Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung
Năng lực riêng
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: Báo cáo thảo luận:
Bước 4: Kết luận và nhận xét:
Đáp án:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm và dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung mục I trong SGK và thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi sau: + Cho biết cây con dần lớn lên thành cây trưởng thành có được coi là cây đang trong giai đoạn phát triển không? + Động vật non đang dần lớn lên thành động vật trưởng thành sinh dục (có khả năng sinh sản) có thể coi là động vật đang trong giai đoạn phát triển không? + Vậy khi nào thì sử dụng khái niệm sinh trưởng? Khi nào thì sử dụng khái niệm phát triển? - Trên cơ sở đó, GV yêu cầu HS rút ra dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS giơ tay phát biểu. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét và tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy vào vở. | I. Khái niệm và dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển - Đáp án câu hỏi thảo luận: + Ví dụ 1: là quá trình phát triển. + Ví dụ 2: là quá trình phát triển. + Khi có những dấu hiệu đặc trưng. + Dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng: tăng số lượng, kích thước và khối lượng tế bào dựa trên cơ chế phân bào. + Dấu hiệu đặc trưng của phát triển: - Sinh trưởng: tăng số lượng, kích thước và khối lượng tế bào. - Phân hóa tế bào: quá trình các tế bào thay đổi cấu trúc và chuyên hóa chức năng. - Phát sinh hình thái cơ quan, cơ thể. ⇨ Kết luận: - Sinh trưởng là quá trình tăng kích thước và khối lượng cơ thể theo thời gian. - Phát triển là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kỳ sống của cá thể, bao gồm 3 quá trình: sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái cơ quan, cơ thể.
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu về mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS nghiên cứu mục II và thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 126. - GV nhấn mạnh trong quá trình phát triển, có giai đoạn chỉ có sinh trưởng, không có phân hóa tế bào. Ví dụ: Cây non lớn dần lên thành cây trưởng thành hoặc động vật non lớn lên, đạt đến giai đoạn trưởng thành sinh dục. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tìm hiểu thông tin SGK, thảo luận trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện một nhóm HS phát biểu. - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy vào vở. | II. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển - Đáp án câu hỏi hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 126: + Sinh trưởng là quá trình tăng kích thước và khối lượng cơ thể. + Phát triển bao gồm: sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái cơ quan, cơ thể. → Ba quá trình này liên quan mật thiết với nhau, không tách rời và đan xen với nhau. + Trong quá trình phát triển, có giai đoạn chỉ có sinh trưởng, không có phân hóa tế bào. ⇨ Kết luận: - Ba quá trình sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái liên quan mật thiết với nhau, không tách rời và đan xen với nhau.
|
----------------Còn tiếp-----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác