[toc:ul]
1. Định nghĩa
HĐ 1
a) Ta có: (P) // (P’);
$(A_{1}A_{2}A_{2}’A_{1}’) ∩ (P) = A_{1}A_{2}$;
$(A_{1}A_{2}A_{2}’A_{1}’) ∩ (P’) = A_{1}’A_{2}’$.
Do đó $A_{1}A_{2} // A_{1}’A_{2}’$.
Trong mp $(A_{1}A_{2}A_{2}’A_{1}’)$, tứ giác $A_{1}A_{2}A_{2}’A_{1}’$ có $A_{1}A_{1}’ // A_{2}A_{2}’$ và $A_{1}A_{2} // A_{1}’A_{2}’$
Do đó $A_{1}A_{2}A_{2}’A_{1}’$ là hình bình hành.
Chứng minh tương tự ta có: các tứ giác $A_{2}A_{3}A_{3}’A_{2}’, …, A_{n}A_{1}A_{1}’A_{n}’$ cũng là những hình bình hành.
Vậy các tứ giác $A_{1}A_{2}A_{2}’A_{1}’, A_{2}A_{3}A_{3}’A_{2}’, …, A_{n}A_{1}A_{1}’A_{n}’$ là những hình bình hành.
b) Theo câu a, $A_{1}A_{2}A_{2}’A_{1}’$ là hình bình hành nên $A_{1}A_{2} = A_{1}’A_{2}’$
Tương tự như vậy, ta kết luận các cạnh tương ứng của hai đa giác $A_{1}A_{2}…A_{n}$ và $A_{1}’A_{2}’…A_{n}’$ có độ dài bằng nhau.
Định nghĩa: Hình gồm các đa giác $A_{1}A_{2}…A_{n},A_{1}’A_{2}’…A_{n}’$ và các hình bình hành $A_{1}A_{2}A_{2}’A_{1}’, A_{2}A_{3}A_{3}’A_{2}’, …, A_{n}A_{1}A_{1}’A_{n}’$ được gọi là hình lăng trụ, kí hiệu là $A_{1}A_{2}…A_{n}.A_{1}’A_{2}’…A_{n}’$.
Chú ý: Nếu đáy của lăng trụ là một tam giác, tứ giác, ngũ giác,... thì hình lăng trụ tương ứng gọi là hình lăng trụ tam giác, hình lăng trụ tứ giác, hình lăng trụ ngũ giác.
Trong hình lăng trụ $A_{1}A_{2}…A_{n}.A_{1}’A_{2}’…A_{n}’$.
2. Tính chất
HĐ 2: Từ định nghĩa hình lăng trụ, ta có các nhận xét sau:
Kết luận:
Ví dụ 1 (SGK -tr.111)
Luyện tập 1
Gợi ý một số ví dụ về những đồ dùng, vật thể trong thực tế có dạng hình lăng trụ:
Tháp Blade
Lồng đèn
Lều
1. Định nghĩa
HĐ 3: Hình lăng trụ ABCD.A’B’C’D’ có đáy ABCD là hình bình hành:
Kết luận: Hình hộp là hình lăng trụ có đáy là hình bình hành.
Trong một hình hộp ta có
Ví dụ 2 (SGK -tr.112)
Luyện tập 2
Các đường chéo của hình hộp ABCD.A’B’C’D’ là các đoạn thẳng AC’, BD’, CA’, DB’.
2. Tính chất
HĐ 4: Hai mặt phẳng chứa hai mặt đối diện của hình hộp song song với nhau.
Kết luận: Hình hộp là một hình lăng trụ nên hình hộp có tất cả các tính chất của hình lăng trụ, ngoài ra:
Nhận xét: Ta có thể coi hai mặt đối diện bất kì của một hình hộp là hai mặt đáy của nó.
Ví dụ 3 (SGK -tr.112)
Luyện tập 3
Gọi O là giao của AC’ và BD’.
Theo kết quả của Ví dụ 3, các đường chéo của hình hộp cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.
Nên AC’, BD’, CA’, DB’ đi qua O.
Vậy bốn mặt phẳng (ABC’D’), (BCD’A’), (CDA’B’), (DAB’C’) cùng đi qua một điểm.