Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 22. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung
Năng lực sinh học
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
“Quá trình một tế bào hợp tử phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh diễn ra như thế nào?”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: Báo cáo thảo luận:
Bước 4: Kết luận và nhận xét:
Đáp án:
Hợp tử lớn lên và phát triển thành phôi và cơ thể nhờ có quá trình nguyên phân rất nhiều lần để hình thành một khối các tế bào gọi là phôi.
Sau đó mỗi nhóm tế bào của phôi được phân hóa (biệt hóa) để phát triển thành một bộ phận hoặc một cơ quan của cơ thể cũng nhờ hình thức nguyên phân.
GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Các em vừa nêu ra các phương án trả lời cho câu hỏi khởi động. Để tìm hiểu thêm kiến thức về sinh trưởng và phát triển ở động vật thì chúng ta cùng nghiên cứu Bài 22: Sinh trưởng và phát triển ở động vật”
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm và các giai đoạn sinh trưởng, phát triển ở động vật.
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, nghiên cứu SGK đọc các thông tin mục I, sau đó tóm tắt lại các đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở động vật. - GV yêu cầu HS cho biết: Giai đoạn phôi và hậu phôi diễn ra ở đâu? - HS thảo luận nhóm trả lời CH thực tiễn: Quá trình phát triển phôi thai ở người có thể bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài nào? Hậu quả có thể xảy ra? - GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS nghiên cứu SGK, suy nghĩ, trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - 2 - 3 HS phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận, thái độ làm việc của các HS. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | I. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN 1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của động vật thế hiện qua: + Tốc độ sinh trưởng và phát triển của cơ thế không đều theo thời gian. + Tốc độ sinh trưởng và phát triển ở các phấn khác nhau của cơ thế không giống nhau. + Các cơ quan, hệ cơ quan của phôi thai phát triển theo thời gian khác nhau. + Thời gian sinh trưởng và phát triển đạt đến kích thước tối đa là khác nhau ở các loài động vật. 2. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển a) Giai đoạn phôi: - Ở động vật đẻ trứng, giai đoạn phôi diễn ra trong trứng đã thụ tinh; - Ở động vật đẻ con, giai đoạn phôi diễn ra trong cơ thể mẹ. - Gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau: phân cắt → phôi nang → phôi vị → tạo cơ quan. b) Giai đoạn hậu phôi: - Diễn ra sau khi trứng nở hoặc sau khi con sinh ra → diễn ra ngoài môi trường. - Có thể là phát triển qua biến thái hoặc phát triển không qua biến thái. Trả lời câu hỏi thảo luận - Cơ thể người mẹ mang thai không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng hoặc lạm dụng một số chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá làm phôi thai phát triển kém, trẻ sinh ra nhẹ cân, sức sống kém. - Sử dụng một số loại thuốc chữa bệnh mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ, bị mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (lâu, giang mai....) có thể dẫn đến phôi thai phát triển không bình thường, dị tật, thậm chí thai chết. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về hình thức phát triển
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK nêu tiêu chí để phân biệt các hình thức phát triển ở động vật. - HS thảo luận nhóm đôi, trả lời Câu hỏi Dừng lại và suy ngẫm trang 148. 1. Phân biệt phát triển không qua biến thái và phát triển qua biến thái, phát triển qua biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn. 2. Kẻ bảng vào vở theo mẫu sau, điền ít nhất tên 10 loài động vật vào bảng và đánh dấu x vào kiểu biến thái của chúng.
3. Quan sát Hình 22.1 và 22.2, phân biệt các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của con người từ giai đoạn phôi cho đến khi trưởng thành, từ đó giải thích tại sao cần có chế độ ăn uống phù hợp cho trẻ em và phụ nữ khi mang thai? - GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tìm hiểu thông tin, đọc SGK trả lời câu hỏi của GV - Thảo luận nhóm đôi trả lời CH Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện HS trả lời câu hỏi - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận, thái độ làm việc của các HS. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | II. CÁC HÌNH THỨC PHÁT TRIỂN Dựa vào hình thái, cấu tạo của con non thành con trưởng thành người ta phân biệt hai kiểu phát triển: phát triển không qua biến thái và phát triển qua biến thái. Đáp án Câu hỏi Dừng lại và suy ngẫm trang 148. 1. - Phát triển không qua biến thái là quá trình phát triển trong đó con non mới nở từ trứng ra, hoặc mới sinh ra đã có hình thái và cấu tạo giống con trưởng thành. - Phát triển qua biến thái là quá trình phát triển mà ấu trùng có hình thái và cấu tạo khác với con trưởng thành. - Phát triển qua biến thái hoàn toàn là quá trình phát triển mà ấu trùng có hình thái và cấu tạo khác hẳn con trưởng thành. - Phát triển qua biến thái không hoàn toàn là quá trình phát triển mà ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác, ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành, 2. (Bảng đính kèm dưới HĐ2) 3. Giai đoạn phôi thai trong bụng mẹ gồm: giai đoạn phôi (hai tháng đầu) và giai đoạn thai (từ tháng thứ ba trở đi). Giai đoạn sau sinh gồm các giai đoạn ấu thơ, mầm non, nhi đồng, thiếu niên, thanh niên, trường thành. - Khi người mẹ mang thai, ngoài chất dinh dưỡng và năng lượng cần cung cấp cho người mẹ, còn cần cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng cho phôi thai phát triển. Nếu cung cấp không đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cho người mẹ trong thời kì mang thai, trẻ em sinh ra sẽ nhẹ cân, sức sống kém. - Trẻ em từ khi sinh ra đến khi trưởng thành tăng nhanh về chiều cao và cân nặng. ⇒ Lượng chất dinh dưỡng và năng lượng bổ sung cũng phải tăng lên phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ em. Kết luận: - Quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật được chia làm hai giai đoạn chủ yếu: giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi. - Quá trình phát triển của động vật có thể không qua biến thái hoặc qua biến thái. Quá trình phát triển qua biến thái có thể là hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. |
Nội dung sản phẩm dự kiến câu hỏi 2 trong hộp Dừng lại và suy ngẫm
Tên động vật | Phát triển không qua biến thái | Phát triển qua biến thái | |
Phát triển qua biến thái hoàn toàn | Phát triển qua biến thái không hoàn toàn | ||
1. Ruồi | x | ||
2. Bướm | |||
3. Châu chấu | x | ||
4. Gà | x | ||
5. Ếch | x | ||
… | … | … | … |
(HS có thể tìm thông tin của các loài động vật khác)
Hoạt động 3: Tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời lần lượt CH Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 150 1. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố trong đến sinh trưởng và phát triển ở động vật. 2. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển ở động vật sống trên cạn và sống dưới nước. - GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Thảo luận nhóm đôi trả lời CH Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện HS trả lời câu hỏi - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận, thái độ làm việc của các HS. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN 1. Các nhân tố bên trong a) Tính di truyền b) Hormone Đáp án CH 1 trong hộp CH Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 150 Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố trong đến sinh trưởng và phát triển ở động vật: - Tính di truyền: Mỗi cá thể động vật đều có những đặc điểm về sinh trưởng và phát triển đặc trưng cho loài, do tỉnh di truyền quyết định (ví dụ: giới hạn lớn tối đa của lợn Ỉ và lợn thịt là khác nhau,...). - Có nhiều hormone ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển VD1: Hormone sinh trưởng (growth hormone - GH) tăng cường quá trình tổng hợp protein trong tế bào, mô và cơ quan → tăng cường quá trình sinh trưởng của cơ thể VD2: Hormone Thyroxin: tăng tốc độ chuyển hóa cơ bản → tăng cường sinh trưởng, tăng sinh nhiệt, kích thích sự phát triển và hoạt động bình thường của hệ thần kinh, hệ sinh dục. 2. Các nhân tố bên ngoài Đáp án CH 2 trong hộp CH Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 150 a) Thức ăn: - Thức ăn là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất lên quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật và người. - Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn đều cần cho sinh trưởng và phát triển của động vật và người. b) Nhiệt độ - Mỗi loài động vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp. - Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật, đặc biệt là động vật biến nhiệt. c) Ánh sáng - Ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật qua nhiều cách khác nhau. Kết luận: Các nhân tố bên trong như di truyền, hormone và các nhân tố bên ngoài như thức ăn, nhiệt độ, ánh sáng,... ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác