Soạn mới giáo án Sinh học 11 KNTT bài 6: Hô hấp ở thực vật

Soạn mới Giáo án sinh học 11 KNTT bài Hô hấp ở thực vật. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 6. HÔ HẤP Ở THỰC VẬT

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm và phân tích được vai trò của hô hấp ở thực vật.
  • Trình bày được sơ đồ các giai đoạn của hô hấp ở thực vật.
  • Phân tích được ảnh hưởng của các điều kiện môi trường đến hô hấp ở thực vật.
  • Vận dụng được những hiểu biết về hô hấp giải thích các vấn đề thực tiễn.
  • Phân tích được mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực tự học – tự chủ: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi tìm hiểu khái quát về hô hấp ở thực vật.
  • Năng lực hợp tác và giao tiếp: Xác định nội dung hợp tác nhóm, trao đổi, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập về các con đường hô hấp ở thực vật.
  • Năng lực vận dụng và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các vấn đề trong tự nhiên và ứng dụng thực tiễn của hô hấp trong cuộc sống thường ngày.

Năng lực riêng

  • Năng lực nhận thức kiến thức sinh học: Nêu được khái niệm và phân tích được vai trò của hô hấp ở thực vật; Trình bày được sơ đồ các giai đoạn của hô hấp ở thực vật;;; Phân tích được mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp.
  • Năng lực tìm tòi và khám phá thế giới sống: Phân tích được ảnh hưởng của các điều kiện môi trường đến hô hấp ở thực vật.
  • Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn: Vận dụng được những hiểu biết về hô hấp giải thích các vấn đề thực tiễn.
  1. Phẩm chất
  • Tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Trung thực, trách nhiệm trong nghiên cứu và học tập, quan tâm đến nhiệm vụ của nhóm.
  • Có ý thức hoàn thành tốt các nội dung thỏa thuận trong môn học.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập, nghiên cứu. Có tình yêu với thiên nhiên nói chung và thực vật nói riêng.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT sinh học 11, máy tính, máy chiếu, giấy A3, bút dạ màu.
  • Tranh, ảnh và video khái quát về về mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp ở thực vật, các con đường hô hấp ở thực vật. Hình ảnh video minh họa ứng dụng của hô hấp trong bảo quản nông sản và trồng trọt (kho bảo quản gạo, hoa quả, bảo quản rau trong tủ lạnh, phơi khô các loại hạt, người dân cày bừa, làm cỏ, sục bùn,…).
  • Phiếu học tập:

PHIẾU HỌC TẬP

Bài 6. Hô hấp ở thực vật

Câu 1: Hô hấp ở thực vật là gì? Diễn ra ở bào quan nào? Viết phương trình tổng quát của hô hấp hiếu khí.

..................................................................................................................

..................................................................................................................

Câu 2: Trình bày vai trò của hô hấp ở thực vật.

..................................................................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

Câu 3: Đọc thông tin phần II.1 và II.2 SGK trang 38 – 40 và hoàn thành đặc điểm các con đường hô hấp ở thực vật

a) Con đường hô hấp hiếu khí

Nội dung

Đường phân

Oxi hóa pyruvic acid và chu trình Krebs

Chuỗi truyền electron

Nơi diễn ra

 

 

 

Nguyên liệu

 

 

 

Sản phẩm

 

 

 

Số ATP hình thành

 

 

 

Tổng số ATP được hình thành ở con đường hô hấp hiếu khí là                         

b) Con đường lên men

Nội dung

Đường phân

Lên men

Nơi diễn ra

 

 

Nguyên liệu

 

 

Sản phẩm

 

 

Số ATP hình thành

 

 

Tổng số ATP được hình thành ở con đường lên men là                                    

Câu 4: Ảnh hưởng của các yếu tố đến hô hấp ở thực vật

Yếu tố ảnh hưởng

Cơ sở khoa học

Ảnh hưởng đối với thực vật

Nước

 

 

 

Nhiệt độ

 

 

 

Hàm lượng O2

 

 

 

Hàm lượng CO2

 

 

 

Câu 5: Nêu những ứng dụng của hô hấp ở thực vật vào thực tiễn và giải thích cơ sở khoa học của ứng dụng đó.

..................................................................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

Câu 6: Quan sát hình 6.2 SGK trang 42, hãy phân tích mối quan hệ giữa 2 quá trình quang hợp và hô hấp ở thực vật.

..................................................................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

  1. Đối với học sinh
  • SHS sinh học 11 kết nối tri thức.
  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Đưa ra các nội dung thú vị gần gũi với thực tế để khơi gợi hứng thú học tập.
  3. Nội dung: HS xem video khái quát chứng minh sự hô hấp ở thực vật , trả lời câu hỏi mở đầu có nội dung liên quan đến bài học.
  4. Sản phẩm: Đáp án cho câu hỏi mở đầu.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • GV đưa ra câu hỏi mở đầu cho HS: Quan sát video sau đây, dựa vào hiểu biết của em hãy giải thích hiện tượng xảy ra?

https://www.youtube.com/watch?v=kI9ayoxOPZ8

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS quan sát và trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo thảo luận:

  • Các HS xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

Đáp án:

  • COtừ thực vật thoát ra làm nước vôi trong bị vẩn đục → Chứng tỏ có sự hô hấp ở thực vật.
  • GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Vậy quá trình hô hấp ở thực vật diễn ra như thế nào? Hô hấp ở thực vật đóng vai trò gì đối với thực vật và con người? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài 6. Hô hấp ở thực vật.”
  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về hô hấp ở thực vật

  1. Mục tiêu: Nêu được khái niệm và phân tích được vai trò của hô hấp ở thực vật.
  2. Nội dung: HS hoạt động nhóm đôi đọc mục I SGK trang 38, quan sát hình 6.2 trang 42, trả lời câu hỏi và điền vào phiếu học tập.
  3. Sản phẩm: Đáp án phiếu học tập câu 1, 2.
  4. Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

-  GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK trang 38, trả lời câu hỏi 1 trong phiếu học tập.

- GV yêu cầu HS quan sát hình 6.2 SGK trang 42: Như vậy, hô hấp và quang hợp có mối quan hệ với nhau. Dựa vào đó, hãy viết phương trình tổng quát (PTTQ) của hô hấp.

- Nếu HS phát hiện ra hô hấp thì có thể diễn ra trong điều kiện có hoặc ko có O(hô hấp hiếu khí và lên men), GV sẽ đặt câu hỏi: Hình thức hô hấp nào là chủ yếu?

- Nếu HS chưa phát hiện ra, GV có thể gợi ý từ những hiện tượng hô hấp hiếu khí xảy ra phổ biến trong thực tiễn (rễ, hạt đang nảy mầm…).

- GV có thể nhấn mạnh với HS: Năng lượng được tạo ra trong hô hấp ở hai dạng là ATP và nhiệt năng.

- Từ PTTQ và những hiểu biết của HS, GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm nhỏ (cùng bàn) để phân tích và trình bày được vai trò của hô hấp, sau đó cá nhân hoàn thành câu 1 và 2 trong phiếu học tập của mình.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi.

- HS hoàn thành câu hỏi 1 và 2 trong phiếu học tập của mình.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. Khái quát về hô hấp ở thực vật

- Đáp án câu 1 phiếu học tập:

+ Hô hấp là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp, phổ biến là carbohydrate thành các chất đơn giản, đồng thời tạo ra ATP và nhiệt năng.

+ Hô hấp diễn ra ở tế bào chất và ti thể

+ PTTQ: SGK trang 38.

- Hô hấp hiếu khí là hình thức hô hấp chủ yếu ở thực vật.

- Đáp án câu 2 phiếu học tập:

Phần I.2 SGK trang 38.

⇨     Kết luận:

- Hô hấp là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp tạo thành các chất đơn giản, đồng thời tạo ra ATP và nhiệt năng.

- Hô hấp tạo ra năng lượng để duy trì nhiệt độ cho cơ thể và sử dụng cho các hoạt động sống của cây.

- Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian cung cấp nguyên liệu cho quá trình tổng hợp các hợp chất hữu cơ khác trong cơ thể.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các con đường hô hấp ở thực vật                            

  1. Mục tiêu: Trình bày được sơ đồ các giai đoạn của hô hấp ở thực vật.
  2. Nội dung: HS hoạt động nhóm, đọc thông tin phần II SGK trang 38 – 40, quan sát hình 6.1 thảo luận về các giai đoạn, nơi diễn ra, nguyên liệu và sản phẩm của mỗi con đường hô hấp, điền nội dung vào bảng nhóm, báo cáo kết quả và hoàn thành câu 3 trong phiếu học tập.
  3. Sản phẩm: Đáp án câu 3 phiếu học tập và câu hỏi của GV.
  4. Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV chia lớp thành 4 nhóm, tìm hiểu nội dung thông tin SGK phần II trang 38 – 40, dựa vào câu 3 phiếu học tập thảo luận và điền vào bảng nhóm bằng cách thức như sau:

+ Nhóm 1: Câu 3a – báo cáo bằng bảng nhóm.

+ Nhóm 2: Câu 3b – báo cáo bằng bảng nhóm.

+ Nhóm 3: Câu 3a – báo cáo bằng sơ đồ tư duy.

+ Nhóm 4: Câu 3b – báo cáo bằng sơ đồ tư duy

- GV lưu ý HS hiểu khái niệm đường phân, sản phẩm của đường phân và nơi diễn ra, yêu cầu các nhóm trả lời các câu hỏi:

Cho biết con đường hô hấp hiếu khí và lên men có chung pha nào?

+ Quá trình phân giải pyruvate phụ thuộc vào yếu tố nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS làm việc nhóm, nghiên cứu nội dung bài học và trả lời câu hỏi, hoàn thành bảng nhóm và phiếu học tập.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào phiếu học tập và vở.

- GV mở rộng kiến thức về hô hấp sáng qua hộp Em có biết SGK trang 43.

II. Các con đường hô hấp ở thực vật

Đáp án câu 3 phiếu học tập (ở bên dưới).

- Đáp án câu hỏi các nhóm:

+ Đường phân là pha phân giải chung của hiếu khí và lên men.

+ Tùy thuộc vào điều kiện có Ohay không có Omà quá trình phân giải pyruvate sẽ diễn ra ở đâu và theo con đường nào tiếp theo.

⇨     Kết luận:

- Hô hấp hiếu khí là con đường phổ biến ở thực vật xảy ra trong điều kiện có O2, gồm 3 giai đoạn là đường phân, chu trình Krebs và chuỗi truyền electron.

→ Năng lượng thu được khi phân giải hiếu khí 1 phân tử glucose là 30 – 32 ATP.

- Lên men diễn ra trong điều kiện môi trường thiếu O2, gồm 2 giai đoạn là đường phân và lên men.

→ 1 phân tử glucose chỉ thu được 2 ATP.

Đáp án câu 3a phiếu học tập

Nội dung

Đường phân

Oxi hóa pyruvic acid và chu trình Krebs

Chuỗi truyền electron

Nơi diễn ra

Tế bào chất

Chất nền ti thể

Màng trong ti thể

Nguyên liệu

Glucose, ADP, NAD+, Pi

Pyruvate, ADP, NAD+, FAD, Pi

NADH, FADH2, ADP, Pi, O2

Sản phẩm

Pyruvate, ATP, NADH

ATP, NADH, FADH2, CO2

ATP, H2O, NAD+, FAD

Số ATP hình thành

2 ATP

2 ATP

26 – 28 ATP

Tổng số ATP được hình thành ở con đường hô hấp hiếu khí là 30 – 32 ATP.

Đáp án câu 3b phiếu học tập

Nội dung

Đường phân

Lên men

Nơi diễn ra

Tế bào chất

Tế bào chất

Nguyên liệu

Glucose, ADP, NAD+, Pi

Pyruvate

Sản phẩm

Pyruvate, ATP, NADH

Ethanol hoặc Lactate

Số ATP hình thành

2 ATP

0

Tổng số ATP được hình thành ở con đường lên men là 2 ATP.

Hoạt động 3: Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật

  1. Mục tiêu: Phân tích được ảnh hưởng của các điều môi trường đến hô hấp ở thực vật.
  2. Nội dung: HS hoạt động nhóm để hình thành kiến thức phần III, đọc thông tin, phân tích bảng 6.1, nêu ảnh hưởng của các yếu tố: nước, nhiệt độ, hàm lượng O2 và CO2 đến hô hấp ở thực vật, đồng thời trả lời câu hỏi trong hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 41 và các nhóm báo cáo theo kĩ thuật phòng tranh
  3. Sản phẩm: Đáp án câu 4 phiếu học tập và mục Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 41.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 4 nhóm phân công nhiệm vụ:

+ Nhóm 1: Nước.

+ Nhóm 2: Nhiệt độ.

+ Nhóm 3: Hàm lượng O2.

+ Nhóm 4: Hàm lượng CO2.

- GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin SGK trang 40 – 41, phân tích bảng 6.1, trình bày cơ sở khoa học, ảnh hưởng đến thực vật của các yếu tố môi trường vào bảng nhóm.

- Mỗi nhóm cử 1 HS ở lại làm nhiệm vụ trình bày sản phẩm của nhóm, Các HS khác đóng vai khách tham quan đi nghe trình bày lần lượt tại các bức tranh của nhóm khác, đặt câu hỏi và hoàn thiện vào phiếu học tập của mình.

- GV gợi ý các nhóm HS đặt câu hỏi cho nhóm báo cáo:

+ Khi điều kiện thời tiết khô hạn, quá trình hô hấp ở thực vật bị ảnh hưởng như thế nào?

+ Dựa vào bảng 6.1, ảnh hưởng của nhiệt độ đến ba loại hạt ngô, lúa, dưa hấu như thế nào?

+ Tại sao nhiều loài thực vật (ngô, tulip…) chỉ có thể sống trong điều kiện môi trường đất thoáng khí và thoát nước tốt?

+ Tại sao nồng độ CO2 trong không khí tăng lên khoảng 35% so với mức bình thường thì hầu hết các loại hạt giống bị mất khả năng nảy mầm?

- GV yêu cầu các nhóm trả lời câu hỏi mục Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 41.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ được phân công, trình bày sản phẩm của nhóm và hoàn thành câu 4 phiếu học tập.

Bước 3: Thảo luận và báo cáo

HS báo cáo theo nhóm.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi.

Bước 4: Nhận xét và đánh giá

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở và trả lời câu hỏi vào phiếu học tập.

III. Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật

- Đáp án câu 4 phiếu học tập (ở bên dưới)

- Đáp án câu hỏi gợi ý cho các nhóm:

+ Nước tham gia trực tiếp vào quá trình thủy phân tinh bột thành glucose – nguyên liệu trực tiếp của quá trình hô hấp. → Thiếu nước, hô hấp giảm.

+ Giới hạn nhiệt độ của ngô: 8 – 45◦C.

Lúa: 10 - 50◦C.

Dưa hấu: 12 - 40◦C.

Trong giới hạn này, nhiệt độ tăng thúc đẩy sự nảy mầm, tạo năng lượng cung cấp cho các giai đoạn tiếp theo.

Nhiệt độ môi trường tăng cao (trên giới hạn) làm mất hoạt tính enzyme hô hấp.

→ Hạt không nảy mầm được.

+ Vì nếu trồng ở môi trường đất nén chặt hoặc thoát nước kém → thiếu oxy.

→ Hoạt động hô hấp bị giảm, chuyển sang lên men dẫn đến không đủ năng lượng cho các hoạt động của cây, có thể chết cây.

+ Vì hàm lượng CO2 cao trong môi trường sẽ làm cho phản ứng chuyển dịch theo chiều nghịch và hô hấp bị ức chế dẫn đến hạt mất khả năng nảy mầm.

- Đáp án câu hỏi 1 mục Dừng lại và suy ngẫm trang 41:

Các hạt khô đang ở trạng thái ngủ, nghỉ có hàm lượng nước rất thấp, khi hạt hút nước thì cường độ hô hấp tăng nhanh → hạt nảy mầm.

- Đáp án câu hỏi 2 mục Dừng lại và suy ngẫm:

Câu 4 phiếu học tập.

⇨     Kết luận:

Hô hấp chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố môi trường như nhiệt độ, nước, hàm lượng CO2

Đáp án câu 4 phiếu học tập

Yếu tố ảnh hưởng

Cơ sở khoa học

Ảnh hưởng đối với thực vật

Nước

- Dung môi, môi trường cho các phản ứng xảy ra.

- Hoạt hóa các enzyme hô hấp.

Hạt khô trạng thái ngủ, nghỉ có hàm lượng nước thấp → khi hút nước, hô hấp tăng nhanh → hạt nảy mầm.

Nhiệt đô

Tác động đến hoạt động của các enzyme hô hấp → ảnh hưởng đến cường độ hô hấp.

Trong giới hạn nhất định:

Nhiệt độ tăng → cường độ hô hấp tăng

→ hạt nảy mầm, tạo năng lượng cho các giai đoạn tiếp theo.

Hàm lượng O2

Nguyên liệu của hô hấp.

- Tham gia vào con đường hô hấp hiếu khí tạo năng lượng

- Nếu hàm lượng O2 giảm dưới 5% → lên men → không đủ năng lượng, cây chết.

Hàm lượng CO2

Sản phẩm của hô hấp.

Hàm lượng CO2 cao → ức chế hô hấp hiếu khí, chuyển sang lên men

→ tạo sản phẩm độc, gây hại cho cây trồng.

-----------------Còn tiếp------------------

Soạn mới giáo án Sinh học 11 KNTT bài 6: Hô hấp ở thực vật

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án sinh học 11 kết nối mới, soạn giáo án sinh học 11 kết nối bài Hô hấp ở thực vật, giáo án sinh học 11 kết nối

Soạn giáo án sinh học 11 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay