Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung
Năng lực riêng
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: Báo cáo thảo luận:
Bước 4: Kết luận và nhận xét:
Đáp án:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm và vai trò và đặc điểm của cảm ứng ở thực vật
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành 4 nhóm lớn, đưa ra các ví dụ điển hình về các hiện tượng cảm ứng ở thực vật và yêu cầu các nhóm thảo luận phân tích các ví dụ (về tác nhân kích thích, cơ quan bộ phận đáp ứng, vai trò): + Nhóm 1: Cây mọc hướng về ánh sáng + Nhóm 2: Cây trinh nữ cụp lá khi bị va chạm https://www.youtube.com/shorts/6VEqVkdw7oE + Nhóm 3: Tua cuốn cây mướp leo giàn + Nhóm 4: Cây gọng vó bắt mồi - Đồng thời GV yêu cầu HS thảo luận hoàn thành hai nhiệm vụ sau: + Trình bày khái niệm, vai trò và đặc điểm của cảm ứng ở thực vật. + Trả lời câu hỏi Dừng lại và suy ngẫm cuối mục I trang 90. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tìm hiểu thông tin mục I SGK phân tích ví dụ và thảo luận trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện HS trong nhóm báo cáo. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy vào vở. | I. Khái niệm, vai trò và đặc điểm của cảm ứng ở thực vật - Đáp án phân tích ví dụ: + Ví dụ 1: Cây mọc hướng về ánh sáng - Tác nhân: ánh sáng. - Bộ phận đáp ứng kích thích: thân. - Vai trò: Cây lấy ánh sáng để quang hợp → đảm bảo các hoạt động sống diễn ra thuận lợi. + Ví dụ 2: Cây trinh nữ cụp lá khi bị va chạm - Tác nhân: Sự tiếp xúc (va chạm). - Bộ phận đáp ứng kích thích: lá. - Vai trò: bảo vệ. + Ví dụ 3: Tua cuốn cây mướp leo giàn - Tác nhân: Giàn tiếp xúc. - Bộ phận đáp ứng kích thích: tua cuốn - Vai trò: cây vươn lên thu nhận ánh sáng cho quá trình quang hợp. + Ví dụ 4: Cây gọng vó bắt mồi. - Tác nhân: con mồi. - Bộ phận đáp ứng kích thích: lá. - Vai trò: bắt và tiêu hóa con mồi để lấy dinh dưỡng. - Đáp án thảo luận: 1. Khái niệm: HS đọc SGK trang 90. 2. Vai trò: Thực vật thích nghi với điều kiện sống thường xuyên thay đổi của môi trường, đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển bình thường. 3. Đặc điểm: - Diễn ra chậm và khó nhận biết. - Chủ yếu liên quan đến sự thay đổi hàm lượng hormone hoặc sức trương nước của các tế bào. - Đáp án câu hỏi Dừng lại và suy ngẫm trang 90: (1) Trong điều kiện thiếu ánh sáng như khi cây trồng cạnh các tòa nhà cao tầng, thân cây sẽ uốn cong ra phía ngoài (ngược hướng với tòa nhà). (2) Cây trồng cạnh bờ ao, bờ sông… rễ cây mọc hướng về phía nguồn nước. ⇨ Kết luận: - Cảm ứng ở thực vật là sự tiếp nhận và trả lời của thực vật đối với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho thực vật thích ứng với điều kiện sống thường xuyên thay đổi. - Cảm ứng ở thực vật thường diễn ra chậm, khó nhận biết bằng mắt thường, chủ yếu liên quan đến sự thay đổi hàm lượng hormone hay sự thay đổi sức trương nước của các tế bào. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các hình thức cảm ứng và cơ chế cảm ứng ở thực vật
- Mục II.1: HS làm việc nhóm theo kỹ thuật mảnh ghép, tìm hiểu thông tin SGK trang 91 – 94, quan sát hình và trả lời câu hỏi Dừng lại và suy ngẫm trang 95 và báo cáo kết quả thảo luận được.
- Mục II.2: HS làm việc nhóm đôi tìm hiểu thông tin SGK và quan sát hình giải thích các phản ứng vận động của thực vật trong các hình thức hướng động và ứng động.
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành 6 nhóm (phân công nhóm trưởng và thư ký nhóm chuyên gia và nhóm mảnh ghép): *GĐ1: Hình thành nhóm chuyên gia + Nhóm nhỏ 1 & 2 & 3 đọc thông tin và nghiên cứu hình ảnh ở mục 1.a để tìm hiểu các kiểu hướng động và lập bảng trả lời câu hỏi 1 hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 95. + Nhóm nhỏ 4 & 5 & 6 đọc SGK, thảo luận về các kiểu ứng động và lập bảng trả lời câu hỏi 2 hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 95. *GĐ2: Hình thành nhóm mảnh ghép - Sau khi các nhóm nhỏ hoàn thành nhiệm vụ, trưởng nhóm lớn tập trung thành 3 nhóm lớn, lần lượt mỗi nhóm nhỏ sẽ chia sẻ kết quả làm việc của mình. - GV lưu ý các nhóm chia sẻ sau nêu ra các điểm khác biệt trong nội dung mình tìm hiểu so với phần trình bày của nhóm trước đó. - Ở mục II.2, GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi: Tìm hiểu thông tin mục II.2 SGK và giải thích các phản ứng vận động của thực vật trong các hình thức hướng động và ứng động. - GV tổng kết kiến thức bằng việc chiếu video tóm tắt các hình thức cảm ứng ở thực vật: https://www.youtube.com/watch?v=iprpdmcdzIY&t=9s - GV mở rộng kiến thức thông qua hộp Em có biết trang 96. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tìm hiểu thông tin SGK, quan sát hình, thực hiện nhiệm vụ vào bảng nhóm và trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận Mục II.1 - Một nhóm lớn báo cáo kết quả nhóm thảo luận được. - Nhóm khác nhận xét và bổ sung. Mục II.2 - Đại diện một nhóm HS phát biểu. - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy vào vở. | II. Các hình thức cảm ứng và cơ chế cảm ứng ở thực vật - Đáp án câu hỏi hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 95 (bên dưới) - Đáp án cơ chế cảm ứng ở thực vật + Cơ chế hướng động: Sự thay đổi hàm lượng auxin ở hai phía đối diện nhau (so với hướng kích thích) → tốc độ dãn dài không đồng đều giữa các tế bào ở hai phía. + Cơ chế ứng động: - Cơ chế ứng động sinh trưởng: tác nhân kích thích (cơ học, hóa học) làm hoạt hóa các bơm ion (K+, Cl-…) → thay đổi sức trưởng của bộ phận đáp ứng. - Cơ chế ứng động sinh trưởng: tác nhân nhiệt độ, ánh sáng mang tính chu kì (ngày đêm, mùa) tác động lên chồi làm thay đổi tương quan hàm lượng giữa các hormone, gây kích thích hoặc ức chế sinh trưởng của chồi cây, hoặc tác động lên mặt trên và mặt dưới của hoa dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau, làm hoa nở hoặc khép. ⇨ Kết luận: Cảm ứng ở thực vật gồm hai loại: hướng động và ứng động. - Hướng động là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích đến từ một phía. Gồm: hướng sáng, hướng hóa, hướng nước, hướng trọng lực và hướng tiếp xúc. - Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không có hướng (nhiệt độ, chu kì ngày, đêm, chu kì mùa…). Gồm hai loại: ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng. |
-----------------Còn tiếp-----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác