Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung
Năng lực riêng
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: Báo cáo thảo luận:
Bước 4: Kết luận và nhận xét:
Đáp án:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm và vai trò của tập tính
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chiếu một số hình ảnh về tập tính của một số động vật và yêu cầu HS: Quan sát các ví dụ về tập tính của một số động vật dưới đây, cho biết vai trò của các tập tính đó là gì? Từ đó, rút ra khái niệm về tập tính. 1) Chim di cư 2) Hổ săn mồi 3) Nhện giăng tơ 4) Cá ngựa đực đẻ con 5) Chim cánh cụt bơi Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS giơ tay phát biểu. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét và tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy vào vở. | I. Khái niệm và vai trò của tập tính - Đáp án vai trò và khái niệm: + Vai trò của tập tính: ⮚ Làm tăng khả năng sinh tồn của động vật: (2), (3), (5). ⮚ Đảm bảo cho sự thành công sinh sản: (4). ⮚ Cân bằng nội môi: (1). + Khái niệm: SGK mục I.1 trang 115. ⇨ Kết luận: - Tập tính là những hành động của động vật trả lời lại kích thích từ môi trường, đảm bảo cho động vật thích nghi để sinh tồn và phát triển. - Tập tính làm tăng khả năng sinh tồn, tăng sự thành công sinh sản và cân bằng nội môi. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tập tính bẩm sinh và tập tính học được
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành 4 nhóm dạy học theo kỹ thuật mảnh ghép: * GĐ 1: Hình thành nhóm chuyên gia + Nhóm 1 & 2: Tìm hiểu thông tin mục II.1 và trả lời câu 1 hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 117 về tập tính bẩm sinh. + Nhóm 3 & 4: Tìm hiểu thông tin mục II.2 và trả lời câu 1 hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 117 về tập tính học được. * GĐ 2: Hình thành nhóm mảnh ghép - GV tiến hành ghép nhóm 1 với nhóm 3 và nhóm 2 với nhóm 4 để chia sẻ thông tin cho nhau và thảo luận trả lời câu 2 hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 117. - Đồng thời, các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi: Cơ sở của tập tính bẩm sinh và tập tính học được là gì? - GV lưu ý HS khi tìm ví dụ về hai loại tập tính này nên dựa trên mức độ phát triển của hệ thần kinh của động vật và tuổi thọ của chúng: + Ở động vật không xương sống có hệ thần kinh kém phát triển (lưới và chuỗi hạch) tuổi thọ thường ngắn nên không phù hợp cho học tập và rút kinh nghiệm nên hầu hết đều là tập tính bẩm sinh. + Động vật có xương sống có hệ thần kinh phát triển, đặc biệt là Thú và người, tuổi thọ cao thuận lợi cho học tập và rút kinh nghiệm nên có nhiều tập tính học được. - GV đặt vấn đề và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Cho biết tập tính làm tổ của chim là tập tính bẩm sinh hay tập tính học được? Giải thích. - Trên cơ sở đó, GV nhấn mạnh trong nhiều trường hợp khó phân biệt đó là tập tính bẩm sinh hay học được, rất nhiều tập tính của động vật có cả nguồn gốc bẩm sinh và học tập gọi là tập tính hỗn hợp, ví dụ: hổ săn mồi… Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tìm hiểu thông tin SGK, quan sát hình, thảo luận trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện một nhóm HS phát biểu. - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy vào vở. | II. Tập tính bẩm sinh và tập tính học được - Đáp án câu 1 hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 117: + Tập tính bẩm sinh: Kiến thợ tha mồi về tổ → sinh tồn. Ve kêu vào mùa hè → sinh sản. Gấu ngủ đông → cân bằng nội môi, sinh tồn. + Tập tính học được: Chó nghiệp vụ Khỉ đi xe đạp… - Đáp án câu 2 hộp Dừng lại và suy ngẫm (bên dưới). - Đáp án câu hỏi cơ sở của tập tính: + Cơ sở của tập tính bẩm sinh: do gene quy định chuỗi các hành động theo trình tự khi có kích thích → bền vững và có tính di truyền. + Cơ sở của tập tính học được: Sự hình thành mối liên hệ thần kinh mới giữa các neuron. + Tập tính làm tổ của chim vừa mang tính bẩm sinh vừa là do học được từ đồng loại vì hoạt động làm tổ được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài chim, đồng thời cũng học được cách trang trí của chim khác cùng loài hoặc khác loài. ⇨ Kết luận: - Tập tính bẩm sinh là tập tính sinh ra đã có, di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. - Tập tính học được được hình thành trong đời sống cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm. |
Đáp án câu 2 hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 117:
Tập tính bẩm sinh | Tập tính học được |
Sinh ra đã có, mang tính bản năng. | Hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm |
Có tính di truyền. | Không di truyền được. |
Giới hạn về số lượng | Không giới hạn về số lượng |
Đặc trưng cho loài. | Đặc trưng cho cá thể. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu về một số dạng tập tính phổ biến ở động vật
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin mục III SGK và trả lời các câu hỏi hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 119. - GV đặt vấn đề cho HS giải quyết: Ngoài lợi ích thu được, động vật gặp những bất lợi (trả giá) gì khi thực hiện tập tính? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc thông tin SGK, quan sát hình và trả lời các câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS xung phong trả lời. - HS khác nhận xét và bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận thái độ làm việc của các HS. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy vào vở. | III. Một số dạng tập tính phổ biến ở động vật - Đáp án câu hỏi hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 119: + Tập tính kiếm ăn: đảm bảo chất dinh dưỡng cho động vật sinh tồn và phát triển. + Tập tính bảo vệ lãnh thổ: bảo vệ được nguồn thức ăn, nơi ở và nơi sinh sản. + Tập tính sinh sản: đảm bảo truyền lại bộ gene cho thế hệ sua, duy trì sự tồn tại của loài. + Tập tính di cư: tránh được khí hậu khắc nghiệt (lạnh giá, nhiệt độ môi trường quá cao, khô hạn…), thiếu thức ăn hoặc tìm được môi trường phù hợp cho sinh sản. VD: cá hồi di cư về đầu nguồn sông để sinh sản… + Tập tính xã hội: tăng hiệu quả săn mồi (ở sư tử, chó sói, cá heo…), báo động, tự vệ tránh kẻ săn mồi (hươu, nai, ngựa vằn…), xây dựng tổ và bảo vệ tổ (ong, kiến…). - Đáp án câu hỏi mở rộng: + Tập tính kiếm ăn: tiêu tốn năng lượng cho kiếm ăn và nguy cơ bị thương hoặc bị ăn thịt. + Tập tính bảo vệ lãnh thổ: tiêu tốn năng lượng cho tuần tra bảo vệ lãnh thổ; đe dọa hoặc đánh nhau với kẻ xâm nhập lãnh thổ, gây thương tích… + Tập tính di cư: tiêu tốn năng lượng khi di cư, gặp nhiều nguy hiểm trên đường đi. VD: cá hồi di cư bị gấu bắt ăn thịt, điều kiện thời tiết bất lợi như mưa gió, giông bão… + Tập tính xã hội: thức ăn kiếm được phải chia cho nhiều thành viên trong đàn; dễ lây lan bệnh truyền nhiễm; cạnh tranh cao… ⇨ Kết luận: - Một số dạng tập tính: kiếm ăn, bảo vệ lãnh thổ, di cư, sinh sản, tập tính xã hội. |
----------------Còn tiếp-----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác