Giặc Minh đô hộ nước ta, chúng làm nhiều điều bạo ngược, dân chúng khố khổ. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu thế yếu, lực mỏng nên thường bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để giết giặc. Một người đánh cá tên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Về sau, Lê Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Một hôm, Lê Lợi đến nhà Lê Thận và thấy được lưỡi gươm có hai chữ "Thuận Thiên" . Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, ông bỗng nhớ đến đem tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận và tra vào thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần. Từ khi có gươm thần, nhuệ khí của nghĩa quân ngày càng tăng, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược.
Sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền dạo quanh hồ Tả Vọng; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại và Rùa Vàng nhô đầu lên cao, tiến lại phía thuyền vua, vua nâng gươm và rùa há miệng đớp lấy thanh gươm, lặn xuống nước. Từ đó, hồ Tả Vọng đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.
a. Nội dung
Truyện giải thích nguồn gốc tên gọi Hồ Hoàn Kiếm, ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa chống giặc Minh do Lê Lợi lãnh đạo đã chiến thắng vẻ vang.
Ý nghĩa chi tiết rùa vàng đòi gươm, không chỉ giải thích tên gọi của hồ Hoàn Kiếm và còn đánh dấu và khẳng định chiến thắng hoàn toàn của nghĩa quân Lam Sơn. Qua đó, phản ánh tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân ta. Giờ đây thứ mà muôn dân Đại Việt cần hơn là cày, cuốc, là cuộc sống lao động dựng xây đất nước. Trả gươm có ý nghĩa là gươm vẫn còn đó, hàm ý cảnh giác cao độ, răn đe kẻ thù.
b. Bài học: Truyện khẳng định ý nguyện đoàn kết, khát vọng hòa bình của dân tộc ta.