Bài soạn siêu ngắn: Sự tích Hồ Gươm - Ngữ văn lớp 6

Bài soạn siêu ngắn: Sự tích Hồ Gươm - trang 39 sgk ngữ văn lớp 6 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

Câu 1: Vì sao đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần?

Trả lời:

Vì: Giặc Minh đô hộ nước ta nhiều năm làm nhiều điều ác, nghĩa quân Lam Sơn thế lực còn yếu nhưng được nhân dân ủng hộ.

Câu 2: Lê Lợi đã nhận được gươm thần như thế nào? Cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa gì?

Trả lời:

  • Lê Thuận đánh ca bắt được lưỡi gươm dưới nước, rồi gia nhập nghĩa quân và tặng lại cho Lê Lợi.
  • Y nghĩa: khả năng cứu nước có ở khắp mọi nơi, dân tộc nhất trí một lòng và đề cao việc kháng chiến là thuận theo ý trời.

Câu 3: Hãy chỉ ra sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn?

Trả lời:

Sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn: nhuệ khí tăng cao, đánh cho quân Minh khiếp vía.

Câu 4: Khi nào Long Quân cho đòi gươm? Cảnh đòi gươm và trả gươm diễn ra như thế nào?

Trả lời:

Long Quân đòi gươm khi: Quân giặc đã đuổi, đất nước thái bình, Lê Lợi lên ngôi

Long Quân sai Rùa Vàng đòi gươm =>Lê Lợi trả gươm

Cảnh trả gươm: Lê Lợi đang dạo chơi trên hồ Tả Vọng, Rùa Vàng nhô lên, lưỡi gươm đeo bên mình Lê Lợi động đậy. Rùa Vàng nói: "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân". Vua rút gươm nâng về phía Rùa Vàng, Rùa Vàng ngậm lấy và lặn xuống nước.

Câu 5: Ý nghĩa của truyện Sự tích Hồ Gươm

Trả lời:

Ý nghĩa: ca ngợi cuộc khởi nghĩa, suy tôn vai trò của Lê Lợi và giải thích tên gọi Hồ Hoàn Kiếm.

Câu 6: Em còn biết truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh Rùa Vàng. Theo em, hình tượng Rùa Vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho ai và cho cái gì?

Trả lời:

Hình ảnh Rùa Vàng còn xuất hiện trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ. Như vậy, trong truyền thuyết Việt Nam, Rùa Vàng thường tượng trưng cho Long Vương - vị thần cai trị dưới biển, tượng trưng cho sự giúp đỡ của các vị thần đối với con người.

[Luyện tập] Câu 1: Hãy đọc phần đọc thêm để thấy rõ hơn tính lặp lại và ý nghĩa của chi tiết trao gươm thần trong các truyền thuyết Việt Nam?

Trả lời:

Chi tiết trao gươm thần trong các truyền thuyết Việt Nam cho thấy niềm tin của nhân dân vào các thế lực siêu nhiên và tin vào sự giúp đỡ của các vị thần. 

[Luyện tập] Câu 2: Vì sao tác giả dân gian không để Lê Lợi được trực tiếp nhận cả chuôi gươm  và lưỡi gươm cùng một lúc?

Trả lời:

Vì muốn kháng chiến thì vua tôi phải đồng lòng, chiến thắng phải trải qua gian khổ và hiểu được sứ mạng của người “cầm chuôi” và sức mạnh sắc bén của “lưỡi gươm” nhân dân.

[Luyện tập] Câu 3: Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hóa nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm – Thăng Long. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết sẽ khác đi như thế nào?

Trả lời:

Thì truyền thuyết sẽ bị thay đổi: không giải thích được tên gọi Hồ Gươm và Vua phải ở Kinh Đô là đúng.

[Luyện tập] Câu 4: Nhắc lại định nghĩa truyền thuyết và kể tên những truyền thuyết đã học?

Trả lời:

  • Truyền thuyết: những sáng tác dân gian truyền miệng nhằm lý giải một số hiện tượng tự nhiên, sự kiện lịch sử, thường chứa đựng yếu tố kì ảo.
  • Một số truyền thuyết đã học: Con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Bánh chưng, bánh giầy.
Trả lời: Trả lời: Truyện truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm có ý nghĩa sâu sắc, thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với sự kiện kháng chiến chống quân Minh và người anh hùng Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở đầu thế kỉ XV: - Ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất...
Trả lời: Trả lời:- Trong kho tàng truyện truyền thuyết của dân tộc Việt Nam, có rất nhiều tác phẩm nhắc đến hình ảnh Rùa Vàng, tiêu biểu như: Truyền thuyết An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy.- Hình tượng Rùa Vàng trong truyền thuyết dân gian tượng trưng cho tổ tiên, khí thiêng sông núi, tư...
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 6 siêu ngắn


Copyright @2024 - Designed by baivan.net