Bài soạn lớp 10: Ôn tập văn học dân gian Việt Nam

Hướng dẫn soạn bài: Ôn tập văn học dân gian Việt Nam - Trang 100 sgk ngữ văn 10 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp.

[toc:ul]

1. Trình bày các đặc tr­ưng của văn học dân gian (minh họa bằng các tác phẩm đã học)

  • Tính truyền miệng: Văn học dân gian thường được truyền miệng theo không gian (từ vùng này qua vùng khác), hoặc theo thời gian (từ đời trước đến đời sau). Ví dụ như các truyện cổ tích, truyền thuyết: Thánh Gióng, Tấm Cám, Lạc Long Quân – Âu Cơ, An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
  • Tính tập thể: Quá trình sáng tác tập thể: Cá nhân khởi xướng -  tập thể hưởng ứng (tham gia cùng sáng tạo hoặc tiếp nhận) cùng tu bổ, sửa chữa, thêm bớt cho phong phú, hoàn thiện. Ví dụ như các bài ca dao, tục ngữ được hình thành trong quá trình lao động sản xuất.
  • Tính thực hành: là sự gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. Ví dụ như những bài hát giao duyên.

2.  Văn học dân gian Việt Nam gồm những thể loại gì? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu của các thể loại: sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, ca dao, truyện thơ.

3. Từ các truyện dân gian đã học, lập bảng tổng hợp, so sánh các thể loại theo mẫu dưới đây:

4. a. Ca dao than thân thường là lời của ai? Vì sao? Thân phận của những...

a. Ca dao than thân thường là lời của ai? Vì sao? Thân phận của những con người ấy hiện lên như thế nào, bằng những so sánh ẩn dụ gì?

Ca dao tình nghĩa đề cập đến những tình cảm, phẩm chất gì của người lao động? Vì sao họ hay nhắc đến những biểu tượng cái khăn, cái cầu để bộc lộ tình yêu; các biểu tượng cây đa, bến nước – con thuyền, gừng cay – muối mặn… để nói lên tình nghĩa của mình.
So sánh tiếng cười tự trào và tiếng cười phê phán trong ca dao hài hước. Từ đó nhận xét về tâm hồn người lao động trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.
b. Nêu những biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong ca dao.
Trả lời:
 a.

  •  Ca dao than thân th­ường nói tới những số phận bất hạnh, nghèo khổ thường là thân phận những người phụ nữ thời phong kiến, giá trị phẩm chất của họ không được ng­ười ta biết đến và trân trọng. Thân phận ấy th­ường đ­ược so sánh như­: củ ấu gai, tấm lụa đào, hạt mư­a, miếng cau khô, cái giếng...
  • Ca dao yêu th­ương, tình nghĩa Ca dao yêu thương, tình nghĩa đề cập đến những tình cảm, phẩm chất của người lao động như tình bạn cao đẹp, tình yêu tha thiết mặn nồng với nỗi thương nhớ da diết và ước muốn mãnh liệt, tình nghĩa thủy chung của con người trong cuộc sống…
  • Ca dao yêu thư­ơng thường gắn với những biểu t­ượng như­ cái khăn, chiếc cầu,... vì đây là những vật, những nơi mà nam nữ th­ường có nhiều kỉ niệm. Cái khăn là kỉ vật luôn đi cùng ng­ười con gái. Nó mang theo hơi ấm của ng­ười yêu. Còn chiếc cầu là nơi nam nữ hẹn hò tâm sự.
  • Ca dao tình nghĩa còn thư­ờng sử dụng những ư­ớc lệ như­ cây đa, bến n­ước, con thuyền, gừng cay, muối mặn... Vì đó là những hình ảnh vừa gần gũi, quen thuộc với ngư­ời bình dân vừa biểu t­ượng cho sự chia li, chờ đợi hay cho những ư­ớc muốn, khát khao về sự thủy chung tình nghĩa của con ng­ười.
  • Ca dao hài hước gôm hai mảng, một là tiếng cười tự trào thể hiện niềm yêu đời, lạc quan của người nông dân; hai là tiếng cười châm biếm, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội. Tiếng cười tự trào là tiếng cười lạc quan trước hoàn cảnh của bản thân, còn tiếng cười phê phán là tiếng cười nhằm vào những thói hư tật xấu trong xã hội.

Có thể nhận xét rằng ca dao hài ­hước là sản phẩm của tâm hồn lạc quan yêu đời của người lao động. Nó nảy sinh ngay từ trong cuộc sống vất vả, khốn khó và bộn bề lo toan của ngư­ời nông dân.
b. Những biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong ca dao:

  • Th­ường lặp lại các mô thức mở đầu : thân em, em như­, cô kia, ­ước gì,...
  • Sử dụng nhiều các mô típ biểu tư­ợng : cây đa, bến nước, con đò, bến đợi, ngọn đèn, tấm khăn, cái cầu,...
  • Sử dụng phổ biến các biện pháp so sánh, ẩn dụ, cư­ờng điệu phóng đại, tư­ơng phản đối lập.
  • Sử dụng các thể thơ quen thuộc của dân gian (chủ yếu là lục bát).
  • Ngôn ngữ mang tính chất lời ăn tiếng nói hàng ngày, tuy rất đời thường như­ng mang nhiều hàm nghĩa sâu sắc...

Câu 1: Đọc hai đoạn miêu tả cảnh Đăm Săn múa khiên và đoạn cưới là hình ảnh và sức khỏe...

Đọc hai đoạn miêu tả cảnh Đăm Săn múa khiên và đoạn cưới là hình ảnh và sức khỏe của chàng trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây. Từ ba đoạn văn đó hãy cho biết:

  • Những nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng của sử thi là gì?
  • Nhờ những thủ pháp đặc trưng đó, vẻ đẹp của người anh hùng sử thi đã được lí tưởng hóa như thế nào?

Trả lời:

  • 3 đoạn văn đó là:
    • Đoạn 1: “Đăm Săn rung khiên múa… trúng một cái chão cột trâu”.
    • Đoạn 2: “Thế là Đăm Săn lại múa…. Cũng không thủng”.
    •  Đoạn 3: “Vì vậy, danh vang đến thần… từ trong bụng mẹ”.
  • Nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng sử thi: đó là các thủ pháp so sánh, phóng đại, trùng điệp được dùng nhiều và rất sáng tạo với trí tưởng tượng hết sức phong phú của tác giả dân gian.
    • Thủ pháp so sánh: Với những câu văn như "chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc", "Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực..." nhằm làm nổi bật sức mạnh của Đăm Săn.
    • Thủ pháp phóng đại: "Một lần xốc tới, chàng vợt một đồi tranh", "khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung"...
    • Thủ pháp trùng điệp: Các hành động, cũng như đặc điểm của Đam Săn đều được luyến láy nhiều lần: "Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây", "Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang... Đam Săn vốn ngang tàng từ trong bụng mẹ",... Qua đó, nhằm tô đậm hình ảnh của chàng Đăm Săn với sức mạnh, sự kì vĩ, lớn lao.
    • Hiệu quả nghệ thuật: các biện pháp nghệ thuật này nhằm tôn cao vẻ đẹp của người anh hùng sử thi, một vẻ đẹp kì vĩ trong một khung cảnh hoành tráng.

Câu 2: Căn cứ vào tấn bi kịch của Mị Châu Trọng Thủy trong Truyện An Dương Vương...

Căn cứ vào tấn bi kịch của Mị Châu Trọng Thủy trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, hãy lập bảng và ghi nội dung trả lời theo mẫu sau đây:

Trả lời:

Câu 3: Đặc sắc nghệ thuật của truyện thể hiện ở sự chuyển biến của hình tượng...

Đặc sắc nghệ thuật của truyện thể hiện ở sự chuyển biến của hình tượng nhân vật Tấm: từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình. Anh/chị hãy phân tích truyện cổ tích Tấm Cám để làm sáng tỏ điều đó.

Trả lời:

  • Ở giai đoạn đầu, khi gặp những những khó khăn, Tấm rất thụ động, yếu đuối, thường chỉ khóc không biết làm gì (lúc mất giỏ cá, lúc mất con bống, lúc bị bắt ngồi nhặt thóc...). Tấm thường chỉ trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài (ông Bụt).
  • Đến giai đoạn sau, Tấm đã kiên quyết đấu tranh để giành lại cuộc sống, giành lại hạnh phúc (chim vàng anh, chiếc khung cửi đều lên tiếng dọa Cám và kết thúc truyện. Giai đoạn này Tấm Tấm nhiều lần hóa thân nhưng nhân vật Bụt đã không còn xuất hiện, Tấm đã chủ động trong những hành động của mình
  • Sự phát triển tính cách của Tấm đã khiến câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn. Ban đầu, do Tấm có những mặc cảm về thân phận của mình lại có sự giúp đỡ của nhân vật thần kì nên Tấm còn thụ động. Ở giai đoạn sau, mâu thuẫn bắt đầu quyết liệt đẩy Tấm vào thế phải đấu tranh để giành lại cuộc sống và hạnh phúc của mình. Sự phát triển tính cách của nhân vật Tấm cũng cho thấy sự phản kháng mạnh mẽ của con người khi bị dồn vào những khó khăn, đồng thời thể hiện tư tưởng của nhân dân lao động: chiến thắng của cái thiện trước cái ác trong cuộc sống.

Câu 4: Căn cứ vào hai truyện cười đã học, lập bảng và ghi nội dung trả lời theo mẫu dưới đây

Trả lời:

Câu 5:  a. Điền tiếp vào sau các câu mở đầu Thân em như… và Chiều chiều…

a. Điền tiếp vào sau các câu mở đầu Thân em như… và Chiều chiều…để thành những bài ca dao trọn vẹn

Thân em như…                             Chiều chiều………
Thân em như…                             Chiều chiều………
Thân em như…                             Chiều chiều………
Mở đầu các bài ca dao theo các lặp lại như vậy có tác dụng gì đối với người nghe?
b. Thống kê các hình ảnh so sánh, ẩn dụ trong các bài ca dao đã học và cho biết người bình dân thường lấy các hình ảnh đó từ đâu.
c. Tìm thêm một số câu ca dao nói về:
Chiếc khăn, chiếc áo
Nỗi nhớ của những đôi lứa đang yêu nhau
Biểu tượng cây đa, bến nước – con thuyền, gừng cay – muối mặn.

d. Tìm thêm một số bài ca dao hài hước mang lại tiếng cười giải trí, mua vui cho con người trong cuộc sống.

Trả lời:

a. Bài ca dao bắt đầu bằng cụm từ “Thân em…”

Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tựa vào đâu
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài cát hạt ra đồng ngoài
Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa
Thân em như trái bưởi bòng
Đắng the ngoài vỏ trong lòng ngọt thanh
Thân em như Quế giữa rừng
Thơm tho ai biết ngát lừng ai hay
Thân em như con hạc đầu đình,
Muốn bay không cất nổi mình mà bay
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

Bài ca dao bắt đầu bằng cụm từ “Chiều chiều…”

Chiều chiều ai đứng hàng ba
Quần đen áo trắng nết na dịu dàng.     
      Chiều chiều bắt bướm đang bay
Bâng khuâng nhớ bạn, bạn rày nhớ ta. 
      Chiều chiều bắt nhâm cầm câu
    Nhái kêu cái cọ thảm sầu nhái ơi. 
      Chiều chiều bóng ngả về tây
    Hỡi cô bán củi bên đầy bên vơi
          Cô còn hái nữa hay thôi
    Cho tôi hái đỡ làm đôi vợ chồng. 
      Chiều chiều bước xuống ghe buôn
Sóng bao nhiêu gợn em buồn bấy nhiêu. 
      Chiều chiều buồn miệng nhai trầu
    Nhớ người quân tử bên cầu ngẩn ngơ. 
      Chiều chiều chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ bạn chín chiều ruột đau. 
      Chiều chiều con quạ lợp nhà
                            Con cu chẻ lạt, con gà đưa tranh                          
      Chèo bẽo nấu cơm nấu canh
   Chìa vôi đi chợ mua hành về nêm. 
      Chiều chiều dạo mát dưới trăng
Trông lên chỉ thấy chị Hằng ở trong.

Mở đầu các bài ca dao có sự lặp lại như vậy có tác dụng nhấn mạnh để tăng thêm màu sắc gợi cảmcho người nghe.
b. Thống kê các hình ảnh so sánh, ẩn dụ trong các bài ca dao đã học gồm: hạt mưa, trái bưởi, tấm lụa đào, củ ấu gai…; tấm khăn, ngọn đèn…; trăng, sao, mặt trời…
Dân gian thường lấy các hình ảnh đó trong cuộc sống đời thường, trong thiên nhiên, trong lao động sản xuất trở thành hình ảnh ẩn dụ, so sánh, khiến người đọc dễ hình dung 
c.

  • Cây đa, bến nước, con thuyền:

Trăm năm đành lỗi hẹn hò
Cây đa bến cũ, con đò khác đưa

Thuyền ơi có nhớ bến chăng
 Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

Cây đa cũ, bến đò xưa
Bộ hành có nghĩa, nắng mưa cũng chờ.

  • Gừng cay – muối mặn:

Tay nâng chén muối, đĩa gừng
Gừng cay, muối mặn xin đừng quên nhau.

Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng, gừng hãy còn cay
Đôi ta tình nặng nghĩa dày
Có xa nhau đi nữa, ba vạn sáu ngàn ngày mới xa

d. Một số bài ca dao hài hước mang lại tiếng cười giải trí, mua vui cho con người trong cuộc sống.

Bắc thang lên đến cung mây,
Hỏi sao Cuội phải ấp cây đa cả đời?
Cuội nghe thấy nói, Cuội cười:
Bởi hay nói dối, phải ngồi gốc đa.

Từ nay tôi kệch đến già,
Tôi chẳng dám cấy ruộng bà nữa đâu.
Ruộng bà vừa xấu vừa sâu,
Vừa bé hạt thóc, vừa lâu đồng tiền.
 
Từ ngày Tự Đức lên ngôi:
Cơm chẳng thấy nồi, trẻ khóc như ri.
Bao giờ Tự Đức chết đi,
Thiên hạ bình thì lại dễ làm ăn.
 
Làm trai cho đáng nên trai 
Một trăm đám cỗ chẳng sai đám nào.

Câu 6: Hãy tìm một vài bài thơ hoặc câu thơ của các nhà thơ trung đại và hiện đại...

Hãy tìm một vài bài thơ hoặc câu thơ của các nhà thơ trung đại và hiện đại có sử dụng chất liệu văn học dân gian để chứng minh vai trò của văn học dân gian đối với văn học viết.

Trả lời:

Văn học dân gian là nguồn cảm hứng sáng tác hoặc chất liệu thường được các nhà văn, nhà thơ sau này sử dụng trong các tác phẩm của mình. Góp phần giữ gìn và phát huy, sáng tạo các giá trị văn học Việt Nam.

  • Ví dụ trong bài thơ Thương vợ của Tú Xương có sử dụng chất liệu văn học từ dân gian là các câu thành ngữ:

Một duyên hai nợ âu đành chịu
Năm nắng mười mưa dám quản công

  • Hoặc trong thơ của Nguyễn Trãi, trong dân gian có câu thành ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, Nguyễn Trãi đã sáng tạo ngôn ngữ dân tộc lại: 

Ở đáng thấp thì nên đáng thấp 
Đen gần mực, đỏ gần son” 
(Báo kính cảnh giới -21) 

  • Hoặc câu thành ngữ “Tay làm ham nhai, tay quai miệng trễ” và “Miệng ăn núi lở” , được tác giả gọt giũa, cách điệu hóa và nâng lên diễn đạt thành câu thơ như một lời khuyên răng về việc lao động: 

Tay ai thì lại làm nuôi miệng 
Làm biếng ngồi ăn lở núi non
(Báo kính cảnh giới - 22) 

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 10


Copyright @2024 - Designed by baivan.net