Soạn mới giáo án Sinh học 11 KNTT bài 11: Thực hành- Một số thí nghiệm về hệ tuần hoàn

Soạn mới Giáo án sinh học 11 KNTT bài Thực hành- Một số thí nghiệm về hệ tuần hoàn. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 11. THỰC HÀNH: MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VỀ HỆ TUẦN HOÀN

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Sử dụng thành thạo các dụng cụ như đồng hồ bấm giây, huyết áp kế điện tử, dụng cụ mổ (kéo, dao mổ, panh, kim chọc tủy khay mổ, kim găm ếch, bông thấm nước, móc thủy tinh, chỉ, máy kích thích điện, nguồn điện 6V, cốc thủy tinh 250mL).
  • Thực hiện được các thao tác đo được huyết áp ở người và nhận biết được trạng thái sức khỏe từ kết quả đo; đếm được nhịp tim của người ở các trạng thái hoạt động khác nhau và giải thích kết quả.
  • Thực hiện được thao tác mổ tim ếch và tìm hiểu tính tự động của tim; tìm hiểu được vai trò của dây thần kinh giao cảm, đối giao cảm; tìm hiểu được tác động của adrenalin đến hoạt động của tim.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: Có tinh thần chủ động trong việc nghiên cứu tài liệu, tìm kiếm thông tin về cách sử dụng các dụng cụ thực hành trong bài và cách tiến hành các thao tác đo huyết áp, đếm nhịp tim, quy trình tiến hành các thí nghiệm tìm hiểu tính tự động của tim, vai trò của dây thần kinh giao cảm – đối giao cảm; tác động của adrenalin đến hoạt động của tim.
  • Trách nhiệm: Có ý thức thực hiện đầy đủ các nguyên tắc an toàn khi sử dụng dụng cụ, hóa chất trong phòng thí nghiệm, hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ được phân công.
  • Trung thực: có thái độ trung thực trong theo dõi và báo cáo kết quả thực hành.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT sinh học 11, máy tính, máy chiếu.
  • Dụng cụ, thiết bị: đồng hồ bấm giây, huyết áp kế điện tử, dụng cụ mổ (kéo, dao mổ, panh, kim chọc tủy), khay mổ, kim găm ếch, bông thấm nước, móc thủy tinh, chỉ, máy kích thích điện, nguồn điện 6V, cốc thủy tinh 250mL.
  • Hóa chất: Dung dịch sinh lí cho động vật biến nhiệt và dung dịch sinh lí có adrenalin nồng độ 1/50 000 hoặc 1/100 000.
  1. Đối với học sinh
  • SHS sinh học 11 kết nối tri thức.
  • Mẫu vật: ếch.
  • Thiết bị quay chụp.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Ôn bài cũ, đưa ra các nội dung thú vị gần gũi với thực tế để khơi gợi hứng thú học tập.
  3. Nội dung: HS trả lời câu hỏi phần mở đầu.
  4. Sản phẩm: Đáp án cho câu hỏi mở đầu.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • GV nhắc lại các quy định khi làm thí nghiệm như bảo đảm an toàn khi thí nghiệm, tránh gây đổ vỡ, hư hỏng thiết bị thí nghiệm, kiểm tra dụng cụ, hóa chất, mẫu vật thí nghiệm cần thiết cho buổi thực hành, một số kĩ năng thí nghiệm cần lưu ý để thí nghiệm thành công.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS lắng nghe và kiểm tra dụng cụ, hóa chất, mẫu vật thí nghiệm cần thiết cho buổi thực hành.

Bước 3: Báo cáo thảo luận:

  • HS báo cáo lại kết quả kiểm tra dụng cụ, hóa chất, mẫu vật thí nghiệm.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

  • Sau khi HS kiểm tra xong, GV cho HS biết tiêu chí đánh giá thực hành: Dụng cụ và mẫu vật đầy đủ (nếu được yêu cầu chuẩn bị); an toàn khi thí nghiệm; kĩ năng thực hiện thí nghiệm; kết quả thí nghiệm; báo cáo kết quả thí nghiệm theo mẫu.
  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động: Tiến hành thí nghiệm

  1. Mục tiêu: Thực hành đo được huyết áp ở người và nhận biết được trạng thái sức khỏe từ kết quả đo; đếm được nhịp tim của người ở các trạng thái hoạt động khác nhau và giải thích kết quả; Mổ được tim ếch và tìm hiểu tính tự động của tim; Tìm hiểu được vai trò của dây thần kinh giao cảm, đối giao cảm; Tìm hiểu được tác động của adrenalin đến hoạt động của tim.
  2. Nội dung: HS làm việc theo nhóm, tìm hiểu cách tiến hành trong SGK bài 11 và thực hiện thí nghiệm, trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm: Báo cáo thực hành

Báo cáo thực hành

1. Mục đích

2. Kết quả và giải thích

a) Kết quả đếm nhịp tim khi nghỉ ngơi và ngay sau khi hoạt động. Giải thích.

b) Kết quả đo huyết áp khi đang nghỉ ngơi, từ đó rút ra kết luận về tình trạng huyết áp.

c) Kết quả đếm nhịp tim khi chưa thắt chỉ với nhịp đập xoang nhĩ, nhịp tim sau khi thắt chỉ.

d) Kết quả đếm nhịp tim lúc bình thường, nhịp tim trong khi và ngay sau khi kích thích dây thần kinh giao cảm – đối giao cảm. Giải thích.

e) Kết quả đếm nhịp tim lúc bình thường và khi có tác động của adrenalin. Giải thích.

3. Trả lời câu hỏi

a) Tại sao thông qua bắt mạch cổ tay có thể đếm được nhịp tim?

b) Tại sao khi đo huyết áp phải tránh bị căng thẳng thần kinh, không nói chuyện, nghỉ ngơi ít phút trước khi đo nếu từ nơi khác đến?

c) Tại sao khi nghiên cứu tính tự động của tim ếch và tìm hiểu vai trò của dây thần kinh giao cảm – đối giao cảm đối với hoạt động của tim ếch phải phá tủy sống của ếch?

d) Tại sao phải tách tim ra khỏi cơ thể ếch (làm tim rời) khi nghiên cứu tác động của adrenalin lên hoạt động của tim ếch?

  1. Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 4 nhóm thực hiện các thí nghiệm trong bài thực hành.

-  GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, tóm tắt cách tiến hành và tiến hành thí nghiệm theo nhóm.

- Từ thí nghiệm tìm hiểu tính tự động của tim trở đi, một số kĩ năng thí nghiệm HS chưa có hoặc chưa thành thạo như cách phá tủy sống ếch (cách nắm giữ ếch, luồn kim chọc tủy vào đúng vị trí để phá tủy sống ếch), cách mổ lộ tim ếch, cách luồn sợi chỉ dưới hai nhánh động mạch chủ, cách xác định vị trí thắt nút ngăn cách xoang tĩnh mạch và tim... GV theo dõi HS các nhóm thực hiện thí nghiệm và hỗ trợ khi thấy cần thiết.

- GV yêu cầu HS quay video khi tiến hành thí nghiệm, đảm bảo đủ các thành viên tham gia thí nghiệm, thực hiện đúng quy trình, cũng như an toàn thí nghiệm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS đọc SGK, tóm tắt và tiến hành thí nghiệm theo nhóm và quay video.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS báo cáo kết quả thí nghiệm và giải thích thông qua báo cáo thực hành và video (theo nhóm).

- HS tự đánh giá kết quả làm việc của mỗi cá nhân và của cả nhóm bằng cách họp nhóm và cho điểm, sau đó gửi lại cho GV.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả làm việc của các nhóm dựa trên các tiêu chí: kĩ năng thực hành, thời gian hoàn thành, báo cáo thực hành và trả lời câu hỏi cuối bài.

Báo cáo thực hành (mẫu ở dưới)

------------------Còn tiếp------------------

Soạn mới giáo án Sinh học 11 KNTT bài 11: Thực hành- Một số thí nghiệm về hệ tuần hoàn

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án sinh học 11 kết nối mới, soạn giáo án sinh học 11 kết nối bài Thực hành- Một số thí nghiệm về hệ tuần hoàn, giáo án sinh học 11 kết nối

Soạn giáo án sinh học 11 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay