưới và chăm sóc cây (thực hiện thí nghiệm tại nhà).

- Mỗi nhóm thực hiện 5 thí nghiệm, HS quay video, ghi lại quy trình thí nghiệm và kết quả.

- GV giới thiệu video về trồng cây theo phương pháp thủy canh, khí canh:

+ Phương pháp thủy canh

https://www.youtube.com/watch?v=XW9MqChsAVw hoặc

https://www.youtube.com/watch?v=uMyNg06bwrw

+ Phương pháp khí canh

https://www.youtube.com/watch?v=1fjujGH49NU

HS xem video và thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Nêu tên dụng cụ, hóa chất, mẫu vật cần thiết khi sử dụng để trồng cây theo phương pháp này.

+ Trình bày các bước trong quy trình trồng cây thủy canh, khí canh.

+ Nêu ưu, nhược điểm của phương pháp trồng cây thủy canh, khí canh so với trồng cây bằng đất.

+ Địa phương em đã áp dụng các phương pháp gì để trồng cây?

- GV cung cấp bảng đánh giá để HS có thể tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng trong nhóm. (Mẫu ở dưới)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS hoạt động nhóm, phân công nhiệm vụ, ghi chép tiến độ thí nghiệm và xây dựng bảng kiểm để đánh giá kỹ năng làm việc nhóm thể hiện mức độ đóng góp và hoàn thành công việc của từng thành viên trong nhóm (bảng mẫu ở dưới).

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS báo cáo thực hành.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kỹ năng thực hành, thái độ HS khi làm thí nghiệm và làm việc nhóm.

- GV đánh giá năng lực HS thông qua phiếu đánh giá, câu trả lời giải thích và kết quả báo cáo của HS.

III. Cách tiến hành

a) Thí nghiệm trao đổi nước ở thực vật

Báo cáo thực hành (hướng dẫn ở dưới)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Thực hành trồng cây thủy canh, khí canh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đáp án câu hỏi mục III.2:

+ Dụng cụ: bình (rọ) trồng cây, xơ dừa, vòi phun sương (khí canh)

Hóa chất: dung dịch Knop hoặc dinh dưỡng thủy canh.

+ Sơ đồ cách tiến hành:

Trồng cây vào rọ, cố định bằng xơ dừa → Đặt rọ vào bình trồng cây → Bổ sung dung dich Knop hoặc dung dịch dinh dưỡng vào bình trồng cây ngập hết bộ rễ (thủy canh) hoặc mức dung dịch để vòi phun sương hoạt động mà không ngập rễ (khí canh) → Đặt bình trồng cây ra ngoài sáng, theo dõi bằng cách đo chiều cao, đếm số lá/ cây sau mỗi 3 ngày (lưu ý: bổ sung dung dịch Knop hoặc dung dịch dinh dưỡng đến mức ban đầu).

+ Ưu điểm: năng suất và chất lượng cao, tiết kiệm diện tích, tiết kiệm nước, tốn ít công chăm sóc, không có có dại, hạn chế sâu bệnh.

Nhược điểm:

    - Loại cây trồng bị hạn chế

    - Chi phí cao, đòi hỏi chuyên môn.

    - Nếu có sâu bệnh sẽ lây lan nhanh.

+ Tùy địa phương, HS trả lời.

 

--------------------Còn tiếp---------------------

Soạn mới giáo án Sinh học 11 KNTT bài 3: Thực hành: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án sinh học 11 kết nối mới, soạn giáo án sinh học 11 kết nối bài Thực hành: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật, giáo án sinh học 11 kết nối

Soạn giáo án sinh học 11 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay