[toc:ul]
1. Mặt phẳng
HĐ 1: Mặt sân vận động thường được làm phẳng.
Mặt phẳng (P) còn được viết tắt mp(P) hoặc (P).
Luyện tập 1
Các ví dụ trong thực tiễn nói về một phần của mặt phẳng là: Mặt bàn, mặt ghế, nền nhà, ...
2. Điểm thuộc mặt phẳng
HĐ 2: Nếu coi mặt sân Napoléon là một phần của mặt phẳng (P) thì đỉnh của kim tự tháp không thuộc mặt phẳng (P).
Điểm thuộc mặt phẳng
3. Hình biểu diễn của một hình trong không gian
a) Khái niệm
Hình được vẽ trong mặt phẳng để giúp ta hình dung được về một hình trong không gian gọi là hình biểu diễn của hình không gian đó.
b) Quy tắc vẽ hình biểu diễn của hình trong không gian
Ví dụ 1 (SGK -tr.87)
Luyện tập 2
HĐ 3: Dựa vào Hình 9, cần có 2 điểm đỡ để giữ cố định được xà ngang.
Tính chất 1: Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt cho trước
HĐ 4: Vì ba điểm chân kiềng sẽ cùng nằm trên mặt phẳng là nền đất.
Tính chất 2: Có một và chỉ một mặt phẳng đi qua ba điểm không thẳng hàng cho trước.
Ví dụ: Mặt phẳng qua ba điểm A, B, C không thẳng hàng được kí hiệu là mp(ABC) hoặc (ABC).
Tính chất 3: Nếu một đường thẳng có hai điểm phân biệt thuộc một mặt phẳng thì mọi điểm của đường thẳng đều thuộc mặt phẳng đó.
Nhận xét: Nếu đường thẳng d đi qua hai điểm phân biệt A, B của mặt phẳng (P) thì đường thẳng d nằm trong mặt phẳng (P) hoặc (P) chứa d, hoặc (P) đi qua d, thường được kí hiệu là d ⊂ (P) hoặc (P) ⊂ d.
Ví dụ 2 (SGK -tr.88)
Tính chất 4: Tồn tại bốn điểm không cùng nằm trên một mặt phẳng.
Ví dụ 3 (SGK -tr.88)
HĐ5: Giao giữa bức tường chứa bảng với nền nhà là một đường thẳng.
Tính chất 5: Nếu hai mặt phẳng phân biệt có một điểm chung thì chúng có một đường thẳng chung duy nhất chứa tất cả các điểm chung của hai phẳng đó.
Chú ý: đường thẳng chung d (nếu có) của hai mặt phẳng phân biệt (P) và (Q) được gọi là giao tuyến của hai mặt phẳng đó. Kí hiệu d = (P) ∩ (Q).
Ví dụ 4 (SGK -tr.89)
Nhận xét:
Luyện tập 3
Ta có: AC cắt BD tại O nên O thuộc hai mặt phẳng (SAC) và (SBD).
Mà S cũng thuộc hai mặt phẳng (SAC) và (SBD).
Do đó: SO là giao tuyến của hai mặt phẳng.
Tính chất 6: Trên mỗi mặt phẳng, tất cả các kết đã biết trong hình học phẳng đều đúng.
HĐ 6
a) Do nếu mặt phẳng đi qua hai điểm của d thì sẽ d sẽ thuộc mặt phẳng đó.
Mà d đi qua B, C ∈ (ABC)
Nên mặt phẳng đi qua ba điểm A, B, C sẽ đi qua đường thẳng d.
b) Có duy nhất một mặt phẳng đi qua điểm A và đường thẳng d.
Định lí 1: Cho điểm A không thuộc đường thẳng d. Khi đó, qua điểm A và đường thẳng d có một và chỉ một mặt phẳng, kí hiệu mp(A, d) hoặc (A, d).
HĐ 7
a) Mặt phẳng đi qua A, O nên đi qua đường thẳng a.
Mặt phẳng đi qua B, O nên đi qua đường thẳng b.
b) Có một mặt phẳng đi qua hai đường thẳng a và b.
Định lí 2: Cho hai đường thẳng a và b cắt nhau. Khi đó, qua a và b có một và chỉ một mặt phẳng, kí hiệu mp(a,b).
Nhận xét: Mặt phẳng được xác định theo một trong ba cách sau:
Ví dụ 5 (SGK -tr.90+91)
Luyện tập 4
Giả sử có mặt phẳng (α) đi chứa hai đường thẳng AD và BC.
Khi đó A, B, C,D ∈ (α)
Mà A, B, C ∈ (P)
Suy ra mặt phẳng trùng mặt phẳng (P), nhưng điểm D không thuộc (P).
Suy ra mâu thuẫn.
Vậy AD và BC không xác định được một mặt phẳng.
1. Hình chóp
HĐ 8
a) Đỉnh S không nằm trong mặt phẳng (ABCD).
b) Các mặt bên của hộp quà lưu niệm có dạng hình tam giác cân.
Mặt đáy của hộp quà lưu niệm có dạng hình vuông.
Kết luận: Trong mặt phẳng (P), cho đa giác $A_{1}A_{2}...A_{n}$ n ≥ 3. Lấy một điểm S nằm ngoài (P). Nối S với các đỉnh $A_{1},A_{2},...,A_{n}$ để được n tam giác $SA_{1}A_{2},SA_{2}A_{3},...,SA_{n}A_{1}$. Hình gồm n tam giác đó và đa giác $A_{1}A_{2}...A_{n}$ được gọi là hình chóp và kí hiệu là $S.A_{1}A_{2}...A_{n}$.
Trong hình chóp $S.A_{1}A_{2}...A_{n}$,
Ta gọi hình chóp có đáy tam giác, tứ giác, ngũ giác,… lần lượt là hình chóp tam giác, hình chóp tứ giác, hình chóp ngũ giác,…
Luyện tập 5
Trong mặt phẳng (ABCD): Gọi giao điểm của AB với NC là E.
Mà NC ⊂ (CMN)
Suy ra: E là giao điểm của AB và (CMN).
Trong mặt phẳng (SAB): Kéo dài EM cắt SB tại F. Mà EM ⊂ (CMN)
Suy ra F là giao điểm của SB và (CMN).
b) Ta có: M ∈ SA mà SA ⊂ SAB nên M ∈ SAB;
M ∈ CM mà CM ⊂ (CMN) nên M ∈ (CMN). Do đó M là giao điểm của hai mặt phẳng (SAB) và (CMN).
Ta lại có: AB ∩ CN = {E}; AB ⊂ (SAB); CN ⊂ (CMN). Do đó E là giao điểm của hai mặt phẳng (SAB) và (CMN).
Vì vậy EM là giao tuyến của (SAB) và (CMN).
Ta có: C ∈ SC mà SC ⊂ (SBC); C ∈ CM mà CM ⊂ (CMN). Do đó C là giao điểm của hai mặt phẳng (SBC) và (CMN).
Ta lại có: SB ∩ EM = {F}; SB ⊂ (SBC); EM ⊂ (CMN). Do đó F là giao điểm của hai mặt phẳng (SBC) và (CMN).
Vì vậy CF là giao tuyến của hai mặt phẳng (SBC) và (CMN).
2. Hình tứ diện
HĐ 9:
a) Khối rubik tam giác có 4 đỉnh. Các đỉnh không cùng nằm trong một mặt phẳng.
b) Khối rubik tam giác có 4 mặt. Mỗi mặt của khối rubik tam giác là hình tam giác.
Kết luận: Cho bốn điểm A,B,C,D không đồng phẳng. Hình gồm bốn tam giác ABC, ACD, ABD và BCD được gọi là hình tứ diện (hay tứ diện), kí hiệu là ABCD.
Trong hình tứ diện ABCD:
Hình tứ diện có các mặt là tam giác đều gọi là hình tứ diện đều.
Mỗi hình chóp tam giác là một hình tứ diện. Ngược lại. nếu ta quy định rõ đỉnh và mặt đáy trong một hình tứ diện thì hình tứ diện đó trở thành hình chóp tam giác.
Ví dụ 7 (SGK -tr.93)
Nhận xét: Để chứng minh ba điểm thẳng hàng, ta có thể chỉ ra ba điểm đó cùng thuộc hai mặt phẳng phân biệt.
Luyện tập 6
a) Trong mặt phẳng (ABC), gọi giao điểm của MP với AC là E.
Mà MP ⊂ (MNP) nên E là giao điểm của AC với (MNP).
Trong mặt phẳng (ABD), gọi giao điểm của MN với BD là F.
Mà MN ⊂ (MNP) nên F là giao điểm của BD với (MNP).
b) Trong mặt phẳng (ACD), nối NE cắt CD tại I.
Khi đó I ∈ NE nên I ∈ (MNP) và I ∈ CD nên I ∈ (BCD).
Khi đó I thuộc giao tuyến của (MNP) và (BCD).
Mà PF là giao tuyến của (MNP) và (BCD).
Suy ra PF đi qua I.
Vậy các đường thẳng NE, PF và CD cùng đi qua một điểm.