Soạn mới giáo án Sinh học 11 KNTT bài 24: Khái quát sinh sản ở sinh vật

Soạn mới Giáo án sinh học 11 KNTT bài Khái quát sinh sản ở sinh vật. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

CHƯƠNG 4: SINH SẢN Ở SINH VẬT

BÀI 24. KHÁI QUÁT SINH SẢN Ở SINH VẬT

 

  • MỤC TIÊU
  • Kiến thức

 

Sau bài học này, HS sẽ:

 

  • Phát biểu được khái niệm sinh sản, sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính và nêu được các dấu hiệu đặc trưng của sinh sản ở sinh vật.

 

  • Trình bày được vai trò của sinh sản đối với sinh vật và phân biệt được các hình thức sinh sản ở sinh vật.

 

  • Năng lực

 

Năng lực chung

 

  • Năng lực tự chủ và tự học: thông qua các hoạt động tự đọc sách, tóm tắt được nội dung về sinh sản ở sinh vật, tự trả lời các câu hỏi ở mục Dừng lại và suy ngẫm.
  • Năng lực sử dụng ngôn ngữ: thông qua viết tóm tắt, trả lời câu hỏi về sinh sản ở sinh vật.

 

Năng lực sinh học

 

  • Năng lực nhận thức sinh học: 

 

  • Phát biểu được khái niệm sinh sản, sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính.
  • Nêu được các dấu hiệu đặc trưng của sinh sản ở sinh vật.
  • Trình bày được vai trò của sinh sản đối với sinh vật.
  • Phân biệt được các hình thức sinh sản ở sinh vật (sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính).

 

  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được kiến thức về sinh sản vô tính ở sinh vật để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.
  • Phẩm chất
  • Chăm chỉ: chủ động tìm hiểu những nội dung liên quan đến sinh sản ở sinh vật.
  • Trung thực và trách nhiệm: thực hiện đúng các nhiệm vụ được phân công.
  • THIẾT BỊ DẠY HỌC
  • Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV sinh học 11, máy tính, máy chiếu.
  • Hình ảnh liên quan đến sinh sản ở sinh vật.

 

  • Phiếu học tập

 

  • Đối với HS
  • SHS sinh học 11.
  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  • HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
  • Mục tiêu: Đưa ra câu hỏi mở đầu giúp HS hứng thú và chú ý vào bài học mới.
  • Nội dung: HS trả lời câu hỏi mở đầu có nội dung liên quan đến bài học.
  • Sản phẩm: Đáp án cho câu hỏi mở đầu liên quan đến bài học
  • Tổ chức thực hiện:

 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • GV đưa ra câu hỏi mở đầu cho HS:

“Các loài sinh vật có những hình thức sinh sản nào?”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 

  • HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

 

Bước 3: Báo cáo thảo luận:

 

  • Các HS xung phong phát biểu trả lời.
  • GV không yêu cầu tính đúng sai của các câu trả lời của HS.

 

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

Đáp án: 

Các loài sinh vật có hình thức sinh sản vô tính hoặc hữu tính.

.

GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Để tìm hiểu sinh sản ở sinh vật là gì? có bao nhiêu hình thức? Và sinh sản có vai trò gì đối với sinh vật thì chúng ta cùng nghiên cứu Bài 24: Khái quát về sinh sản ở sinh vật

 

  • HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

 

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm sinh sản, dấu hiệu đặc trưng của sinh sản

 

  • Mục tiêu: 

 

  • Phát biểu được khái niệm sinh sản,sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính.
  • Nêu được các dấu hiệu đặc trưng của sinh sản ở sinh vật.

 

  • Nội dung: GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS tìm hiểu nội dung SGK. 
  • Sản phẩm: câu trả lời câu hỏi và kết luận về khái niệm và dấu hiệu đặc trưng của sinh sản
  • Tổ chức thực hiện:

 

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, nghiên cứu SGK đọc các thông tin mục I, sau đó nêu khái niệm sinh sản, sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, nghiên cứu SGK đọc các thông tin mục II, trả lời CH trong hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 157.

Phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. Cho ví dụ một số thực vật và động vật sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghiên cứu SGK, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- 2 - 3 HS phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận, thái độ làm việc của các HS.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. KHÁI NIỆM SINH SẢN

- Sinh sản là quá trình tạo ra cơ thế mới, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.

- Sinh sản ở sinh vật có thể là sinh sản vô tính hoặc hữu tính.

- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản tạo ra cơ thế mới với các đặc điểm giống cá thế ban đầu mà không có sự đóng góp vật chất di truyền của cá thể khác.

- Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thế mới.

II. DẤU HIỆU ĐẶC TRƯNG CỦA SINH SẢN

Đáp án Câu hỏi Dừng lại và suy ngẫm trang 157

(Bảng đính kèm bên dưới HĐ1)

Nội dung trả lời CH  Dừng lại và suy ngẫm trang 157

Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính

- Là hình thức sinh sản tạo ra cá thể mới có bộ nhiễm sắc thể giống hệt cá thể mẹ.

- Không có sự kết hợp của vật chất di truyền. 

- Dựa trên cơ chế nguyên phân và phân hoá tế bào tạo ra cơ thể mới.

- Ví dụ: 

Thực vật sinh sản vô tính: khoai lang, gừng, hành, tỏi, cáy hoa tulïp, chuối,... 

Động vật sinh sản vô tính: giun nhiều tơ, san hô, sán dây, bọ rầy xanh,...

- Là hình thức sinh sản tạo ra cá thể mới nhờ sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái hình thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới. 

Ví dụ: 

Thực vật sinh sản hữu tính: mướp, ngô, cam, chanh,... 

Động vật sinh sản hữu tính: nhện, kiến, trai, hến, cá chép, chim bồ câu,...

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò của sinh sản đối với sinh vật và các hình thức sinh sản

 

  • Mục tiêu: 

 

  • Trình bày được vai trò của sinh sản đối với sinh vật.
  • Phân biệt được các hình thức sinh sản ở sinh vật (sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính).

 

  • Nội dung: GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.
  • Sản phẩm: câu trả lời CH Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 150 và kết luận về vai trò của sinh sản đối với sinh vật và các hình thức sinh sản
  • Tổ chức thực hiện: 

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời lần lượt CH Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 158

Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính có vai trò như thế nào đối với sinh vật?

- GV yêu cầu HS nghiên cứu mục IV, nêu các hình thức sinh sản ở sinh vật và cho ví dụ minh hoạ

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Thảo luận nhóm đôi trả lời CH 

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện HS trả lời câu hỏi

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận, thái độ làm việc của các HS.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

III. VAI TRÒ CỦA SINH SẢN ĐỐI VỚI SINH VẬT

Đáp án CH Dừng lại và suy ngẫm SGK trang 158

Vai trò

- Sinh sản tạo ra các thế hệ con cháu, đảm bảo cho loài tiếp tục tồn tại và phát triển.

- Sinh sản vô tính nhanh chóng tạo ra các cá thể mới có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng cho loài trong điều kiện môi trường sống ổn định, thuận lợi.

- Sinh sản hữu tính tạo ra các cá thể mới có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng cho loài, đồng thời tạo ra các tổ hợp gene đa dạng, giúp sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống.

IV. CÁC HÌNH THỨC SINH SẢN Ở SINH VẬT

VD:

- Sinh sản ở thực vật:

+ Sinh sản vô tính: Sinh sản sinh dưỡng ở gừng, rau má, khoai tây, cây lá bỏng,...

+ Sinh sản hữu tính: cây cam, cây mướp,...

- Sinh sản ở động vật:

+ Sinh sản vô tính: 

Nảy chồi: thủy tức,...

Phân mảnh: con đỉa, sao biển,...

Trinh sản: ong, kiến,...

Phân đôi: trùng biến hình,...

+ Sinh sản hữu tính: gà, bò, người,...

 

 

  • HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  • Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức về sinh sản ở sinh vật.
  • Nội dung: HS trả lời các câu trắc nghiệm khách quan.
  • Sản phẩm: Đáp án cho các câu hỏi trắc nghiệm khách quan liên quan đến nội dung bài học.
  • Tổ chức thực hiện:

 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chiếu từng câu hỏi hoặc phát phiếu học tập có các câu trắc nghiệm sau cho HS trả lời.

Câu 1: Ở sinh vật có hai hình thức sinh sản là

  1. sinh con và sinh trứng.
  2. sinh sản hoàn toàn và bán hoàn toàn.
  3. sinh sản cơ học và hóa học.
  4. sinh sản vô tính và hữu tính.

Câu 2: Sinh sản vô tính là

  1. hình thức sinh sản không có sự kết hợp yếu tố đực và yếu tố cái.
  2. hình thức sinh sản có sự kết hợp yếu tố đực và yếu tố cái.
  3. hình thức sinh sản có sự kết hợp của 2 yếu tố cái.
  4. hình thức sinh sản có sự kết hợp của 2 yếu tố đực.

Câu 3: Trường hợp nào sau đây không phải là sinh sản vô tính ở thực vật?

  1. Cây cỏ gấu non phát triển từ rễ củ.
  2. Cây dương xỉ non phát triển từ bào tử.
  3. Cây sắn dây phát triển từ một đoạn thân.
  4. Cây cam non phát triển từ hạt.

Câu 4:  Một trùng giày sinh sản bằng cách tự phân chia thành hai tế bào con. Quá trình này được gọi là

Soạn mới giáo án Sinh học 11 KNTT bài 24: Khái quát sinh sản ở sinh vật

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án sinh học 11 kết nối mới, soạn giáo án sinh học 11 kết nối bài Khái quát sinh sản ở sinh vật, giáo án sinh học 11 kết nối

Soạn giáo án sinh học 11 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay