Bài soạn ngắn: Con rồng cháu tiên - ngữ văn lớp 6

Con rồng cháu tiên - Bài soạn văn 6 cực ngắn mà cực chất - Trang 5 sgk ngữ văn 6 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

Câu 1: Hãy tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kì lạ, cao quý về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ.

Trả lời:

Chi tiết kì lạ, cao quý của Lạc Long Quân và Âu cơ là:

  • Lạc Long Quân: Nòi Rồng, con trai thân Long Nữ, có nhiều phép lạ
  • Âu Cơ: Nòi tiên Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần

Câu 2: Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có điều gì kì lạ? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào và để làm gì? Theo truyện này thì người Việt là con cháu của ai?

Trả lời:

  • Sinh nở kì lạ: Đẻ ra 100 bọc trứng rồi sinh ra 100 người con
  • Lạc long quân và âu cơ chia con: 50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên núi
  • Theo truyện này, người Việt là con cháu của nòi Rồng, nòi Tiên

Câu 3: Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo? Hãy nói rõ vai trò của các chi tiết này trong truyện.

Trả lời:

  • Chi tiết tưởng tượng kì ảo là: Chi tiết không có thật, dùng các yếu tố thần linh, lạ thường với mục đích nhất định 
  • Vai trò của các chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện là: Tự hào nòi giống; tăng tính hấp dẫn của truyện

Câu 4: Thảo luận ở lớp: Ý nghĩa của truyện Con Rồng cháu Tiên. Hãy đọc thêm phần Đọc thêm để hiểu đầy đủ ý nghĩa đó hơn.

Trả lời:

Ý nghĩa chuyện con Rồng cháu Tiên là:

  • Nâng cao ý thức tự hào dân tộc: Nòi giống rồng Tiên
  • Mong muốn tình đoàn kết, keo sơn giữa các dân tộc trên đất nước vì cùng cha, cùng mẹ.

[Luyện tập] Câu 1: Em biết những truyện nào của các dân tộc khác ở Việt Nam, cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện “Con Rồng, cháu Tiên”? Sự giống nhau ấy khẳng định điều gì?

Trả lời:
  • Một số chuyện tương tự: Truyện Quả trứng thiêng của dân tộc Mường, Truyện Quả bầu mẹ của dân tộc Khơ Mú.
  • Ý nghĩa của sự giống nhau:Giải thích nguồn gốc, tình gắn bó đoàn kết và sự giao thoa các nên văn hóa của các dân tộc anh em

[Luyện tập] Câu 2: Hãy kể diễn cảm chuyện “Con rồng cháu tiên”.

Trả lời:

Cần bám sát các chi tiết cơ bản để xác định giọng kể:

  • Từ “Ngày xưa” đến “hiện lên” kể bằng giọng trầm.
  • Từ “Bấy giờ” đến “điện Long Trang” kể bằng giọng hồi tưởng, đến “như thần” thì ngừng lâu hơn khi kết thúc đoạn trước và khi kể “Thế rồi…” chuyển sang giọng cao hơn.

Lời nói nhân vật:

  • Lời nói của Lạc Long Quân khẳng khái rõ ràng 
  • Lời Âu Cơ dịu dàng, nhẹ nhàng.

Ngoài ra, có thể tham khảo thêm câu chuyện Kinh và Bana là anh em. …”Hai anh em thấy cha say rượu trần truồng. Người em cười bị cha đuổi đi. Vợ chồng em lên mãi miền rừng núi sinh cơ lập nghiệp đẻ ra con cháu người Bana; người anh ở lại miền đồng bằng và là nguồn gốc của người Kinh”…

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 6 siêu ngắn


Copyright @2024 - Designed by baivan.net