[toc:ul]
ĐỌC NGỮ LIỆU THAM KHẢO
Câu 1: Bài viết bàn về vấn đề gì? Nhận xét của bạn về hệ thống các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản.
Câu 2: Tóm tắt nội dung phần mở bài, thân bài, kết bài.
Câu 3: Bài viết đã sử dụng những cách thức nào để phần mở bài và kết bài gây ấn tượng?
Câu 4: Cách lập luận của tác giả khi trao đổi với ý kiến trái chiều có gì đáng lưu ý?
Đề bài: Câu lạc bộ Văn học của trường bạn tổ chức cuộc thi viết với chủ đế Những góc nhìn cuộc sống. Hãy viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội mà bạn quan tâm để gửi tham gia cuộc thi.
Câu hỏi: Từ bài viết của mình, bạn rút ra kinh nghiệm gì khi viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội.
Câu 1:
- Bài viết bàn về tầm quan trọng của việc học phương pháp học.
- Hệ thống các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản được trình bày theo trình tự và khá đầy đủ về vấn đề, chứng minh được vấn đề cần nghị luận.
Câu 2: Tóm tắt:
- Mờ bài: Dù suốt đời học tập nhưng không phải ai cũng thành công trên con đường học vấn. Phương pháp học là chìa khóa thành công trên hành trình lĩnh hội chi thức.
- Thân bài: Học phương pháp học là học các kĩ năng, cách thức để tiếp thu tri thức một cách nhanh và hiệu quả. Học phương pháp học giúp thích nghi và hội nhập với thế giới trong hoàn cảnh hiện đại và giúp cho việc học được hiệu quả.
- Kết bài: Để thành công thì cần có những phương pháp học tập hiệu quả và phù hợp, kĩ năng học chính là hành trang quan trọng để bước vào tương lai.
Câu 3: Bài viết đã sử dụng những cách thức là: Dùng các câu châm ngôn để phần mở bài và kết bài gây ấn tượng.
Câu 4: Cách lập luận của tác giả khi trao đổi với ý kiến trái chiều có điều đáng lưu ý: tác giả thể hiện quan điểm của mình và đưa ra những ý kiến hợp lý và chưa hợp lý giúp cho vấn đề trao đổi về các ý kiến trái chiều được bàn luận một cách trọn vẹn.
Viết bài văn nghị luận để gửi tham gia cuộc thi:
Mỗi chúng ta khi được sinh ra sẽ có một số phận, không thể tự lựa chọn cha mẹ cho mình. Có những người được sinh ra trong gia đình khá giả, có ba mẹ yêu thương. Cũng có nhũng người vừa sinh ra đã thiệt thòi bởi hoàn cảnh của gia đình khó khăn, hoặc bị ba mẹ bỏ rơi, có những người sinh ra đã không được khỏe mạnh.
Trong xã hội của chúng ta còn nhiều con người chịu nhiều thiệt thòi đó họ không đầu hàng số phận không chấp nhận mình sẽ là gánh nặng của gia đình và xã hội. Họ cố gắng vươn lên trong cuộc sống của chính mình. Như thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí một con người đã chịu rất nhiều trong cuộc sống khi sinh ra đã bị liệt hai tay. Nhưng bằng nghị lực phi thường của mình thầy đã thi đỗ đại học rồi trở thành một thầy giáo. Một thầy giáo dạy giỏi viết chữ bằng chân. Đó chính là một nỗ lực phi thường của mỗi con người. Những con người này thường phải nỗ lực gấp hai, ba lần thậm chí mười lần so với người khỏe mạnh bình thường nhưng họ lại tạo ra những kỳ tích mà người khỏe mạnh bình thường cũng không làm được. Dù tạo hóa không công bằng với họ nhưng họ không trông chờ vào lòng từ bi, thương hại của người khác mà luôn chủ động trong cuộc sống của mình. Thậm chí họ còn tạo nên nhiều thành công khiến cho người khác phải nể phục. Họ sinh ra có thể thiếu đi một bộ phận nào đó trên cơ thể nhưng bằng bàn tay khối óc của mình họ đã kiên cường vươn lên trong cuộc sống. Họ quyết khẳng định vị trí của mình không làm gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Ấy vậy mà cũng không ít bạn trẻ, khỏe mạnh lành lặn nhưng lại không chịu nỗ lực. Họ để cho những thói hư tật xấu trong cuộc sống cám dỗ mình rồi trở thành những kẻ tội phạm gây ra những tội ác ghê rợn. Những bạn trẻ này thật sự là gánh nặng của xã hội, họ thật sự không biết tận dụng những lợi thế mà cuộc sống, tạo hóa đã ban tặng cho mình sống hoài sống phí tuổi trẻ tương lai của mình. Rồi họ tìm cách đổ lỗi cho số phận.
Chính trái tim khối óc, ý chí của con người đã chiến thắng mọi thứ trong cuộc sống. Những con người có nghị lực sống thì không có khó khăn nào có thể làm họ gục ngã.
Câu hỏi:
1. Đọc kỹ đề
- Mục đích: Hiểu rõ yêu cầu của đề, phân biệt được tư tưởng đạo lý hay hiện tượng đời sống.
- Phương pháp xác định: Đọc kỹ đề, gạch chân dưới từ, cụm từ quan trọng để giải thích và xác lập luận điểm cho toàn bài. Từ đó có định hướng đúng mà viết bài cho tốt.
2. Lập dàn ý
- Giúp ta trình bày văn bản khoa học, có cấu trúc chặt chẽ, hợp logic.
- Kiểm soát được hệ thống ý, lập luận chặt chẽ, mạch lạc.
- Chủ động dung lượng các luận điểm phù hợp, tránh lan man, dài dòng.
3. Dẫn chứng phù hợp
- Không lấy những dẫn chứng chung chung (không có người, nội dung, sự việc cụ thể) sẽ không tốt cho bài làm.
- Dẫn chứng phải có tính thực tế và thuyết phục (người thật, việc thật).
- Đưa dẫn chứng phải thật khéo léo và phù hợp (tuyệt đối không kể lể dài dòng).
4. Lập luận chặt chẽ, lời văn cô động, giàu sức thuyết phục
- Lời văn, câu văn, đoạn văn viết phải cô đúc, ngắn gọn.
- Lập luận phải chặt chẽ.
- Cảm xúc trong sáng, lành mạnh.
- Để bài văn thấu tình đạt lý thì phải thường xuyên tạo lối viết song song (đồng tình, không đồng tình; ngợi ca, phản bác…).
5. Bài học nhận thức và hành động
- Sau khi phân tích, chứng minh, bàn luận… thì phải rút ra cho mình bài học.
- Thường bài học cho bản thân bao giờ cũng gắn liền với rèn luyện nhân cách cao đẹp, đấu tranh loại bỏ những thói xấu ra khỏi bản thân, học tập lối sống…
6. Độ dài cần phù hợp với yêu cầu đề bài
- Khi đọc đề cần chú ý yêu cầu đề (hình thức bài làm là đoạn văn hay bài văn, bao nhiêu câu, bao nhiêu chữ…) từ đó sắp xếp ý tạo thành bài văn hoàn chỉnh.
Câu 1:
- Tầm quan trọng của việc học phương pháp học.
- Được trình bày theo trình tự và khá đầy đủ về vấn đề, chứng minh được vấn đề cần nghị luận.
Câu 2:
- Mờ bài: Dù suốt đời học tập nhưng không phải ai cũng thành công trên con đường học vấn. Phương pháp học là chìa khóa thành công trên hành trình lĩnh hội chi thức.
- Thân bài: Học phương pháp học là học các kĩ năng, cách thức để tiếp thu tri thức một cách nhanh và hiệu quả.
- Kết bài: Để thành công thì cần có những phương pháp học tập hiệu quả và phù hợp, kĩ năng học chính là hành trang quan trọng để bước vào tương lai.
Câu 3: Dùng các câu châm ngôn để phần mở bài và kết bài gây ấn tượng.
Câu 4: Tác giả thể hiện quan điểm của mình và đưa ra những ý kiến hợp lý và chưa hợp lý giúp cho vấn đề trao đổi về các ý kiến trái chiều được bàn luận một cách trọn vẹn.
Viết bài văn nghị luận để gửi tham gia cuộc thi:
Mỗi chúng ta khi được sinh ra sẽ có một số phận. Có người thì ngay khi sinh ra đã gặp nhiều may mắn. Nhưng cũng có người từ khi lọt lòng đã phải chịu nhiều thiệt thòi. Thế nhưng họ không đầu hàng số phận không chấp nhận mình sẽ là gánh nặng của gia đình và xã hội. Họ cố gắng vươn lên trong cuộc sống của chính mình. Một tấm gương sáng rất đáng ngưỡng mộ là thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí, một con người đã chịu rất nhiều trong cuộc sống khi sinh ra đã bị liệt hai tay. Nhưng bằng nghị lực phi thường của mình thầy đã thi đỗ đại học rồi trở thành một thầy giáo. Một thầy giáo dạy giỏi viết chữ bằng chân. Đó chính là một nỗ lực phi thường của mỗi con người. Những con người này thường phải nỗ lực gấp hai, ba lần thậm chí mười lần so với người khỏe mạnh bình thường nhưng họ lại tạo ra những kỳ tích mà người khỏe mạnh bình thường cũng không làm được.
Ấy vậy mà cũng không ít bạn trẻ, khỏe mạnh lành lặn nhưng lại không chịu nỗ lực. Họ để cho những thói hư tật xấu trong cuộc sống cám dỗ mình rồi trở thành những kẻ tội phạm gây ra những tội ác ghê rợn. Những bạn trẻ này thật sự là gánh nặng của xã hội, họ thật sự không biết tận dụng những lợi thế mà cuộc sống, tạo hóa đã ban tặng cho mình sống hoài sống phí tuổi trẻ tương lai của mình. Rồi họ tìm cách đổ lỗi cho số phận.
Chính trái tim khối óc, ý chí của con người đã chiến thắng mọi thứ trong cuộc sống. Những con người có nghị lực sống thì không có khó khăn nào có thể làm họ gục ngã.
Câu hỏi:
1. Đọc kỹ đề
- Xác định được mục đích.
2. Lập dàn ý
- Giúp ta trình bày văn bản khoa học, có cấu trúc chặt chẽ, hợp logic.
- Kiểm soát được hệ thống ý, lập luận chặt chẽ, mạch lạc.
- Chủ động dung lượng các luận điểm phù hợp, tránh lan man, dài dòng.
3. Dẫn chứng phù hợp
- Không lấy những dẫn chứng chung chung.
- Dẫn chứng phải có tính thực tế và thuyết phục.
- Đưa dẫn chứng phải thật khéo léo và phù hợp.
4. Lập luận chặt chẽ, lời văn cô động, giàu sức thuyết phục
- Lời văn, câu văn, đoạn văn viết phải cô đúc, ngắn gọn.
- Lập luận phải chặt chẽ.
- Cảm xúc trong sáng, lành mạnh.
- Để bài văn thấu tình đạt lý thì phải thường xuyên tạo lối viết song song (đồng tình, không đồng tình; ngợi ca, phản bác…).
5. Bài học nhận thức và hành động
- Sau khi phân tích, chứng minh, bàn luận… thì phải rút ra cho mình bài học.
- Thường bài học cho bản thân bao giờ cũng gắn liền với rèn luyện nhân cách cao đẹp, đấu tranh loại bỏ những thói xấu ra khỏi bản thân, học tập lối sống…
6. Độ dài cần phù hợp với yêu cầu đề bài
- Khi đọc đề cần chú ý yêu cầu đề từ đó sắp xếp ý tạo thành bài văn hoàn chỉnh.
Câu 1:
- Tầm quan trọng của việc học phương pháp học.
- Được trình bày theo trình tự đưa ra vấn đề và chứng minh vấn đề.
Câu 2:
- Mờ bài: Phương pháp học là chìa khóa thành công trên hành trình lĩnh hội chi thức.
- Thân bài: Học phương pháp học là học những gì.
- Kết bài: Để thành công thì cần có những phương pháp học tập hiệu quả và phù hợp.
Câu 3: Dùng các câu châm ngôn để phần mở bài và kết bài gây ấn tượng.
Câu 4: Tác giả thể hiện quan điểm của mình và đưa ra những ý kiến hợp lý và chưa hợp lý giúp cho vấn đề trao đổi về các ý kiến trái chiều được bàn luận một cách trọn vẹn.
Viết bài văn nghị luận để gửi tham gia cuộc thi:
Mỗi chúng ta khi được sinh ra sẽ có một số phận. Có người thì ngay khi sinh ra đã gặp nhiều may mắn. Nhưng cũng có người từ khi lọt lòng đã phải chịu nhiều thiệt thòi. Thế nhưng họ không đầu hàng số phận không chấp nhận mình sẽ là gánh nặng của gia đình và xã hội. Họ cố gắng vươn lên trong cuộc sống của chính mình. Một tấm gương sáng rất đáng ngưỡng mộ là thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí, một con người đã chịu rất nhiều trong cuộc sống khi sinh ra đã bị liệt hai tay. Nhưng bằng nghị lực phi thường của mình thầy đã thi đỗ đại học rồi trở thành một thầy giáo. Một thầy giáo dạy giỏi viết chữ bằng chân. Đó chính là một nỗ lực phi thường của mỗi con người. Những con người này thường phải nỗ lực gấp hai, ba lần thậm chí mười lần so với người khỏe mạnh bình thường nhưng họ lại tạo ra những kỳ tích mà người khỏe mạnh bình thường cũng không làm được.
Ấy vậy mà cũng không ít bạn trẻ, khỏe mạnh lành lặn nhưng lại không chịu nỗ lực. Họ để cho những thói hư tật xấu trong cuộc sống cám dỗ mình rồi trở thành những kẻ tội phạm gây ra những tội ác ghê rợn. Những bạn trẻ này thật sự là gánh nặng của xã hội, họ thật sự không biết tận dụng những lợi thế mà cuộc sống, tạo hóa đã ban tặng cho mình sống hoài sống phí tuổi trẻ tương lai của mình. Rồi họ tìm cách đổ lỗi cho số phận.
Chính trái tim khối óc, ý chí của con người đã chiến thắng mọi thứ trong cuộc sống. Những con người có nghị lực sống thì không có khó khăn nào có thể làm họ gục ngã.
Câu hỏi:
1. Đọc kỹ đề
2. Lập dàn ý
3. Dẫn chứng phù hợp
4. Lập luận chặt chẽ, lời văn cô động, giàu sức thuyết phục
5. Bài học nhận thức và hành động
6. Độ dài cần phù hợp với yêu cầu đề bài