Soạn mới giáo án Sinh học 11 KNTT bài 14: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật

Soạn mới Giáo án sinh học 11 KNTT bài Khái quát về cảm ứng ở sinh vật. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 14. KHÁI QUÁT VỀ CẢM ỨNG Ở SINH VẬT

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật.
  • Trình bày được vai trò và cơ chế cảm ứng ở sinh vật.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực tự học – tự chủ: Thông qua các hoạt động tự đọc sách, tóm tắt được nội dung về cảm ứng ở sinh vật, tự trả lời các câu hỏi ở mục Dừng lại và suy ngẫm.
  • Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Thông qua viết tóm tắt, trả lời câu hỏi về cảm ứng.

Năng lực riêng

  • Năng lực nhận thức kiến thức sinh học: Phat biểu được khái niệm bài tiết và trình bày vai trò của bài tiết; Trình bày được vai trò của thận trong bài tiết và cân bằng nội môi; Nêu được khái niệm nội môi, cân bằng nội môi và giải thích được cơ chế chung điều hòa cân bằng nội môi; Nêu được một số cơ quan tham gia điều hòa cần bằng nội môi và một số hằng số nội môi.
  • Năng lực tìm tòi và khám phá thế giới sống: Trình bày được các biện pháp bảo vệ thận và các biện pháp phòng chống một số bệnh về hệ tiết niệu như suy thận, sỏi thận…
  • Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn: Nêu được tầm quan trọng của xét nghiệm định kì các chỉ số sinh hóa liên quan đến cân bằng nội môi và giải thích được kết quả xét nghiệm.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: Chủ động tìm hiểu những nội dung liên quan đến cảm ứng ở sinh vật.
  • Trung thực và trách nhiệm: Thực hiện đúng các nhiệm vụ được phân công.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT sinh học 11, máy tính, máy chiếu.
  • Tranh ảnh hoặc tập tin (file) về cảm ứng ở sinh vật.
  1. Đối với học sinh
  • SHS sinh học 11 kết nối tri thức.
  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Đưa ra các nội dung thú vị gần gũi với thực tế để khơi gợi hứng thú học tập.
  3. Nội dung: HS trả lời câu hỏi phần mở đầu.
  4. Sản phẩm: Đáp án cho câu hỏi mở đầu.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • GV đưa ra một vài ví dụ về cảm ứng ở sinh vật và đặt vấn đề:

Trời nóng, chó thè lưỡi

Nếu sinh vật không phản ứng kịp thời đối với kích thích đến từ môi trường thì sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo thảo luận:

  • Các HS xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

Đáp án:

  • Sinh vật không thể thích ứng được với những thay đổi của môi trường, gây ảnh hưởng đến các hoạt động sống, thậm chí là chết.
  • GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Sự phản ứng kịp thời của sinh vật đối với những thay đổi của môi trường đóng vai trò rất quan trọng. Vậy cơ chế của các phản ứng này là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài 14. Khái quát về cảm ứng ở sinh vật.
  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm và vai trò của cảm ứng

  1. Mục tiêu: Phát biểu được khái niệm và vai trò của cảm ứng ở sinh vật.
  2. Nội dung: HS làm việc độc lập, đọc thông tin mục I trang 88, quan sát hình 14.1 và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm: Đáp án câu hỏi về khái niệm và vai trò của cảm ứng ở sinh vật.
  4. Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

-  GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I SGK, quan sát hình 14.1 và trả lời các câu hỏi sau:

+ Cảm ứng là gì? Cho ví dụ.

+ So sánh cảm ứng của thực vật và cảm ứng ở động vật.

- Dựa trên những hiểu biết về cảm ứng và thực tiễn, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi hộp Dừng lại và suy ngẫm mục I trang 89, từ đó rút ra vai trò chung của cảm ứng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS đọc SGK, quan sát và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS giơ tay phát biểu

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV nhận xét kết quả và tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu ghi chép vào vở.

I. Khái niệm và vai trò của cảm ứng

+ Cảm ứng là sự tiếp nhận và phản ứng của sinh vật đối với những thay đổi của môi trường, đảm bảo cho sinh vật thích ứng với môi trường sống.

+ Ví dụ: lá cây trinh nữ cụp lại khi bị chạm phải, mèo xù lông khi trời rét…

+ So sánh cảm ứng thực vật và cảm ứng ở động vật:

So sánh

Cảm ứng ở thực vật

Cảm ứng ở động vật

Giống nhau

Đều là cảm ứng ở sinh vật.

Khác nhau

- Diễn ra chậm, khó nhận thấy.

- Biểu hiện bằng các vận động dinh dưỡng hoặc sinh trưởng mọc chồi cây theo mùa.

- Diễn ra nhanh, đa dạng.

- Thay đổi tùy thuộc vào bộ phận phụ trách cảm ứng.

Câu hỏi hộp Dừng lại và suy ngẫm mục I trang 89:

- Ngọn cây mọc về phía nguồn sáng giúp cây nhận đủ ánh sáng, đảm bảo cho quá trình quang hợp.

- Tay rụt nhanh lại khi lỡ chạm vào bàn là còn nóng giúp tay tránh bị tổn thương do nhiệt độ cao.

→ Vai trò của cảm ứng: Sinh vật thích nghi với những thay đổi của môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

⇨     Kết luận:

- Cảm ứng là sự tiếp nhận và phản ứng của sinh vật đối với những thay đổi của môi trường, đảm bảo cho sinh vật thích ứng với môi trường sống.

-------------------Còn tiếp-------------------

Soạn mới giáo án Sinh học 11 KNTT bài 14: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án sinh học 11 kết nối mới, soạn giáo án sinh học 11 kết nối bài Khái quát về cảm ứng ở sinh vật, giáo án sinh học 11 kết nối

Soạn giáo án sinh học 11 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay