[toc:ul]
Câu 1: Bức tranh " chiều xuân" qua ngòi bút của thi sĩ Anh Thơ hiện lên có gì đặc biệt? Hãy chỉ ra một số hình ảnh, chi tiết tiêu biểu làm nên nét riêng của bức tranh đồng quê ấy.
Câu 2: Vần và nhịp của bài thơ có tác dụng gì trong việc thể hiện vẻ đẹp đặc trưng của bức tranh chiều xuân ở thôn quê?
Câu 3: Trong nhịp hối hả của cuộc sống hiện đại, bức tranh quê trong bài thơ đem đến cho bạn suy nghĩ gì?
Câu 1: Bức tranh “chiều xuân” qua ngòi bút Anh Thơ có nét đặc biệt là: hiện lên tĩnh lặng, nhẹ nhàng, êm đềm, thơ mộng nưng phảng phất nỗi buồn. Qua từng khổ thơ chúng ta sẽ thấy rõ điều đó:
- Khổ 1: Bức tranh quê vào mùa xuân tĩnh lặng, êm đềm, thơ mộng, buồn phảng phất dịu dàng tromg cơn mưa xuân dịu êm với các hình cảnh: con đò biếng lười, dòng sông trôi, quán tranh im lìm, hoa xoan tím rụng.
- Khổ 2: Bức tranh sinh động nhẹ nhàng: đàn trâu gặm cỏ, những cánh bướm rập rờn. Đoạn thơ có sự tươi mát, thơ mộng, đầy ảo giác qua sự phát hiện mới mẻ và đầy kì thú của nhà thơ.
- Khổ 3: cảnh êm đềm, nhẹ nhàng. Đặc biệt đoạn thơ có sự xuất hiện của con người làm cho không gian hoạt động hơn, cảnh bớt vắng vẻ. Ở khổ 3 này Anh Thơ đã sử dụng thủ pháp dùng cái động để nói cái tĩnh. Bài thơ có được cái ấm áp của cảnh đời thường: cánh đồng lúa xanh, lũ cò con chốc chốc bay, giật mình cô gái yếm thắm
=> Ba khổ thơ khắc họa cảnh chiều xuân nơi đồng quê xứ Bắc đẹp nên thơ, thi vị, phảng phất cái buồn dìu dịu.
Câu 2: Vần và nhịp của bài thơ có tác dụng trong việc thể hiện vẻ đẹp đặc trưng của bức tranh chiều xuân ở thôn quê: Bài thơ sử dụng vần lưng, gieo vần giãn cách, và Nhịp thơ 3/5 chậm rãi, khoan thai với những hình ảnh quen thuộc trong ca dao và thơ ca cổ điển Việt Nam vẫn là bến nước, con sông, con đò, quán nước nhưng có lẽ không phải bên sông có đông người lên xuống mà là một bến vắng, con đò cũng không phải là con đò nối nhịp cầu hai cảng mà là con đò biếng lười, hờ hững để mặt dòng sông trôi xuôi và quán tranh im lìm, vắng lặng trong một chiều mưa xuân. Anh thơ đã chọn thể thơ 8 chữ, gieo vần giãn cách, mỗi khổ có 4 câu, bài thơ như là một bức tranh quê êm đềm, thư thái như tâm hồn người phụ nữ.
Câu 3: Trong nhịp hối hả của cuộc sống hiện đại, bức tranh quê trong bài thơ đem đến cho em suy nghĩ: Về vẻ đẹp chiều xuân bình dị, đơn sơ mộc mạc của làng quê Bắc Bộ. So với việc sống hối hả, bận rộn thì việc sống cuộc sống giản dị lại là xa xỉ.
Câu 1: Đó là một bức tranh tĩnh lặng, nhẹ nhàng, êm đềm, thơ mộng nưng phảng phất nỗi buồn.
- Khổ 1: Đó là các hình ảnh: con đò biếng lười, dòng sông trôi, quán tranh im lìm, hoa xoan tím rụng.
- Khổ 2: Là hình ảnh đàn trâu gặm cỏ, những cánh bướm rập rờn.
- Khổ 3: Là cảnh đời thường: cánh đồng lúa xanh, lũ cò con chốc chốc bay, giật mình cô gái yếm thắm
=> Ba khổ thơ khắc họa cảnh chiều xuân nơi đồng quê xứ Bắc đẹp nên thơ, thi vị, phảng phất cái buồn dìu dịu.
Câu 2: Bài thơ sử dụng vần lưng, gieo vần giãn cách, và Nhịp thơ 3/5 chậm rãi, khoan thai với những hình ảnh quen thuộc trong ca dao và thơ ca cổ điển Việt Nam. Anh thơ đã chọn thể thơ 8 chữ, gieo vần giãn cách, mỗi khổ có 4 câu.
-> Bài thơ như là một bức tranh quê êm đềm, thư thái như tâm hồn người phụ nữ.
Câu 3: Suy nghĩ về vẻ đẹp chiều xuân bình dị, đơn sơ mộc mạc của làng quê Bắc Bộ. So với việc sống hối hả, bận rộn thì việc sống cuộc sống giản dị lại là xa xỉ.
Câu 1: Đó là một bức tranh tĩnh lặng, nhẹ nhàng, êm đềm, thơ mộng nưng phảng phất nỗi buồn. Đó là các hình ảnh: con đò biếng lười, dòng sông trôi, quán tranh im lìm, hoa xoan tím rụng. Bài thơ khắc họa cảnh chiều xuân nơi đồng quê xứ Bắc đẹp nên thơ, thi vị, phảng phất cái buồn dìu dịu.
Câu 2: Bài thơ sử dụng vần lưng, gieo vần giãn cách, và Nhịp thơ 3/5 chậm rãi, khoan thai với những hình ảnh quen thuộc. Anh Thơ đã chọn thể thơ 8 chữ, gieo vần giãn cách, mỗi khổ có 4 câu.
-> Là một bức tranh quê êm đềm, thư thái.
Câu 3: Suy nghĩ về vẻ đẹp chiều xuân bình dị, đơn sơ mộc mạc của làng quê Bắc Bộ. So với việc sống hối hả, bận rộn thì việc sống cuộc sống giản dị lại là xa xỉ.