Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung
Năng lực riêng
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
+ Cho biết vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh vật là gì?
+ Vì sao cây sinh trưởng và phát triển kém khi không được cung cấp đủ nước và muối khoáng?
+ Làm thế nào để cây sinh trưởng và phát triển thuận lợi?
Cây không được cung cấp đủ nước, khoáng và cây được cung cấp đủ nước, khoáng
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: Báo cáo thảo luận:
Bước 4: Kết luận và nhận xét:
Đáp án:
- Sinh vật trao đổi chất với môi trường, chuyển hóa thành năng lượng phục vụ cho các hoạt động sống của chúng.
- Thực vật cần lấy nước và chất khoáng từ môi trường, cung cấp cho quá trình tạo chất sống của cơ thể, hình thành tế bào, cơ quan, cơ thể, đồng thời tích lũy giải phóng năng lượng phục vụ cho các hoạt động sống. Vì vậy, thiếu nước và khoáng cây sinh trưởng và phát triển kém, thậm chí gây khô héo, chết cây.
- Để cây sinh trưởng và phát triển thuận lợi cần cung cấp nước và khoáng hợp lí.
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của nước và chất khoáng
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS quan sát lại hình ảnh trong hoạt động mở đầu và trả lời câu hỏi 1 mục Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 15. - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK trang 10 về vai trò của một số nguyên tố khoáng thiết yếu đối với thực vật, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi các câu hỏi sau: - Hãy xác định các triệu chứng dưới đây thiếu nguyên tố khoáng gì? - Nguyên tố khoáng đó đóng vai trò gì trong cây? - Nguyên tố khoáng thiết yếu là gì? Vai trò chính của các nguyên tố khoáng thiết yếu là gì? a) b) c) d) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát và thảo luận nhóm đôi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | I. Vai trò của nước và chất khoáng - Đáp án câu hỏi 1 mục Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 15: Vai trò của nước: + Là thành phần cấu tạo của tế bào. + Là dung môi hòa tan các chất, tham gia vào quá trình vận chuyển các chất trong cây. + Là nguyên liệu, môi trường của các phản ứng sinh hóa. + Điều hòa nhiệt độ. - Đáp án câu hỏi thảo luận: + Hình a: thiếu Phosphorus (P) Hình b: thiếu Potassium (K) Hình c: thiếu Magnesium (Mg) Hình d: thiếu Zinc (Zn). + Vai trò của các nguyên tố trên: bảng 2.1 SGK trang 10. + Nguyên tố khoáng thiết yếu là những nguyên tố mà thiếu chúng cây sẽ không hoàn thành được chu kỳ sống của mình. + Vai trò chính của các nguyên tố khoáng thiết yếu: - Cấu trúc thành phần của tế bào. - Điều tiết các quá trình sinh lí. ⇨ Kết luận: - Nước, chất khoáng là những chất dinh dưỡng của thực vật. - Quá trình dinh dưỡng thực vật là quá trình hấp thụ nước, chất khoáng và đồng hóa chúng thành chất sống. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình trao đổi nước và khoáng ở thực vật
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành 6 nhóm dạy học theo kỹ thuật mảnh ghép: *GĐ1: Hình thành nhóm chuyên gia + Nhóm 1, 2: Đọc thông tin mục II.1, quan sát hình 2.3 và 2.4 tìm hiểu về sự hấp thụ nước và khoáng ở rễ. + Nhóm 3, 4: Đọc thông tin mục II.2, quan sát hình 2.5 và 2.6 tìm hiểu về sự vận chuyển nước và các chất trong thân. + Nhóm 5, 6: Đọc thông tin mục II.3, quan sát hình 2.7 tìm hiểu về sự thoát hơi nước ở lá. *GĐ2: Hình thành nhóm mảnh ghép - Giáo viên tiến hành ghép thành 2 nhóm: Nhóm mảnh ghép 1 (nhóm 1, 3, 5) và Nhóm mảnh ghép 2 (nhóm 2, 4, 6) để các nhóm trao đổi, chia sẻ thống nhất thông tin. - Các nhóm mảnh ghép quan sát video https://www.youtube.com/watch?v=QqUknAtE8Z8 và thảo luận trả lời câu hỏi 2 và 4 mục Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 15. - Đồng thời các nhóm mảnh ghép hoàn thành phiếu học tập số 1 (câu hỏi 3 mục Dừng lại và suy ngẫm). Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS làm việc nhóm, nghiên cứu nội dung bài học và trả lời câu hỏi, hoàn thành phiếu học tập. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | II. Quá trình trao đổi nước và khoáng ở thực vật - Đáp án câu hỏi câu hỏi 2 mục Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 15: + Hấp thụ nước theo cơ chế thẩm thấu: Dịch tế bào biểu bì lông hút ưu trương so với dich trong đất => Nước di chuyển từ đất vào tế bào lông hút. + Hấp thụ khoáng ở tế bào lông hút theo 2 cơ chế: thụ động và chủ động. Cơ chế thụ động: chất khoáng đi từ Đất (nồng độ cao) → Rễ (nồng độ thấp). Cơ chế chủ động: chất khoáng đi từ (cần năng lượng) Đất (nồng độ thấp) → Rễ (nồng độ cao). + Để nhận biết triệu chứng thiếu khoáng ở cây trồng: quan sát màu lá, hình dạng quả, thân (ví dụ mục I). - Đáp án câu hỏi câu hỏi 3 mục Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 15 (bảng bên dưới) - Đáp án câu hỏi câu hỏi 4 mục Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 15: + Thực vật điều tiết quá trình thoát hơi nước thông qua: ánh sáng và stress. ⇨ Kết luận: - Hoạt động trao đổi nước ở thực vật diễn ra theo ba giai đoạn kế tiếp nhau gồm: + Hấp thụ nước ở hệ rễ + Vận chuyển nước ở thân + Thoát hơi nước ở lá - Nguyên tố khoáng hòa tan trong nước => Quá trình trao đổi khoáng đi kèm với trao đổi nước. |
Phiếu học tập số 1 (câu hỏi 3 mục Dừng lại và suy ngẫm)
Giai đoạn | Cơ quan thực hiện | Con đường | Vai trò |
Hấp thụ nước và khoáng | Rễ | - Gian bào - Tế bào chất | Cung cấp nguồn nước và chất dinh dưỡng cho cây trồng. |
Vận chuyển nước và khoáng | Thân | - Xylem (mạch gỗ) - Phloem (mạch rây) | - Cung cấp các chất khoáng cho các bộ phận của cây. - Vận chuyển nước đến lá, làm nguyên liệu cho quang hợp. - Vận chuyển các chất đồng hóa từ lá đến các cơ quan đích hay cơ quan dự trữ. |
Thoát hơi nước | Lá | - Qua bề mặt lá (cutin) - Qua khí khổng | - Tạo lực hút kéo nước và chất hòa tan theo một chiều từ rễ lên lá. - Khí khổng mở tạo điều kiện để CO2 từ môi trường khuếch tán vào lá, cung cấp nguyên liệu cho quang hợp. - Làm giảm nhiệt độ bề mặt lá. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu dinh dưỡng nitrogen
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV dùng phương pháp vấn đáp, quan sát yêu cầu HS: Quan sát hình 2.8 SGK và nhận xét sự khác nhau về màu sắc lá, hình thái bên ngoài và kích thích cây trong hình a và b. Từ đó, nêu vai trò của nguyên tố nitrogen với thực vật. - GV giao nhiệm vụ cho HS: Quan sát hình 2.9, phân tích hình và thông tin ở mục III.2 trả lời các câu hỏi sau: + Nitrogen tồn tại ở những dạng nào? Ở đâu? + Thực vật hấp thụ nitrogen ở dạng nào? + Những con đường nào tạo ra nguồn nitrogen mà cây dễ hấp thụ? - GV đưa ra vấn đề: và cây hấp thụ vào được biến đổi như thế nào để tại thành các chất hữu cơ chứa nitrogen? Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi hoàn thành phiếu học tập số 2 sau đây:
- Đồng thời các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi 1 mục Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 17.
| III. Các giai đoạn chuyển hóa năng lượng trong sinh giới - Đáp án câu hỏi nhiệm vụ 1: Chậu a: xuất hiện vàng lá ở lá trưởng thành, lá nhỏ, cây thấp kém phát triển. Chậu b: lá xanh, kích thước lá lớn, cây sinh trưởng và phát triển tốt. => Vai trò của nitrogen: + Vai trò cấu trúc: thành phần của các hợp chất hữu cơ (protein, diệp lục…). + Vai trò điều tiết: tham gia cấu tạo enzyme, hormone thực vật… → điều tiết sinh trưởng và phát triển của thực vật. - Đáp án câu hỏi nhiệm vụ 2: + Trong tự nhiên, nitrogen tồn tại ở dạng tự do (N2 trong khí quyển) và dạng hợp chất (vô cơ, hữu cơ). + Thực vật hấp thụ nitrogen ở dạng vô cơ ( và ). + Những con đường tạo ra nguồn nitrogen cây dễ hấp thụ: - Con đường cố định N2 nhờ VSV. - Sự phân giải chất hữu cơ. - Phân bón.
|
------------------Còn tiếp-------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác