Soạn mới giáo án Sinh học 11 KNTT bài 17: Cảm ứng ở động vật

Soạn mới Giáo án sinh học 11 KNTT bài Cảm ứng ở động vật. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 17. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được các hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật khác nhau.
  • Phân biệt được hệ thần kinh ống với các dạng hệ thần kinh mạng lưới và chuỗi hạch.
  • Nêu được cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh.
  • Mô tả được cấu tạo của synapse và quá trình truyền tin qua synapse.
  • Nêu được khái niệm phản xạ, phân tích được một cung phản xạ, phân tích được đáp ứng của cơ xương trong cung phản xạ.
  • Nêu được các dạng thụ thể cảm giác và vai trò của chúng.
  • Nêu được vai trò của các cảm giác vị giác, xúc giác và khứu giác.
  • Phân tích được cơ chế thu nhận và phản ứng kích thích của cơ quan cảm giác (tai, mắt).
  • Phân biệt được phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
  • Nêu được đặc điểm và phân loại được phản xạ không điều kiện. Lấy được các ví dụ minh họa.
  • Trình bày được đặc điểm, các điều kiện và cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện. Lấy được các ví dụ minh họa.
  • Nêu được một số bệnh do tổn thương hệ thần kinh như mất khả năng vận động, mất khả năng cảm giác…
  • Giải thích được cơ chế giảm đau khi uống hoặc tiêm thuốc giảm đau.
  • Đề xuất được các biện pháp bảo vệ hệ thần kinh: không lạm dụng chất kích thích, phòng chống nghiện và cai nghiện chất kích thích.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực tự học – tự chủ: Thông qua các hoạt động tự đọc sách, tóm tắt được nội dung về cảm ứng, tự trả lời các câu hỏi ở mục Dừng lại và suy ngẫm; chủ động thu thập thông tin về chất kích thích, chống và cai nghiện chất kích thích qua tài liệu, internet, cán bộ y tế.
  • Năng lực hợp tác và giao tiếp: Thông qua trao đổi ý kiến, phân công công việc trong thảo luận nhóm về các nội dung cảm ứng.
  • Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Thông qua viết báo cáo, trình bày kết quả thảo luận trong nhóm và trước lớp về các nội dung cảm ứng ở động vật.
  • Năng lực sử dụng giải quyết vấn đề: Vận dụng những kiến thức về cảm ứng ở động vật để giải thích một số hiện tượng tự nhiên và thúc đẩy sinh trưởng, phát triển của vật nuôi, cây trồng trong thực tiễn sản xuất.

Năng lực riêng

  • Năng lực nhận thức kiến thức sinh học: Trình bày được các hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật khác nhau; Nêu được cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh; Mô tả được cấu tạo của synapse và quá trình truyền tin qua synapse; Nêu được khái niệm phản xạ, phân tích được một cung phản xạ, phân tích được đáp ứng của cơ xương trong cung phản xạ; Nêu được các dạng thụ thể cảm giác và vai trò của chúng; Phân biệt được phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện; Nêu được đặc điểm và phân loại được phản xạ không điều kiện. Lấy được các ví dụ minh họa; Trình bày được đặc điểm, các điều kiện và cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện. Lấy được các ví dụ minh họa.
  • Năng lực tìm tòi và khám phá thế giới sống: Phân biệt được hệ thần kinh ống với các dạng hệ thần kinh mạng lưới và chuỗi hạch; Nêu được vai trò của các cảm giác vị giác, xúc giác và khứu giác; Phân tích được cơ chế thu nhận và phản ứng kích thích của cơ quan cảm giác (tai, mắt).
  • Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn: Nêu được một số bệnh do tổn thương hệ thần kinh như mất khả năng vận động, mất khả năng cảm giác…; Giải thích được cơ chế giảm đau khi uống hoặc tiêm thuốc giảm đau; Đề xuất được các biện pháp bảo vệ hệ thần kinh: không lạm dụng chất kích thích, phòng chống nghiện và cai nghiện chất kích thích.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: Chủ động trong học tập, hứng thú tìm hiểu những nội dung liên quan đến cảm ứng ở động vật.
  • Trung thực và trách nhiệm: Thực hiện đúng các nhiệm vụ được phân công (trong thảo luận nhóm, điều tra về chất kích thích, phòng, chống và cai nghiện chất kích thích…) có ý thức báo cáo đúng kết quả đã làm, có thái độ và hành động phù hợp trong phòng, chống nghiện chất kích thích.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT sinh học 11, máy tính, máy chiếu.
  • Tranh ảnh hoặc tập tin (file) về các dạng hệ thần kinh, neuron, synapse, các thụ thể cảm giác ở động vật.
  • Mẫu vật thật hoặc mô hình về hệ thần kinh, cơ quan cảm giác (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS sinh học 11 kết nối tri thức.
  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Đưa ra các nội dung thú vị gần gũi với thực tế để khơi gợi hứng thú học tập.
  3. Nội dung: HS trả lời câu hỏi phần mở đầu.
  4. Sản phẩm: Đáp án cho câu hỏi mở đầu.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • GV đưa ra câu hỏi mở đầu cho HS: Làm cách nào mà cơ thể chúng ta có thể phản ứng kịp thời trước rất nhiều kích thích khác nhau đến từ môi trường?

Ví dụ: Tay chạm phải vật nóng thì rụt tay lại.

Ví dụ: Nhìn thấy đèn đỏ thì dừng lại, đèn xanh thì đi tiếp…

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo thảo luận:

  • Các HS xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

Đáp án:

  • Ở động vật có hệ thần kinh hoạt động dựa trên phản xạ, trong đó thụ thể cảm giác tiếp nhận kích thích từ môi trường và tạo ra xung thần kinh truyền về thần kinh trung ương và truyền đến cơ quan đáp ứng tạo ra đáp ứng phù hợp.
  • GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Vậy cơ chế hoạt động này diễn ra như thế nào? Vì sao phản ứng của động vật diễn ra nhanh và đa dạng? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài 17. Cảm ứng ở động vật.”
  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về các hình thức cảm ứng ở động vật.

  1. Mục tiêu: Trình bày được các hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật khác nhau; Phân biệt được hệ thần kinh ống với các dạng hệ thần kinh mạng lưới và chuỗi hạch.
  2. Nội dung: HS làm việc nhóm theo kỹ thuật mảnh ghép, hoàn thành bảng nhóm và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm: Các hình thức cảm ứng ở động vật.
  4. Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

-  GV chia lớp thành 6 nhóm dạy học theo kỹ thuật mảnh ghép tìm hiểu các hình thức cảm ứng ở động vật về đại diện, đặc điểm cấu tạo hệ thần kinh, hoạt động cảm ứng và tính hiệu quả của phản ứng:

*GĐ1: Hình thành nhóm chuyên gia

+ Nhóm 1 & 2: Tìm hiểu mục I.1.

+ Nhóm 3 & 4: Tìm hiểu mục I.2.

+ Nhóm 5 & 6: Tìm hiểu mục I.3.

*GĐ2: Hình thành nhóm mảnh ghép

- GV tiến hành ghép nhóm A: nhóm 1, nhóm 3 và nhóm 5; nhóm B: nhóm 2, nhóm 4 và nhóm 6 để các nhóm chia sẻ thông tin cho nhau và báo cáo vào bảng nhóm.

- GV yêu cầu nhóm A báo cáo dạng bảng, nhóm B báo cáo dạng sơ đồ tư duy

- Đồng thời, GV yêu cầu các nhóm mảnh ghép trả lời các câu hỏi sau:

+ Động vật không có hệ thần kinh phản ứng với kích thích từ môi trường như thế nào?

+ Câu hỏi Dừng lại và suy ngẫm trang 101.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS làm việc nhóm, nghiên cứu nội dung bài học và trả lời câu hỏi, hoàn thành bảng nhóm.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện HS trong nhóm báo cáo.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy vào vở.

I. Các hình thức cảm ứng ở động vật

1. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh lưới

- Đại diện: ngành Ruột khoang.

- Cấu tạo hệ thần kinh: Các tế bào thần kinh phân bố rải rác khắp cơ thể và liên kết với nhau tạo thành mạng lưới thần kinh.

- Hoạt động:

Tế bào cảm giác → mạng lưới thần kinh → tất cả biểu mô cơ hoặc các tế bào gai gây ra đáp ứng → cơ thể co lại, gai nhô ra.

- Tính hiệu quả: kém chính xác và tiêu tốn nhiều năng lượng.

2. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh chuỗi hạch

- Đại diện: Giun dẹp, Giun tròn, Chân khớp.

- Cấu tạo hệ thần kinh:

+ Tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh.

+ Các hạch thần kinh liên kết với nhau thành chuỗi hạch thần kinh nằm dọc cơ thể.

- Hoạt động:

+ Mỗi hạch thần kinh điều khiển một vùng xác định trên cơ thể → phản ứng cục bộ.

+ Ở Chân khớp, hạch đầu (hạch não) phát triển mạnh hơn chi phối các hoạt động phức tạp của cơ thể.

- Tính hiệu quả: Chính xác và tiết kiệm được năng lượng.

3. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh ống

- Đại diện: Động vật có xương sống (Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim và Thú).

- Cấu tạo hệ thần kinh: thần kinh trung ương (não bộ, tủy sống) và thần kinh ngoại biên (các hạch thần kinh và các dây thần kinh).

- Hoạt động: theo nguyên tắc phản xạ

Thụ thể cảm giác → tủy sống và não bộ → cơ quan đáp ứng (cơ, tuyến) và gây ra đáp ứng.

- Tính hiệu quả: Chính xác và ít tiêu tốn năng lượng.

- Đáp án câu hỏi thảo luận:

+ Động vật không có hệ thần kinh phản ứng với kích thích chậm và đơn giản:

Ví dụ: trùng giày tránh xa ánh sáng…

Câu hỏi Dừng lại và suy ngẫm trang 101:

- Thủy tức có hệ thần kinh lưới nên xung thần kinh từ nơi kích thích lan truyền về mạng lưới thần kinh sẽ tiếp tục lan ra khắp cơ thể và gây ra phản ứng toàn thân.

- Côn trùng có hệ thần kinh hạch, mỗi hạch chịu trách nhiệm phản ứng một vùng cơ thể nhất định → khi kích thích vào chân, hạch phụ trách chân sẽ gây ra phản ứng cục bộ ở chân bị kích thích.

⇨     Kết luận:

- Động vật không có hệ thần kinh phản ứng với kích thích chậm và đơn giản.

- Động vật có hệ thần kinh mạng lưới phản ứng kích thích bằng cách co toàn bộ cơ thể.

- Hệ thần kinh chuỗi hạch có thể phản ứng cục bộ với kích thích thông qua hạch thần kinh.

- Hệ thần kinh ống gồm thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên. Não bộ xử lý hầu hết các thông tin và quyết định mức độ và cách phản ứng.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về tế bào thần kinh                                                 

  1. Mục tiêu: Nêu được cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh.
  2. Nội dung: HS hoạt động nhóm đôi, tìm hiểu nội dung mục II và trả lời câu hỏi hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 103.
  3. Sản phẩm: Đáp án câu hỏi Dừng lại và suy ngẫm trang 103.
  4. Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin mục II và thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 103.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS tìm hiểu thông tin SGK, quan sát hình, thảo luận trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện một nhóm HS phát biểu.

- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy vào vở.

II. Tế bào thần kinh

- Đáp án hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 103:

+ Neuron có cấu tạo từ thân, sợi nhánh và sợi trục. Sợi nhánh và sợi trục có cấu tạo từ màng sinh chất và tế bào chất. Nhiều sợi trục có thêm bao (vỏ) myelin có tình chất cách điện. Những đoạn nhỏ khong có bao myelin gọi là eo Ranvier.

+ Neuron điển hình có hình sao, với nhiều sợi nhánh và sợi trục có độ dài khác nhau cho phép truyền tin đi xa.

+ Điện thế nghỉ và điện thế hoạt động: HS dựa vào SGK trả lời.

+ Vì bao myelin có tính chất cách điện, do đó trên sợi thần kinh không có bao myelin, điện thế hoạt động lan truyền từ vùng này sang vùng khác kế tiếp.

Trên sợi thần kinh có bao myelin, điện thế hoạt động lan truyền theo cách nhảy cóc từ eo Ravier này sang eo Ranvier kế tiếp nên tốc độ lan truyền xung thần kinh nhanh hơn.

⇨     Kết luận:

- Neuron cấu tạo từ thân, sợi trục và sợi nhanh.

- Neuron có chức năng tiếp nhận kích thích, tạo ra xung thần kinh và truyền xung thần kinh đến tế bào khác.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về synapse

  1. Mục tiêu: Mô tả được cấu tạo của synapse và quá trình truyền tin qua synapse
  2. Nội dung: HS hoạt động độc lập tìm hiểu thông tin mục III và trả lời các câu hỏi về synapse.
  3. Sản phẩm: Khái niệm, cấu tạo và truyền tin qua synapse.
  4. Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin mục III SGK và trả lời các câu hỏi sau:

+ Synapse là gì?

+ Quan sát hình 17.8, cho biết có những kiểu synapse nào?

+ Quan sát hình 17.9, trình bày cấu tạo của synapse hóa học.

+ Quan sát hình 17.10, cho biết thông tin dưới dạng xung thần kinh được neuron chuyển qua synapse hóa học sang tế bào khác thế nào?

+ Tại sao thông tin truyền qua synapse chỉ theo một chiều, từ màng trước sang màng sau mà không theo chiều ngược lại?

- Dựa trên những hiểu biết về synapse, GV yêu cầu HS giải thích các câu hỏi liên quan đến thực tiễn:

+ Nhện Agelenopsis aperta có độc tố phong tỏa kênh Ca2+ ở chùy synapse thần kinh – cơ xương. Tại sao những người bị loài nhện này cắn có thể nguy hiểm đến tính mạng?

+ Khí ga organophosphates ức chế hoạt động của enzyme acetylcholinesterase ở synapse thần kinh – cơ xương. Người hít thở phải khí ga này có thể nguy hiểm đến tính mạng, thậm chỉ tử vong. Giải thích

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình và trả lời các câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện HS xung phong trả lời.

- HS khác nhận xét, phân tích ví dụ và bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận thái độ làm việc của các HS.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy vào vở.

III. Synapse

- Khái niệm: Synapse là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh hoặc giữa tế bào thần kinh với tế bào khác.

- Có 3 kiểu synapse:

+ Synapse thần kinh – thần kinh.

+ Synapse thần kinh – cơ.

+ Synapse thần kinh – tuyến.

1. Cấu tạo synapse

- Chùy synapse chứa các túi chất trung gian hóa học (ví dụ: acetylcholine…)

- Màng trước synapse

- Khe synapse

- Màng sau synapse

- Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học.

2. Truyền tin qua synapse

(1) Xung thần kinh đến làm Ca2+ đi vào trong chùy synapse

(2) Ca2+ vào làm túi chứa chất trung gian hóa học (ví dụ: acetylcholine) gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng chất trung gian hóa học vào khe synapse.

(3) Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể trên màng sau, mở kênh Na+ làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền.

+ Vì màng sau không có chất chuyển giao thần kinh và màng trước không có thụ thể tiếp nhận chất chuyển giao thần kinh. 

 + Kênh Ca2+ ở chùy synapse không mở nên không gây giải phóng acetylcholine ở chùy synapse thần kinh – cơ xương. Dẫn đến cơ xương không co dãn, kể cả cơ hô hấp → thiếu oxy và tử vong.

+ Vì acetylcholine ở màng sau không bị phân hủy nên gây co cơ liên tục, dẫn đến cạn năng lượng, cơ bị liệt, kể cả cơ hô hấp. Cơ hô hấp không co dãn, cơ thể thiếu O2 dẫn đến tử vong.

⇨     Kết luận:

- Thông tin dưới dạng xung thần kinh truyền từ màng trước qua màng sau synapse nhừ chất dẫn truyền thần kinh.

-----------------Còn tiếp------------------

Soạn mới giáo án Sinh học 11 KNTT bài 17: Cảm ứng ở động vật

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án sinh học 11 kết nối mới, soạn giáo án sinh học 11 kết nối bài Cảm ứng ở động vật, giáo án sinh học 11 kết nối

Soạn giáo án sinh học 11 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay