Soạn mới giáo án Sinh học 11 KNTT bài 26: Thực hành: Nhân giống vô tính và thụ phấn cho cây

Soạn mới Giáo án sinh học 11 KNTT bài Thực hành: Nhân giống vô tính và thụ phấn cho cây. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 26. THỰC HÀNH: NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH VÀ THỤ PHẤN CHO CÂY

 

  • MỤC TIÊU
  • Kĩ năng

 

  • Sử dụng thành thạo các dụng cụ thực hành như dao, kéo cắt cành.
  • Thực hiện được các thao tác trong kỹ thuật giâm cành, chiết cành và ghép mắt.
  • Thực hiện được kỹ năng thụ phấn cho cây trồng.

 

  • Thái độ
  • Chăm chỉ: có tinh thần chủ động trong việc nghiên cứu tài liệu, tìm kiếm thông tin về các kỹ thuật nhân giống vô tính trong một số đối tượng cây trồng phổ biến ở địa phương.
  • Trách nhiệm: có ý thức thực hiện đầy đủ các nguyên tắc an toàn trong khi thực hành, hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ được nhóm giao.
  • Trung thực: có thái độ trung thực trong làm việc nhóm, trong theo dõi và báo cáo kết quả thực hành.
  • THIẾT BỊ DẠY HỌC
  • Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV sinh học 11, máy tính, máy chiếu.
  • Dụng cụ, thiết bị: 

 

  • Dao, kéo cắt cành, kéo nhỏ và sắc, dây buộc 
  • Video, tranh, ảnh về quá trình thụ phấn cho cây.

 

  • Mẫu vật: 

 

  • Một số loại cây theo mùa phù hợp để nhân giống vô tính như cây dâu tằm, hoa hồng, rau muống, rau ngót, dây khoai lang,... và giá thể trồng cây.
  • Cây ngô đang ở giai đoạn ra hoa. 

 

  • Đối với HS
  • SHS sinh học 11.
  • Dụng cụ, thiết bị (chuẩn bị theo nhóm): Dao, kéo cắt cành, kéo nhỏ và sắc, dây buộc 
  • Mẫu vật (chuẩn bị theo nhóm): Một số loại cây theo mùa phù hợp để nhân giống vô tính như cây dâu tằm, hoa hồng, rau muống, rau ngót, dây khoai lang,... và giá thể trồng cây.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  • HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
  • Mục tiêu: Ôn bài cũ, đưa ra các nội dung thú vị gần gũi với thực tế để khơi gợi hứng thú học tập.
  • Nội dung: HS trả lời câu hỏi phần mở đầu.
  • Sản phẩm: Đáp án cho câu hỏi mở đầu.
  • Tổ chức thực hiện: 

 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

 

  • GV giới thiệu về mục đích và ý nghĩa của bài thực hành, nhắc lại các quy định khi làm thí nghiệm như bảo đảm an toàn khi thí nghiệm, kiểm tra dụng cụ, mẫu vật thí nghiệm cần thiết cho buổi thực hành, một số kĩ năng thí nghiệm cần lưu ý để thí nghiệm thành công.

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 

  • HS lắng nghe và kiểm tra dụng cụ, mẫu vật thí nghiệm cần thiết cho buổi thực hành.

 

Bước 3: Báo cáo thảo luận:

 

  • HS báo cáo lại kết quả kiểm tra dụng cụ, mẫu vật thí nghiệm.

 

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

 

  • Sau khi HS kiểm tra xong, GV cho HS biết tiêu chí đánh giá thực hành: Dụng cụ và mẫu vật đầy đủ (nếu được yêu cầu chuẩn bị); an toàn khi thí nghiệm; kĩ năng thực hiện thí nghiệm; kết quả thí nghiệm; báo cáo kết quả thí nghiệm theo mẫu.
  • HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

 

Hoạt động 1: Tiến hành thí nghiệm: Thực hành nhân giống vô tính cây trồng

 

  • Mục tiêu: Thực hiện được các thao tác trong kỹ thuật giâm cành, chiết cành và ghép mắt.
  • Nội dung: HS làm việc nhóm, tìm hiểu nguyên lí SGK, tóm tắt cách tiến hành và thực hiện thí nghiệm.
  • Sản phẩm: Kết quả thực hành.
  • Tổ chức thực hiện:

 

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

-  GV yêu cầu HS đọc lại mục III.1.a và tóm tắt lại nguyên lý của thí nghiệm.

- GV hướng dẫn HS cách làm và theo dõi thí nghiệm sau khi bố trí để hoàn thành được báo cáo thực hành.

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 – 5 HS thực hiện thí nghiệm và hoàn thành báo cáo thực hành theo nhóm.

Giâm cành: Sử dụng mẫu vật là cành hoa hồng, rau muống, rau ngót hoặc dây khoai lang.

Chiết cành: trên dâu tằm, cây bưởi, hồng xiêm,...(thí nghiệm này HS làm trước ở nhà và quay lại video quy trình thực hiện)

Ghép cành: trên cành hoa hồng (thí nghiệm này HS làm trước ở nhà và quay lại video quy trình thực hiện).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện theo quy trình trong sách dưới sự hướng dẫn và giám sát của GV.

- Khi HS thực hành giáo viên quan sát nhắc nhở và điều chỉnh các thao tác chưa đúng của mỗi nhóm.

- GV có thể làm mẫu một số bước khó trong các quy trình:

+ cắt vát cành và cắm xiên (góc 45o) trong quá trình giâm cành.

+ khoanh vỏ trong quy trình chiết cành

+ mở gốc ghép, cố định vết ghép (ghép áp) và buộc vết ghép trong kỹ thuật ghép cành 

+ Nếu sử dụng chất kích thích ra rễ GV hướng dẫn HS pha theo nồng độ thích hợp.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS trưng bày sản phẩm của nhóm (hoặc có thể chụp lại ảnh và trình chiếu)

Bước 4: Kết luận, nhận định 

- HS tự đánh giá và đánh giá cả nhóm bằng cách họp nhóm và cho điểm sau đó gửi lại kết quả cho GV.

- GV đánh giá kết quả làm việc của các nhóm dựa trên các tiêu chí: kỹ năng làm thí nghiệm, thời gian hoàn thành, báo cáo thực hành và trả lời các câu hỏi cuối bài.

1. Thực hành nhân giống vô tính cây trồng

a) Nguyên lý 

b) Quy trình thực hành 

- Giâm cành.

- Chiết cành.

- Ghép mắt.

 

Hoạt động 2: Tiến hành thí nghiệm: Thực hành thụ phấn cho cây ngô 

 

  • Mục tiêu: Thực hiện được kỹ năng thụ phấn cho cây trồng.
  • Nội dung: HS làm việc nhóm, tìm hiểu nguyên lí SGK, tóm tắt cách tiến hành và thực hiện thí nghiệm.
  • Sản phẩm: Kết quả thực hành.
  • Tổ chức thực hiện:

 

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

-  GV yêu cầu HS đọc lại mục III.1.b và tóm tắt lại nguyên lý của thí nghiệm.

- GV hướng dẫn HS cách làm, quan sát hình 26.4 và theo dõi thí nghiệm sau khi bố trí để hoàn thành được báo cáo thực hành.

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 – 5 HS thực hiện thí nghiệm và hoàn thành báo cáo thực hành theo nhóm.

- Yêu cầu HS lặp lại hoạt động thực hành bằng cách thụ phấn cho tối thiểu ba cây ngô đồng thời chuẩn bị cây đối chứng (cây thụ phấn tự nhiên)

- HS tiến hành chăm sóc thí nghiệm và đối chứng trong điều kiện giống nhau theo dõi kết quả và báo cáo thực hành theo gợi ý dưới đây 

Lô thực hành

Khối lượng bắp

Chiều dài bắp

Đường kính bắp

Số hạt bắp

Lô thí nghiệm 

    

Lô đối chứng

    

(Nếu không có mẫu vật HS có thể theo dõi quy trình thụ phấn ngô qua tranh ảnh SGK hoặc video sau: 

https://youtu.be/Xu-IbczdiNg?si=bSQtUV5bVMGwnvt2)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện theo quy trình trong sách dưới sự hướng dẫn và giám sát của GV.

- Khi HS thực hành giáo viên quan sát nhắc nhở và điều chỉnh các thao tác chưa đúng của mỗi nhóm.

(Nếu không có mẫu vật HS có thể quan sát video, thảo luận và ghi lại kết quả)

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS trưng bày sản phẩm của nhóm (quay video và trình chiếu trước lớp)

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thực hành.

Bước 4: Kết luận, nhận định 

- HS tự đánh giá và đánh giá cả nhóm bằng cách họp nhóm và cho điểm sau đó gửi lại kết quả cho GV.

- GV đánh giá kết quả làm việc của các nhóm dựa trên các tiêu chí: kỹ năng làm thí nghiệm, thời gian hoàn thành, báo cáo thực hành và trả lời các câu hỏi cuối bài.

2. Thực hành thụ phấn cho cây ngô 

a) Nguyên lý 

b) Quy trình thực hành 

Soạn mới giáo án Sinh học 11 KNTT bài 26: Thực hành: Nhân giống vô tính và thụ phấn cho cây

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án sinh học 11 kết nối mới, soạn giáo án sinh học 11 kết nối bài Thực hành: Nhân giống vô tính và thụ phấn cho cây, giáo án sinh học 11 kết nối

Soạn giáo án sinh học 11 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay