[toc:ul]
Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi
[...] Tôi sẽ viết chuyện cuộc khởi nghĩa của anh Đề, cuộc đời, số phận anh Đề. Tôi có ngay cảm giác phải tìm một cái tên khác cho anh Đề. Tên Đề nó “Kinh” quá, người “Kinh” quá. Tnú, tôi gọi anh bằng tên ấy. Nó “không khí” hơn nhiều [...].
Tôi chưa hình dung câu chuyện, cốt truyện sẽ diễn biến cụ thể ra sao, nhưng tôi đã thấy rõ, cái truyện ngắn này sẽ bắt đầu bằng một khu rừng xà nu - mà tôi sẽ ra sức tả một cách hết sức tạo hình [...] và truyện sẽ kết thúc bằng một cảnh rừng xà nu, như một vĩ thanh cứ xa mờ dần và bất tận, nghĩa là “bố cục” cơ bản đã thấy được rồi...Sau đấy mọi sự bỗng trở nên rõ ràng, dễ dàng đến kì lạ. Chị “Dít” đến như là tất yếu vậy [...]. Nhưng tôi muốn Dít sẽ là mối tình sau của Tnú, một mối tình mờ mờ mà chắn chắn hiện lên ở cuối truyện. Vậy thì phải có Mai, chị của Dít [...]. Vậy cái gì để dẫn đến cuộc bùng dậy ghê gớm như vậy của Tnú (diệt sạch cả một tiểu đội giặc gần như bằng tay không, những năm tháng chưa hề có tiếng súng cách mạng ấy)? Tât phải có một nỗi đau riêng bức bách dữ dội, bật ra từ nỗi đau chung của xóm làng, dân tộc: đứa con bị đánh chết tàn bạo, Mai gục xuống, ngay trước mắt Tnú. Chi tiết ấy đến một cách tất yếu.
Và ông cụ Mết của tôi cũng tất yếu phải đến. Ông là cội nguồn, là Tây Nguyên của thời “Đất nước đứng lên” trường tồn đến hôm nay [...].
Có lẽ cũng từ đó mà có thằng bé Heng. Nó sẽ còn đi tới đâu, chưa ai lường được...
Tất cả trở nên dễ dàng đến ngạc nhiên đối với tôi. Tôi hình dung ra, thấy hiển hiện tất cả. Các chi tiết tự nó đến: các bà cụ già lụm cụm bò từ trên thang nhà sàn xuống, các cô gái lấy nước ở vòi nước đầu làng [...], cả tiếng nước lanh canh trong đêm khuya [...], cả mười ngọn lửa xà nu cháy rần rật trên mười đầu ngón tay của Tnú [...]. Tất cả, tôi không “bịa” thêm gì cả, tôi thấy rõ hết, mặc dầu tất cả đây hoàn toàn là một câu chuyện bịa. Mà như thật. Với tôi, nó hoàn toàn có thật. Cách sắp xếp các lớp thời gian trong truyện, xen kẽ, đan quyện, những mạch nối cũng đến dễ dàng và tự nhiên, như tất nó phải vậy.
“Rừng xà nu” là truyện của một đời, và được kể trong một đêm. Đó là cái đêm dài như cả một đời...
(Nguyên Ngọc, Về truyện ngắn “Rừng xà nu”)
1. Trong phần trích trên, nhà văn Nguyên Ngọc nói về việc gì?
2. Qua lời kể của nhà văn, anh (chị) học tập được gì trong quá trình hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện để chuẩn bị lập dàn ý cho bài văn tự sự?
Trả lời:
1. Trong phần trích trên, nhà văn Nguyên Ngọc kể lại câu chuyện về quá trình suy nghĩ, chuẩn bị để sáng tác truyện ngắn Rừng xà nu. Từ một câu chuyện có thực của một con người tên Đề - người thanh niên dân tộc Xê Đăng, mà tác giả đã gặp năm 1963 kể chuyện hồi năm 1959 anh đã cùng 10 trai tráng trong làng bắt đầu cuộc chiến đấu vũ trang ở đây. Và đó trở thành chất liệu để Nguyên Ngọc xây dựng nên cốt truyện rừng xà nu: mở đầu và kết thúc là hình ảnh của cây xà nu; cuộc đời số phận của Tnú và sự xuất hiện của các nhân vật xung quanh anh.
2. Qua lời kể của nhà văn, chúng ta có thể rút ra được bài học chuẩn bị lập dàn ý cho bài văn tự sự: hình thành ý tưởng, để dự kiến cốt truyện, suy nghĩ, tưởng tượng về các nhân vật cùng các sự việc, chi tiết tiêu biểu đặc sắc làm nên cốt truyện.
1. Suy ngẫm về kết thúc truyện Tắt đèn của Ngô Tất Tố (Trời tối đen như mực và như cái tiền đồ của chị), nhà văn Nguyễn Tuân viết: “Tôi ngờ câu kết này cũng mới chỉ là cái chấm hết một thiên truyện dài. Với một cái tiền thân ngau trong các đoàn thể cách mạng; và tôi nhớ như đã có lần nào, tôi đã gặp chị Dậu ở một đám đông phá kho thóc Nhật, ở một cuộc cướp chính quyền huyện kì Tổng khởi nghĩa; và nếu không thì, chí ít tôi cũng đã gặp chị vào những ngàu địch hậu o ép, chị tải thương hoặc đậy nắp hầm bem cho cán bộ cơ sở”.
Theo suy ngẫm của nhà văn Nguyễn Tuân, có thể kể về “hậu thân” của chị Dậu bằng những câu chuyện sau:
(1) Sau cái đêm ấy, chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng và được giác ngộ. Trong cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, chị Dậu dẫn đầu đoàn nông dân lên cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo.
(2) Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nổ ra. Tuy sống trong vùng địch hậu, chị Dậu vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ, nhiều lần đậy nắp hầm bem cho cán bộ.
Anh (chị) hãy lập dàn ý cho bài văn kể về một trong hai câu chuyện trên.
Gợi ý:
- Chọn nhan đề cho bài viết
- Lập dàn ý theo bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
2. Anh (chị) hãy trình bày cách lập dàn ý bài văn tự sự
Gợi ý:
- Dự kiến ý tưởng về các nhân vật và diễn biến câu chuyện
- Dàn ý gồm những phần nào? Nội dung mỗi phần ra sao?
Trả lời:
1: Dựa vào suy ngẫm của nhà văn Nguyễn Tuân về kết thúc truyện Tắt đèn của Ngô Tất Tố, lập dàn ý cho bài văn tự sự theo gợi ý sau:
a. Trường hợp 1:
b. Trường hợp 2:
2: Cách lập dàn ý một bài văn tự sự
Bước 1: Trước khi lập dàn ý, cần suy nghĩ để chọn đề tài, chọn một chủ đề hoặc vấn đề sau đó phác thảo qua cốt truyện.
Bước 2: Từ đề tài, chủ đề của câu chuyện, người viết phải tưởng tượng, sáng tạo ra những nét chính hình thành nên cốt truyện. Cốt truyện có thể dựa vào cuộc đời và số phận của nhân vật chính hay dựa theo diễn biến của sự việc chính.
Bước 3: Dựa vào mô hình dàn ý (3 phần), tìm các yếu tố cấu thành tác phẩm: Lí do, không gian xảy ra câu chuyện, các tình tiết của truyện, các nhân vật và quan hệ của chúng, các cảnh thiên nhiên, các đối thoại chính, tâm trạng của nhân vật...
Bước 4: Hệ thống hóa các khâu trên bằng một dàn ý chi tiết.
III. Luyện tập
Trả lời:
Mở bài: Giới thiệu nhân vật và câu chuyện định kể một cách sơ lược, khái quát (Nhân vật đó là ai? Là người thế nào? Sai lầm người ấy mắc phải là gì?)
Thân bài: Kể chi tiết sự việc
Kết bài: Suy nghĩ của người viết và bài học rút ra.
Mở bài: Giới thiệu về tình bạn của hai người bạn.
Thân bài:
Kết bài: