[toc:ul]
Tìm hiểu chung tác phẩm
- Thể loại: Truyền thuyết địa danh
- Bố cục: 2 phần
- Phần 1: “Vào thời giặc Minh…trên đất nước” =>Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần.
- Phần 2: “Một năm….hồ Hoàn Kiếm” =>Long Quân đòi lại gươm thần.
- Tóm tắt tác phẩm:
Giặc Minh đô hộ, nghĩa quân Lam Sơn khởi nghĩa nhưng đều thất bại. Long Quân quyết định cho nghĩa Quân mượn gươm thần. Lê Thận nhặt được lưỡi gươm dưới biển, Lê Lợi nhặt được chuôi gươm trên rừng. Từ ngày có gươm thần nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, quét sạch quân thù. Long Quân đòi gươm, Lê Lợi trả gươm tại hồ Tả Vọng. Từ đó hồ có tên là Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm.
Câu 1: Vì sao đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần?
Trả lời:
Đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần vì:
- Giặc Minh đô hộ nước ta làm nhiều điều bạo ngược, tàn ác.
- Nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy nhưng buổi đầu thế lực còn yếu, nhiều lần thua.
- Cuộc khởi nghĩa được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, được tổ tiên, thần thiêng ủng hộ, giúp đỡ.
Câu 2: Lê Lợi đã nhận được gươm thần như thế nào? ...
Lê Lợi đã nhận được gươm thần như thế nào? Cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa gì?
Trả lời:
- Lê Lợi đã nhận được gươm thần:
- Chàng đánh cá Lê Thuận bắt được lưỡi gươm dưới nước
- Lê Thuận gia nhập nghĩa quân Tây Sơn
- Lê Thuận dâng gươm thần và nguyện cùng mọi người theo Lê Lợi đến cùng, xả thân vì đại nghĩa.
- Cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa:
- Lưỡi gươm được thấy dưới nước, chuôi gươm trên rừng cho thấy khả năng cứu nước có ở khắp mọi nơi, với mọi người….
- Các bộ phận của thanh gươm rời nhau nhưng khi khớp lại thì “vừa như in”, cho thấy sự đồng tâm nhất trí của cả dân tộc, một lòng đánh giặc.
- Gươm sáng ngời hai chữ “Thuận thiên”, đề cao vai trò của chủ tướng Lê Lợi, đồng thời khẳng định sự nghiệp kháng Minh hợp lòng dân ý trời.
Câu 3: Hãy chỉ ra sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn?
Trả lời:
Sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn:
- Nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng
- Gươm thần tung hoành khắp trận địa, làm cho quân Minh khiếp vía
=>Chiến thắng vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn.
Câu 4: Khi nào Long Quân cho đòi gươm? Cảnh đòi gươm và trả gươm diễn ra như thế nào?
Trả lời:
Long Quân đòi gươm khi:
- Nghĩa quân đã đuổi được giặc Minh ra khỏi bờ cõi, đất nước đã thái bình.
- Lê Lợi đã lên ngôi vua.
- Long Quân sai Rùa Vàng đòi gươm
=>Lê Lợi trả gươm
Cảnh trả gươm diễn ra: Lê Lợi đang dạo chơi trên hồ Tả Vọng, Rùa Vàng nhô lên, lưỡi gươm đeo bên mình Lê Lợi động đậy. Rùa Vàng nói: "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân". Vua rút gươm nâng về phía Rùa Vàng, Rùa Vàng ngậm lấy và lặn xuống nước.
Câu 5: Ý nghĩa của truyện Sự tích Hồ Gươm
Trả lời:
Ý nghĩa của truyện “Sự tích Hồ Gươm” là:
- Ngợi ca tính chất toàn dân và chính nghĩa của khởi nghĩa Lam Sơn
- Đề cao và suy tôn Lê Lợi và nhà Lê trong cuộc kháng chiến chống Minh
- Giải thích nguồn gốc tên gọi Hồ Hoàn Kiếm (Trả gươm).
Câu 6: Em còn biết truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh Rùa Vàng....
Em còn biết truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh Rùa Vàng. Theo em, hình tượng Rùa Vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho ai và cho cái gì?
Trả lời:
Hình ảnh Rùa Vàng còn xuất hiện trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ. Như vậy, trong truyền thuyết Việt Nam, Rùa Vàng thường tượng trưng cho Long Vương - vị thần cai trị dưới biển, tượng trưng cho sự giúp đỡ của các vị thần đối với con người.
[Luyện tập] Câu 1: Hãy đọc phần đọc thêm để thấy rõ hơn tính lặp lại ...
Hãy đọc phần đọc thêm để thấy rõ hơn tính lặp lại và ý nghĩa của chi tiết trao gươm thần trong các truyền thuyết Việt Nam?
Trả lời:
Sự lặp lại và ý nghĩa của chi tiết trao gươm thần trong các truyện truyền thuyết Việt Nam:
- Lưỡi gươm ở dưới nước, chuôi gươm ở trên rừng → Lòng yêu nước có ở khắp mọi nơi
- Các bộ phận của thanh gươm ghép lại vừa như in → nguyện vọng của dân tộc trên dưới quyết tâm một lòng như một
- Lê Thận trao gươm cho Lê Lợi thể hiện vai trò quan trọng của chủ tướng
⇒ Trao phó, tin tưởng, dốc lòng vì người “minh chủ” làm sự nghiệp lớn.
[Luyện tập] Câu 2: Vì sao tác giả dân gian không để Lê Lợi ...
Vì sao tác giả dân gian không để Lê Lợi được trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc?
Trả lời:
Tác giả dân gian không để Lê Lợi trực tiếp nhận được cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc vì:
- Muốn kháng Minh thì nhân dân, vua tôi tất cả cùng đồng lòng mới tạo ra sức mạnh vô địch đánh đuổi kẻ thù.
- Cuộc khởi nghĩa phải trải qua một quá trình gian khổ
- Lê Lợi hiểu được sứ mạng của người “cầm chuôi” và sức mạnh sắc bén của “lưỡi gươm” nhân dân.
[Luyện tập] Câu 3: Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hóa nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm ...
Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hóa nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm – Thăng Long. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết sẽ khác đi như thế nào?
Trả lời:
Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì truyền thuyết bị thay đổi:
- Không thể hiện được sự thay đổi tên gọi của hồ Tả Vọng thành Hồ Gươm
- Vua Lê Lợi thống nhất đất nước thì vị trí của nhà vua phải ở kinh đô- hợp lí.
[Luyện tập] Câu 4: Nhắc lại định nghĩa truyền thuyết và kể tên những truyền thuyết đã học?
Trả lời:
- Truyền thuyết là tên gọi dùng để chỉ một nhóm những sáng tác dân gian truyền miệng nhằm lý giải một số hiện tượng tự nhiên, sự kiện lịch sử.
- Đặc điểm chung của chúng thể hiện các yếu tố kỳ diệu, huyễn tưởng, nhưng lại được cảm nhận là xác thực, diễn ra ở ranh giới giữa thời gian lịch sử và thời gian thần thoại, hoặc diễn ra ở thời gian lịch sử.
- Tên một số truyền thuyết đã học:
- Con rồng cháu tiên
- Thánh Gióng
- Sơn Tinh, Thủy Tinh
- Bánh chưng, bánh giầy.