[toc:ul]
Câu 1: Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì khác thường? Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy, theo em, nhân dân muốn thể hiện điều gì?
Trả lời:
Điểm khác thường là: là thái tử của Ngọc Hoàng xuống đầu thai, bà mẹ mang thai nhiều năm mới sinh ra Thạch Sanh và chàng được thiên thần dạy dỗ đủ võ nghệ và phép.
=> Người dũng sĩ lầ người có tài phi thường khi mới được sinh ra, có thể diệt trừ được cái ác, lập được chiến công.
Câu 2: Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh phải trải qua những thử thách như thế nào? Thạch Sanh bộc lộ phẩm chất gì qua những lần thử thách ấy?
Trả lời:
Những thử thách: đi canh miếu thờ thế mạng mẹ con Lý Thông, cứu công chúa bị lấp cửa hang, bị báo thù, giam ngục...
Những phẩm chất của Thạch Sanh: thật thà, dũng cảm, tài năng, bao dung, yêu hòa bình...
Câu 3: Trong truyện, hai nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông luôn đối lập nhau vể tính cách và hành động. Hãy chỉ ra sự đối lập này?
Trả lời:
Lý Thông | Thạch Sanh |
Thấy Thạch Sanh khỏe mạnh gạ kết nghĩa anh em | Cảm động vui vẻ nhận lời |
Lừa Thạch Sanh đi canh miếu thờ để chết thay. | Thật thà đi ngay |
Lừa Thạch Sanh trốn đi để mang đầu vào gặp vua lĩnh thưởng. | Thật thà tin lời và lưu luyến chia tay hai mẹ con Lý Thông |
Nhờ Thạch Sanh xuống hang cứu công chúa | Dẫn đường và xin xuống hang cứu công chúa |
Lấp cửa hang giết Thạch Sanh | Tha chết cho mẹ con Lý Thông |
Tính cách: gian xảo, hèn nhát và ích kỉ | Dũng cảm, thật thà và đầy lòng vị tha. |
Câu 4: Truyện Thạch Sanh có nhiều chi tiết thần kì, trong đó đặc sắc nhất là chi tiết tiếng đàn và niêu cơm đãi quân sĩ mười tám nước chư hầu. Em hãy nêu ý nghĩa của những chi tiết đó?
Trả lời:
- Niêu cơm: là tình người không bao giờ vơi cạn.
- Tiếng đàn: là công lí và khát vọng hòa bình.
Câu 5: Trong phần kết thúc truyện, mẹ con Lí Thông phải chết, còn Thạch Sanh đươck kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Qua cách kết thúc này, nhân dân ta muốn thể hiện điều gì...
Trả lời:
Nhân dân muốn thể hiện triết lý: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo đồng thời mơ ước về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
[Luyện tập] Câu 1: Nếu vẽ một bức tranh minh họa cho truyện Thạch Sanh, em chọn chi tiết nào trong truyện để vẽ? Vì sao? Em sẽ đặt cho bức tranh minh họa ấy tên gọi như thế nào?
Trả lời:
- Em chọn chi tiết Thạch Sanh gảy đàn trong ngục vì đó là chi tiết bước chuyển toàn bộ chuyện.
- Đặt tên: “Khúc ngâm oán”.