[toc:ul]
CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC
Câu hỏi: Đã bao giờ bạn tự hỏi: " Tôi là ai? Ước mơ lớn nhất của tôi là gì? Tôi có thể làm gì để đạt được ước mơ ấy?". Hãy chia sẻ với các bạn những suy nghĩ đó của mình.
CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN
Câu 1: Lời thoại của Vũ Như Tô và Đan Thiềm cho thấy họ có quan điểm như thế nào về hành động và cảm xúc của quần chúng nhân dân.
Câu 2: Vì sao Đan Thiềm luôn tỏ ra lo lắng còn Vũ Như Tô lại không?
Câu 3: Từ lời của Nguyễn Vũ, bạn dự đoán điều gì sẽ xảy ra với các nhân vật trong đoạn trích?
Câu 4: Chú ý giọng điệu các lời thoại của Đan Thiềm trong đoạn này.
Câu 5: So sánh biểu cảm của Vũ Như Tô và quân sĩ trước sự sụp đổ của Cửu Trùng Đài.
CÂU HỎI SAU KHI ĐỌCCâu 1: Tóm tắt diễn biến sự kiện và hành động của các nhân vật từ Lớp I đến Lớp IX.
Câu 2: Qua hệ thống nhân vật ở các lớp kịch, hãy xác định những xung đột cơ bản của văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.
Câu 3: Bạn hình dung thế nào về công trình " Cửu Trùng Đài" mà Vũ Như Tô đang xây dựng dở dang? Việc xây dựng công trình ấy có phải là nguyên nhân chính gây nên bạo loạn và kết cuộc bi thảm ở cuối Hồi V hay không? Vì sao?
Câu 6: Thể loại bi kịch thường kết thúc với cái chết hoặc sự mất mát khủng khiếp của nhân vật. Từ đoạn kết của bi kịch Vũ Như Tô, hãy chỉ ra những mất mát mà nhân vật chính phải gánh chịu.
Câu 7: Theo bạn, bi kịch Vũ Như Tô là tác phẩm có một chủ đề hay nhiều chủ đề? Điều đó đã được thể hiện trong Hồi V ( Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài) như thế nào?
Câu 8: Qua văn bản trên, tác giả muốn thể hiện thông điệp và tư tưởng gì? Tư tưởng và thông điệp đó còn có ý nghĩa gì đối với đời sống đương đại không?
CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC
Chắc hẳn ai cũng đã tự đặt cho mình các câu hỏi như: " Tôi là ai? Ước mơ lớn nhất của tôi là gì? Tôi có thể làm gì để đạt được ước mơ ấy?". Em cũng đã từng như vậy. Ước mơ lớn nhất của em chính là có thể trở thành một bác sĩ. rong tiềm thức của em thì bác sĩ là một người vô cùng vĩ đại, vì bác sĩ chính là người chữa trị cho tất cả mọi người khi bị ốm đau, bệnh tật. Đã có lần em bị ốm nặng, ho nhiều, người thì rất khó chịu. Bố mẹ đã đưa em đi đến bác sĩ, sau khi được bác sĩ thăm khám và cho uống thuốc thì em đã đỡ rất nhiều, không còn khó chịu như lúc trước nữa, vài ngày sau thì em đã khỏi ốm. Em càng ngưỡng mộ nghề này hơn. Một lí do khác mà em ước trở thành bác sĩ, đó chính là em muốn giúp đỡ cho các bạn, các bác, các cô nghèo nhưng không có tiền đi bệnh viện. Những người đó vô cùng đáng thương vì dù bệnh nặng đến đâu cũng chỉ có thể tự mình cắn răng chịu đựng, không có tiền đi khám khiến cho bệnh tình ngày càng trở nặng hơn. Em sẽ nỗ lực, cố gắng học tập thật tốt để có thể trở thành một người bác sĩ giỏi. Để thực hiện được ước mơ của mình sẽ phải trải qua rất nhiều khó khăn nhưng khi còn có mơ ước thì em sẽ cố gắng thực hiện đến cùng.
CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN
Câu 1: Lời thoại của Vũ Như Tô và Đan Thiềm cho thấy họ có quan điểm ngạc nhiên và cảm thấy oan ức về hành động và cảm xúc của quần chúng nhân dân. Vũ Như Tô không hề nghĩ việc mình xây dựng Cửu Trùng Đài cho đất nước lại là có tội. Đến khi cuộc nổi loạn nổ ra, Đan Thiềm khuyên Vũ Như Tô chạy chốn nhưng ông vẫn không chịu vì tin vào việc làm “quang minh chính đại” của mình, vẫn hy vọng sẽ thuyết phục được An Hòa Hầu – kẻ cầm đầu phe phản loạn.
Câu 2: Đan Thiềm luôn tỏ ra lo lắng còn Vũ Như Tô lại không: Vì nàng hiểu được tình thế hiện tại, lo lắng cho Vũ Như Tô. Vũ Như Tô không hề nghĩ việc mình xây dựng Cửu Trùng Đài cho đất nước lại là có tội. Đan Thiềm khuyên Vũ Như Tô chạy chốn nhưng ông vẫn không chịu vì tin vào việc làm “quang minh chính đại” của mình, nàng khuyên Vũ Như Tô chạy chốn để bảo toàn tính mạng -> Nàng có thể hy sinh tính mạng để bảo vệ người tài.
Câu 3: Từ lời của Nguyễn Vũ, có thể thấy Duy Sản là người tiểu nhân sẽ quay lại trả thù, làm hại hoàng thượng, làm hại Nguyễn Vũ vì đã khiến mình bị mất mặt
Câu 4: Giọng điệu các lời thoại của Đan Thiềm trong đoạn này thể hiện sự gấp gáp, lo sợ người tài giỏi như Vũ Như Tô sẽ bị giết nên đã hạ mình van xin để Vũ Như Tô được sống, vừa lo vừa thể hiện sự dũng cảm.
Câu 5: So sánh: Vũ Như Tô: Đau đớn, xót xa khi Cửu Trùng Đài bị đốt.
Quân sĩ lại vui vẻ và ăn mừng hả hê.
-> Thể hiện sự mâu thuẫn: - Cửu Trùng Đài bị đốt, Vũ Như Tô chết, nhân dân trước sau không hiểu gì về việc sáng tạo của nghệ sĩ, họ càng không hiểu việc làm của quần chúng và phe cánh nổi loạn, nếu ông trốn đi thì mâu thuẫn vẫn không thể giải quyết.
CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC
Câu 1: Tóm tắt diễn biến sự kiện và hành động của các nhân vật từ Lớp I đến Lớp IX: Ở hồi này, mâu thuẫn giữa dân chúng, những người bị bắt làm phu phen khổ sai và tầng lớp phong kiến, vua chúa ngày càng gay gắt. Lợi dụng điều đó, Quận công Trịnh Duy Sản – kẻ cầm đầu phe đối lập trong triều đình – đã dấy binh nổi loạn, lôi kéo thợ làm phản, giết chết cả Lê Tương Dực, Vũ Như Tô và Đan Thiềm. Còn Đài Cửu Trùng thì bị đập phá, thiêu hủy.
Câu 2: Các xung đột cơ bản:
- Mâu thuẫn giữa nhân dân lao động với tầng lớp phong kiến.
- Mâu thuẫn giữa Vũ Như Tô và những người phu phen bị bắt bớ, phu dịch để xây Cửu Trùng Đài ⇒ Mâu thuẫn giữa nghệ thuật thuần túy, cao siêu và đời sống hiện thực của con người.
Câu 3: Mọi mâu thuẫn trong vở kịch đều xoay quanh công trình kiến trúc vĩ đại này.
Đó là một công trình kiến trúc mà tầm vóc không chỉ tính đếm bằng lượng gỗ cây đại khối, cho dù là những con số nghe qua cũng đủ kinh hoàng: 200 vạn cây gỗ chất đống cao như núi, 20 vạn phiến đá lớn, 40 vạn phiến đá nhỏ đều từ Chân Lạp tải ra. Đặc biệt công trình này lúc nào cũng cần tới 15 vạn thợ - con số kinh hoàng ngang tầm với một cuộc chiến tranh.
Tầm vóc của nó phải hình dung bằng tầm vóc ý tưởng, khát vọng ngạo nghễ của người tạo ra nó: một công trình độc nhất vô nhị vượt qua được tất cả các kì quan của Ấn Độ, Trung Quốc, Chiêm Thành… mà người đời thường truyền tụng. Một kì quan bền vững, bất diệt. Đặc biệt, tác giả của nó không thèm tranh tinh xảo với người mà “tranh tinh xảo với hóa công”.
Đó là hiện thân của cái ĐẸP, không phải cái ĐẸP thông thường mà là cái ĐẸP siêu đẳng. Nó còn là hiện thân cho cái đẹp của sự xa hoa, lãng phí.
Ý nghĩa biểu tượng thâm trầm của Cửu Trùng Đài được cắt nghĩa từ nhiều mối quan hệ.
Cuối vở kịch, Cửu Trùng Đài bị đốt, Vũ Như Tô và Đan Thiềm tột cùng đau đớn vĩnh biệt Cửu Trùng Đài và vĩnh biệt nhau (- Đan Thiềm: Đài lớn tan tành, ông Cả ơi! Xin cùng ông vĩnh biệt.
- Vũ Như Tô: Đan Thiềm! Xin cùng bà vĩnh biệt!) thì cái tên Cửu Trùng Đài còn có ý nghĩa là biểu tượng cho “giấc mộng lớn”, cho sự bền vững, trường tồn. Nhưng cái đẹp và sự tồn tại của nó hóa ra chỉ ngắn ngủi, mong manh như một giấc chiêm bao.
-> Việc xây dựng công trình ấy là nguyên nhân chính gây nên bạo loạn và kết cuộc bi thảm ở cuối Hồi V vì nó khiến cho Vũ Như Tô phải trả giá bằng mạng sống.
Câu 6: Từ đoạn kết của bi kịch Vũ Như Tô, hãy chỉ ra những mất mát mà nhân vật chính phải gánh chịu: Ở hồi cuối, mâu thuẫn giữa nghệ thuật cao siêu, vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh vẫn chưa được giải quyết dứt khoát. Vũ Như Tô đến tận lúc chết vẫn không nhận ra được bi kịch, mâu thuẫn mà mình mắc phải, vẫn đinh ninh mình vô tội, thà chết chứ không nhận sai.
Câu 7: Theo em, bi kịch Vũ Như Tô là tác phẩm có nhiều chủ đề. Điều đó đã được thể hiện trong Hồi V ( Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài) như qua lời tựa đề và các tình huống. Lẽ phải thuộc về Vũ Như Tô hay những kẻ giết Vũ Như Tô? Tác giả không thể đưa ra một lời giải đáp thỏa đáng. Qua đó có thể thấy chân lí không hoàn toàn thuộc về phía nào: việc mất Cửu Trùng Đài vừa nên mừng vừa nên tiếc....
Câu 8: Qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả đã đặt ra những vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa muôn thuở về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa lí tưởng nghệ thuật cao siêu, thuần túy với lợi ích thiết thân và trực tiếp của nhân dân,...
CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC
Ước mơ lớn nhất của em chính là có thể trở thành một bác sĩ. Trong tiềm thức của em thì bác sĩ là một người vô cùng vĩ đại, vì bác sĩ chính là người chữa trị cho tất cả mọi người khi bị ốm đau, bệnh tật. Đã có lần em bị ốm nặng, ho nhiều, người thì rất khó chịu. Bố mẹ đã đưa em đi đến bác sĩ, sau khi được bác sĩ thăm khám và cho uống thuốc thì em đã đỡ rất nhiều, không còn khó chịu như lúc trước nữa, vài ngày sau thì em đã khỏi ốm. Em càng ngưỡng mộ nghề này hơn. Em sẽ nỗ lực, cố gắng học tập thật tốt để có thể trở thành một người bác sĩ giỏi. Để thực hiện được ước mơ của mình sẽ phải trải qua rất nhiều khó khăn nhưng khi còn có mơ ước thì em sẽ cố gắng thực hiện đến cùng.
CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN
Câu 1: Họ có quan điểm ngạc nhiên và cảm thấy oan ức về hành động và cảm xúc của quần chúng nhân dân. Vũ Như Tô không hề nghĩ việc mình xây dựng Cửu Trùng Đài cho đất nước lại là có tội. Đến khi cuộc nổi loạn nổ ra, Đan Thiềm khuyên Vũ Như Tô chạy chốn nhưng ông vẫn không chịu vì tin vào việc làm “quang minh chính đại” của mình, vẫn hy vọng sẽ thuyết phục được An Hòa Hầu – kẻ cầm đầu phe phản loạn.
Câu 2: Vì nàng hiểu được tình thế hiện tại, lo lắng cho Vũ Như Tô. Vũ Như Tô không hề nghĩ việc mình xây dựng Cửu Trùng Đài cho đất nước lại là có tội. Đan Thiềm khuyên Vũ Như Tô chạy chốn nhưng ông vẫn không chịu vì tin vào việc làm “quang minh chính đại” của mình, nàng khuyên Vũ Như Tô chạy chốn để bảo toàn tính mạng -> Nàng có thể hy sinh tính mạng để bảo vệ người tài.
Câu 3: Duy Sản là người tiểu nhân sẽ quay lại trả thù, làm hại hoàng thượng, làm hại Nguyễn Vũ vì đã khiến mình bị mất mặt
Câu 4: Giọng điệu các lời thoại của Đan Thiềm trong đoạn này thể hiện sự gấp gáp, lo sợ người tài giỏi như Vũ Như Tô sẽ bị giết nên đã hạ mình van xin để Vũ Như Tô được sống.
Câu 5:
- Vũ Như Tô: Đau đớn, xót xa khi Cửu Trùng Đài bị đốt.
- Quân sĩ lại vui vẻ và ăn mừng hả hê.
-> Thể hiện sự mâu thuẫn
CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC
Câu 1: Ở hồi này, mâu thuẫn giữa dân chúng, những người bị bắt làm phu phen khổ sai và tầng lớp phong kiến, vua chúa ngày càng gay gắt. Lợi dụng điều đó, Quận công Trịnh Duy Sản – kẻ cầm đầu phe đối lập trong triều đình – đã dấy binh nổi loạn, lôi kéo thợ làm phản, giết chết cả Lê Tương Dực, Vũ Như Tô và Đan Thiềm. Còn Đài Cửu Trùng thì bị đập phá, thiêu hủy.
Câu 2:
- Mâu thuẫn giữa nhân dân lao động với tầng lớp phong kiến.
- Mâu thuẫn giữa Vũ Như Tô và những người phu phen bị bắt bớ, phu dịch để xây Cửu Trùng Đài ⇒ Mâu thuẫn giữa nghệ thuật thuần túy, cao siêu và đời sống hiện thực của con người.
Câu 3:
- Đó là hiện thân của cái ĐẸP, không phải cái ĐẸP thông thường mà là cái ĐẸP siêu đẳng. Nó còn là hiện thân cho cái đẹp của sự xa hoa, lãng phí.
- Việc xây dựng công trình ấy là nguyên nhân chính gây nên bạo loạn và kết cuộc bi thảm ở cuối Hồi V vì nó khiến cho Vũ Như Tô phải trả giá bằng mạng sống.
Câu 6: Ở hồi cuối, mâu thuẫn giữa nghệ thuật cao siêu, vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh vẫn chưa được giải quyết dứt khoát. Vũ Như Tô đến tận lúc chết vẫn không nhận ra được bi kịch, mâu thuẫn mà mình mắc phải, vẫn đinh ninh mình vô tội, thà chết chứ không nhận sai.
Câu 7:
- Là tác phẩm có nhiều chủ đề.
- Lẽ phải thuộc về Vũ Như Tô hay những kẻ giết Vũ Như Tô? Tác giả không thể đưa ra một lời giải đáp thỏa đáng. Qua đó có thể thấy chân lí không hoàn toàn thuộc về phía nào: việc mất Cửu Trùng Đài vừa nên mừng vừa nên tiếc....
Câu 8: Tác giả đã đặt ra những vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa muôn thuở về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa lí tưởng nghệ thuật cao siêu, thuần túy với lợi ích thiết thân và trực tiếp của nhân dân,...
CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC
Ước mơ lớn nhất của em chính là có thể trở thành một bác sĩ. Đã có lần em bị ốm nặng, ho nhiều, người thì rất khó chịu. Bố mẹ đã đưa em đi đến bác sĩ, sau khi được bác sĩ thăm khám và cho uống thuốc thì em đã đỡ rất nhiều, không còn khó chịu như lúc trước nữa, vài ngày sau thì em đã khỏi ốm. Em càng ngưỡng mộ nghề này hơn. Em sẽ nỗ lực, cố gắng học tập thật tốt để có thể trở thành một người bác sĩ giỏi.
CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN
Câu 1: Họ có quan điểm ngạc nhiên và cảm thấy oan ức về hành động và cảm xúc của quần chúng nhân dân.
Câu 2: Vì nàng hiểu được tình thế hiện tại, lo lắng cho Vũ Như Tô. Vũ Như Tô không hề nghĩ việc mình xây dựng Cửu Trùng Đài cho đất nước lại là có tội.
Câu 3: Duy Sản là người tiểu nhân sẽ quay lại trả thù, làm hại hoàng thượng, làm hại Nguyễn Vũ vì đã khiến mình bị mất mặt
Câu 4: Thể hiện sự gấp gáp, lo sợ người tài giỏi như Vũ Như Tô sẽ bị giết nên đã hạ mình van xin để Vũ Như Tô được sống.
Câu 5: Khi Cửu Trùng Đài bị đốt
- Vũ Như Tô: Đau đớn, xót xa.
- Quân sĩ lại vui vẻ và ăn mừng hả hê.
-> Thể hiện sự mâu thuẫn
CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC
Câu 1: Ở hồi này, mâu thuẫn giữa dân chúng, những người bị bắt làm phu phen khổ sai và tầng lớp phong kiến, vua chúa ngày càng gay gắt. Lợi dụng điều đó, Quận công Trịnh Duy Sản – kẻ cầm đầu phe đối lập trong triều đình. Còn Đài Cửu Trùng thì bị đập phá, thiêu hủy.
Câu 2:
- Mâu thuẫn giữa nhân dân lao động với tầng lớp phong kiến.
- Mâu thuẫn giữa Vũ Như Tô và những người phu phen bị bắt bớ, phu dịch để xây Cửu Trùng Đài.
Câu 3:
- Nó là hiện thân cho cái đẹp của sự xa hoa, lãng phí.
- Việc xây dựng công trình ấy là nguyên nhân chính gây nên bạo loạn và kết cuộc bi thảm ở cuối Hồi V.
Câu 6: Vũ Như Tô đến tận lúc chết vẫn không nhận ra được bi kịch, mâu thuẫn mà mình mắc phải, vẫn đinh ninh mình vô tội, thà chết chứ không nhận sai.
Câu 7:
- Là tác phẩm có nhiều chủ đề.
- Lẽ phải thuộc về Vũ Như Tô hay những kẻ giết Vũ Như Tô? Tác giả không thể đưa ra một lời giải đáp thỏa đáng.
Câu 8: Tác giả đã đặt ra những vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa muôn thuở về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa lí tưởng nghệ thuật cao siêu, thuần túy với lợi ích thiết thân và trực tiếp của nhân dân,...