[toc:ul]
1. Định nghĩa
HĐ 1:
a) Ta có bảng:
x | x$_{1}$ = 2 | $x_{2}=\frac{3}{2}$ | $x_{3}=\frac{4}{3}$ | $x_{4}=\frac{5}{4}$ | ... | $x_{n}=\frac{n+1}{n}$ | ... |
f(x) | f(x$_{1}$) = 4 | f(x$_{2}$) = 3 | $f(x_{3})=\frac{8}{3}$ | $f(x_{4})=\frac{5}{2}$ | ... | $f(x_{n})=\frac{2(n+1)}{n}$ | ... |
b) Lấy dãy (x$_{n}$) bất kí thỏa mãn x$_{n}$ → 1 ta có:
f(x$_{n}$) = 2x$_{n}$
=> limf(x$_{n}$) = lim2x$_{n}$ = 2limx$_{n}$ = 2.1 = 2
Định nghĩa: Cho khoảng K chứa điểm x$_{0}$ và hàm số f(x) xác định trên K hoặc trên K\{x$_{0}$} hàm số f(x) có giới hạn là số L khi x dần tới x$_{0}$ nếu với dãy số (x$_{n}$) bất kì, (x$_{n}$) ∈ K\{x$_{0}$} và x$_{n}$→x$_{0}$ thì f(x$_{n}$)→L.
Kí hiệu $\lim_{x\rightarrow x_{0}}f(x)=L$ hay f(x)→L khi x→x$_{0}$.
Nhận xét: $\lim_{x\rightarrow x_{0}}x=x_{0};\lim_{x\rightarrow x_{0}}c=c$, với c là hằng số.
Ví dụ 1 (SGK -tr.60)
Chú ý: Hàm số f(x) có thể không xác định tại x = x$_{0}$ nhưng vẫn tồn tại giới hạn của hàm số đó khi x dần tới x$_{0}$.
Luyện tập 1
Giả sử $(x_{n})$ là dãy số bất kì, thỏa mãn $\lim x_{n}=2$.
Ta có: $\lim_{x\rightarrow 2} x_{n}^{2}=lim2^{2}=4$ (đpcm).
2. Phép toán trên giới hạn hữu hạn của hàm số
HĐ 2:
a) Giả sử (x$_{n}$) là dãy số bất kì thỏa mãn limx$_{n}$ = 1. Khi đó ta có:
$limf(x_{n})=lim(x_{n}^{2}-1)=limx_{n}^{2}-1=1-1=0$
⇒ limf(x) = 0.
$limg(x_{n}) = lim(x_{n}+1) = limx_{n}+1 = 2$
⇒ limg(x) = 2.
b) Ta có: $f(x) + g(x) = x^{2} – 1 + x + 1 = x^{2} + x$
(x$_{n}$) là dãy số bất kì thỏa mãn limx$_{n}$ = 1. Khi đó ta có:
$lim(f(x_{n})+g(x_{n}))=lim(x_{n}^{2}+x_{n})=limx_{n}^{2}+limx_{n}=1^{2}+1=2$
$\Rightarrow \underset{x\rightarrow 1}{lim}(f(x)+g(x))=2$
Ta lại có: $\underset{x\rightarrow 1}{lim}f(x)+\underset{x\rightarrow 1}{lim}g(x)=0+2=2$
Vậy $\underset{x\rightarrow 1}{lim}(f(x)+g(x))=\underset{x\rightarrow 1}{lim}f(x)+\underset{x\rightarrow 1}{lim}g(x)=2$
c) Ta có: $f(x) – g(x) = x^{2} – 1 – x – 1 = x^{2} – x – 2$
(x$_{n}$) là dãy số bất kì thỏa mãn limx$_{n}$ = 1. Khi đó ta có:
$lim(f(x_{n})-g(x_{n}))=lim(x_{n}^{2}-x_{n}-2)=limx_{n}^{2}-limx_{n}-2=1^{2}-1-2=-2$
$\Rightarrow \underset{x\rightarrow 1}{lim}(f(x)-g(x))=-2$
Ta lại có: $\underset{x\rightarrow 1}{lim}f(x)-\underset{x\rightarrow 1}{lim}g(x)=0-2=-2$
Vậy $\underset{x\rightarrow 1}{lim}(f(x)-g(x))=\underset{x\rightarrow 1}{lim}f(x)-\underset{x\rightarrow 1}{lim}g(x)=-2$
d) Ta có: $f(x).g(x) = (x^{2} – 1)(x + 1) = x^{3} + x^{2} – x – 1$
(x$_{n}$) là dãy số bất kì thỏa mãn limx$_{n}$ = 1. Khi đó ta có:
$lim(f(x_{n}).g(x_{n}))=lim(x_{n}^{3}+x_{n}^{2}-x_{n}-1)$
$=limx_{n}^{3}+limx_{n}^{2}-limx_{n}-1=1^{3}+1^{2}-1-1=0$
$\Rightarrow \underset{x\rightarrow 1}{lim}(f(x).g(x))=0$
Ta lại có: $\underset{x\rightarrow 1}{lim}f(x).\underset{x\rightarrow 1}{lim}g(x)=0.2=0$
Vậy $\underset{x\rightarrow 1}{lim}(f(x).g(x))=\underset{x\rightarrow 1}{lim}f(x).\underset{x\rightarrow 1}{lim}g(x)=0$
e) Ta có: $\frac{f(x)}{g(x)}=\frac{x^{2}-1}{x+1}$
(x$_{n}$) là dãy số bất kì thỏa mãn limx$_{n}$ = 1. Khi đó ta có:
$lim\frac{f(x_{n})}{g(x_{n})}=lim\frac{x_{n}^{2}-1}{x_{n}+1}$
$=lim\frac{(x_{n}-1)(x_{n}+1)}{x_{n}+1}=lim(x_{n}-1)=0$
$\Rightarrow \underset{x\rightarrow 1}{lim}\frac{f(x)}{g(x)}=0$
Ta lại có: $\frac{limf(x)}{limg(x)}=\frac{0}{2}=0$
Vậy $\underset{x\rightarrow 1}{lim}\frac{f(x)}{g(x)}=\frac{\underset{x\rightarrow 1}{lim}f(x)}{\underset{x\rightarrow 1}{lim}g(x)}$
Kết luận
a) Nếu $\lim_{x\rightarrow x_{o}}f(x)=L$ và $\lim_{x\rightarrow x_{o}}g(x)=M$ (L, M ∈ R). Khi đó:
b) Nếu f(x) ≥ 0 và $\lim_{x\rightarrow x_{o}}f(x)=L$ thì L ≥ 0 và $\lim_{x\rightarrow x_{o}}\sqrt{f(x)}=\sqrt{L}$.
Ví dụ 2 (SGK tr.68)
Luyện tập 2
a) $\lim_{x\rightarrow 2}\left [ \left ( x+1 \right )\left ( x^{2}+2x \right ) \right ] =24$;
b) $\lim_{x\rightarrow 2}\sqrt{x^{2}+x+3}=3$
3. Giới hạn một phía
HĐ 3
a) Xét dãy số (u$_{n}$) sao cho u$_{n}$ < 0 và lim u$_{n}$ = 0. Khi đó f(u$_{n}$) = – 1 và lim f(u$_{n}$) = – 1.
b) Xét dãy số (v$_{n}$) sao cho v$_{n}$ > 0 và lim v$_{n}$ = 0. Khi đó f(v$_{n}$) = 1 và lim f(v$_{n}$) = 1.
Kết luận
Số L được gọi là giới hạn bên trái của hàm số y = f(x) khi x→x$_{0}$ nếu với dãy số (x$_{n}$) bất kì thoả mãn a < x$_{n}$ < x$_{0}$ và x→x$_{0}$, thì f(x$_{n}$)→L, kí hiệu $\lim_{x\rightarrow x_{0}^{-}}f(x)=L$.
Số L được gọi là giới hạn bên trái của hàm số y = f(x) khi x→x$_{0}$ nếu với dãy số (x$_{n}$) bất kì thoả mãn x$_{0}$ < x$_{n}$ < b và x$_{n}$→x$_{0}$, thì f(x$_{n}$)→L, kí hiệu $\lim_{x\rightarrow x_{0}^{+}}f(x)=L$.
Ví dụ 3 (SGK -tr.69)
Luyện tập 3
$\lim_{x\rightarrow -4^{+}}(\sqrt{x+4}+x)=\sqrt{-4+4}-4=-4$
Định lí: $\lim_{x\rightarrow x_{0}^{+}}f(x)=L$ và $\lim_{x\rightarrow x_{0}^{-}}f(x)=L$ khi và chỉ khi $\lim_{x\rightarrow x_{0}}f(x)=L$
Ví dụ 4 (SGK -tr.69)
HĐ 4:
a) Hàm số f(x) tiến dần tới giá trị 0 khi x dần tới dương vô cực.
b) Hàm số tiến dần tới âm vô cực thì giá trị f(x) gần tới giá trị 0 .
Định nghĩa:
Ta nói hàm số y = f(x) có giới hạn là số L khi x→+∞ nếu với dãy số (x$_{n}$) bất kì, x$_{n}$ > a và x$_{n}$ → +∞, ta có f(x$_{n}$)→L.
Kí hiệu $\lim_{x\rightarrow +\infty }f(x)=L$ hay f(x)→L khi x→+∞.
Ta nói hàm số y = f(x) có giới hạn là số L khi x→-∞ nếu với dãy số (x$_{n}$) bất kì, x$_{n}$ < b và x$_{n}$→-∞, ta có f(x$_{n}$)→L.
Kí hiệu$\lim_{x\rightarrow -\infty }f(x)=L$ hay f(x)→L khi x→-∞.
Chú ý:
$\lim_{x\rightarrow +\infty }c=c;\lim_{x\rightarrow -\infty }c=c$
$\lim_{x\rightarrow +\infty }\frac{c}{x^{k}}=0;\lim_{x\rightarrow -\infty }\frac{c}{x^{k}}=0$
Ví dụ 5 (SGK – tr.70)
Luyện tập 4
$\lim_{x\rightarrow -\infty} \frac{3x+2}{4x-5}=\lim_{x\rightarrow -\infty} \frac{3+\frac{2}{x}}{4-\frac{5}{x}}=\frac{3+0}{4-0}=\frac{3}{4}$
HĐ 5
a) Khi biến x dần tới 1 về bên phải thì f(x) dần tới +∞.
b) Khi biến x dần tới 1 về bên trái thì f(x) dần tới -∞.
Kết luận
Ta nói hàm số y = f(x) có giới hạn là +∞ khi x→a$^{+}$ nếu với dãy số (x$_{n}$) bất kì x$_{n}$ > a, x$_{n}$→a, ta có f(x$_{n}$)→+∞.
Kí hiệu $\lim_{x\rightarrow a^{+}}f(x)=+\infty $, hay f(x)→+∞ khi x→a$^{+}$.
Chú ý: $\lim_{x\rightarrow a^{+}}\frac{1}{x-a}=+\infty ;\lim_{x\rightarrow a^{-}}\frac{1}{x-a}=-\infty $
Ví dụ 6 (SGK -tr.71)
Luyện tập 5
$\lim_{x\rightarrow -2^{-}} \frac{1}{x+2}=\frac{1}{-2+2}=-\infty$
HĐ 6: Dựa vào đồ thị hàm số, ta thấy:
a) Khi biến x dần tới dương vô cực thì f(x) dần tới dương vô cùng.
b) Khi biến x dần tới âm vô cực thì f(x) dần tới âm vô cùng.
Kết luận
Ta nói hàm số y = f(x) có giới hạn là +∞ khi x→+∞ nếu với dãy số (x$_{n}$) bất kì x$_{n}$ > a, và x$_{n}$→+∞ ta có f(x$_{n}$)→+∞.
Kí hiệu $\lim_{x\rightarrow +\infty }f(x)=+\infty $, hay f(x)→+∞ khi x→+∞.
Chú ý:
Ví dụ 7 (SGK -tr.72)
Luyện tập 6
$\lim_{x\rightarrow -\infty} x^{4}= +\infty$