Bài soạn siêu ngắn: Cậu bé thông minh - Ngữ văn lớp 6

Bài soạn siêu ngắn: Cậu bé thông minh - trang 70 sgk ngữ văn lớp 6 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

Câu 1: Hình thức câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích hay không? Tác dụng của hình thức này?

Trả lời:

  • Hình thức đó rất phổ biến trong các câu chuyện cổ tích dân gian.
  • Tác dụng: tạo ra thử thách cho nhân vật bộc lộ tài năng, tạo tình huống và gây hứng thú.

Câu 2: Sự mưu trí thông minh của em bé được thử thách qua mấy lần? Lần sau có khó hơn lần trước không? Vì sao?

Trả lời:

  • Thử thách qua 4 lần, lần sau khó hơn lần trước. 
    • Lần 1: là lời đố của viên quan chỉ liên quan đến hai bố con.
    • Lần 2:  lời đố của nhà vua liên quan đến cả dân làng.
    • Lần 3: cũng là của vua, có mục đích khẳng định thực tài của cậu bé.
    • Lần 4: lời đố của sứ thần => danh dự của cả dân tộc.

Câu 3: Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách gì để giải những câu đố oái oăm? Theo em, những cách ấy lí thú ở chỗ nào?

Trả lời:

    • Lần 1: Cậu bé đố lại khiến viên quan rơi vào thế bí
    • Lần 2: Cậu dùng lý lẽ của vua để bác ý vua.
    • Lần 3: Cậu dùng “gậy ông đập lưng ông”
    • Lần 4: Em bé vận dụng kinh nghiệm dân gian

Câu 4: Hãy nêu ý nghĩa của truyện Em bé thông minh?

Trả lời:

Ý nghĩa của truyện: đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian, tạo tiếng cười trong cuộc sống hàng ngày.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 6 siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com