[toc:ul]
Câu 1: Bạn có suy nghĩ gì về hình ảnh người vợ trong văn bản?
Câu 2: Niềm khát khao đoàn tụ được thể hiện trong văn bản như thế nào? Hãy nêu một số chi tiết tiêu biểu thể hiện điều này.
Câu 3: Bạn đã bao giờ nghe câu chuyện nào khác kể về sự chia ly và khát vọng đoàn tụ trong cuộc sống hay chưa? Hãy chia sẻ câu chuyện đó với các bạn bằng cách kể hoặc viết lại.
Câu 1: Suy nghĩ của em về hình ảnh người vợ trong văn bản: Dì Bảy trong bài tản văn giống như hình tượng hòn Vọng Phu ở các câu chuyện cổ. Vì qua câu chuyện, em thấy được ở dì sự chờ đợi, thương yêu, không quản khó nhọc hi sinh vun vén gia đình, thủy chung một lòng với người chồng nơi chiến trận. Dù biết chồng đã hi sinh, dì cũng không màng đoái hoài tới những lời dạm hỏi, một lòng chăm lo cho gia đình nhỏ, ngày ngày ngồi đợi trước hiên nhà, hoài vọng quá khứ đã đi qua.
Câu 2: Niềm khát khao đoàn tụ được thể hiện trong văn bản: Mỗi ngày, sau khi đi làm đồng trở về, dì tôi thường ngồi trên bộ phản gõ ngoài hiên nhìn ra con ngõ, nơi ngày xưa dượng cùng những người đồng đội lần đầu đến nhà tôi xin chỗ trú quân. Năm dượng đi, dì tròn 20 tuổi. Suốt 20 năm sau đó, có những người ngỏ ý, dạm hỏi, dì vẫn không lung lạc, với niềm tin sẽ có ngày dượng trở về.
Câu 3: Em đã từng nghe câu chuyện nào khác kể về sự chia ly và khát vọng đoàn tụ trong cuộc sống:
Câu chuyện của Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Tôi có người bạn, nhà thơ, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hoàng, anh ấy khi đang làm nghiên cứu sinh ở Nga, đứa con gái 13 tuổi mất tích mà chỉ sau mấy ngày, tóc anh bạc trắng cho đến tận bây giờ. Và anh suốt đời vẫn đi lang thang, ngày đêm chờ đứa con trở về, kể cả nó có trở về trong hình thức nào, trở về trong số phận nào, trở về trong một ngôn ngữ nào mặc dù có thể tiếng Việt đã lãng quên thì đấy vẫn là niềm hạnh phúc lớn nhất.
Anh nói với tôi rằng đôi mắt trần tục của anh có thể ngủ như một người bình thường nhưng đôi mắt yêu thương, đợi chờ lương tâm anh mở suốt mấy chục năm nay không bao giờ nhắm được. Nếu không tìm được người con đấy là nỗi đau lớn của bạn tôi.
Câu 1: Dì Bảy trong bài tản văn giống như hình tượng hòn Vọng Phu ở các câu chuyện cổ. Vì qua câu chuyện, em thấy được ở dì sự chờ đợi, thương yêu, không quản khó nhọc hi sinh vun vén gia đình, thủy chung một lòng với người chồng nơi chiến trận.
Câu 2: Mỗi ngày, sau khi đi làm đồng trở về, dì tôi thường ngồi trên bộ phản gõ ngoài hiên nhìn ra con ngõ, nơi ngày xưa dượng cùng những người đồng đội lần đầu đến nhà tôi xin chỗ trú quân. Năm dượng đi, dì tròn 20 tuổi. Suốt 20 năm sau đó, có những người ngỏ ý, dạm hỏi, dì vẫn không lung lạc, với niềm tin sẽ có ngày dượng trở về.
Câu 3: Rồi. Đó là câu chuyện của nhà thơ, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hoàng, anh ấy khi đang làm nghiên cứu sinh ở Nga, đứa con gái 13 tuổi mất tích mà chỉ sau mấy ngày, tóc anh bạc trắng cho đến tận bây giờ. Và anh suốt đời vẫn đi lang thang, ngày đêm chờ đứa con trở về, kể cả nó có trở về trong hình thức nào, trở về trong số phận nào, trở về trong một ngôn ngữ nào mặc dù có thể tiếng Việt đã lãng quên thì đấy vẫn là niềm hạnh phúc lớn nhất.
IV. Soạn bài cực ngắn: Ngồi đợi trước hiên nhà
Câu 1: Dì Bảy trong bài tản văn giống như hình tượng hòn Vọng Phu ở các câu chuyện cổ.
Câu 2: Mỗi ngày, sau khi đi làm đồng trở về, dì tôi thường ngồi trên bộ phản gõ ngoài hiên nhìn ra con ngõ. Năm dượng đi, dì tròn 20 tuổi. Suốt 20 năm sau đó, có những người ngỏ ý, dạm hỏi, dì vẫn không lung lạc, với niềm tin sẽ có ngày dượng trở về.
Câu 3: Rồi. Đó là câu chuyện của nhà thơ, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hoàng, anh ấy khi đang làm nghiên cứu sinh ở Nga, đứa con gái 13 tuổi mất tích mà chỉ sau mấy ngày, tóc anh bạc trắng cho đến tận bây giờ. Và anh suốt đời vẫn đi lang thang, ngày đêm chờ đứa con trở về.