Bài soạn lớp 10: Đọc Tiểu Thanh kí

Hướng dẫn soạn bài: Đọc tiểu thanh kí - Trang 131 sgk ngữ văn 10 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp.

[toc:ul]

Tìm hiểu chung tác phẩm

Tác giả: 

  • Nguyễn Du là bậc đại thi hào dân tộc của Việt Nam, ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị triết lý xã hội, tố cáo xã hội đương thời
  • Xuất thân từ một gia đình có truyền thống làm quan và sáng tác văn học
  • Cuộc đời của ông không được bằng phẳng trải qua nhiều sóng gió
  • Lớn lên ông đỗ tiến sĩ và ra làm quan, được cử sang Trung Quốc sau đó về bệnh tật ốm yếu ông phải ăn nhờ ở đậu
  • Ông sáng tác nhiều bài thơ có cảm xúc và mang đến những suy nghĩ về những kiếp người, số phận con người tài hoa bạc mệnh
  • Các tác phẩm chính của ông như: bắc hành tạp lúc, nam trung tạp ngâm… nổi tiếng nhất là tác phẩm truyện Kiều

Tác phẩm:

  • Hoàn cảnh sáng tác:
    • Tiểu Thanh là một cô gái Trung Quốc, sống vào đời Minh, tài sắc vẹn toàn nhưng có cuộc sống đầy bất hạnh. 
    • Nàng phải làm vợ lẽ, bị vợ cả ghen,bắt ra ở trên núi Cô Sơn,cạnh Tây Hồ.Vì quá cô đơn,nàng sinh bệnh và chết lúc18 tuổi.
    • Sinh thời,Tiểu Thanh có làm tập thơ “Tiểu Thanh Kí” để bày tỏ tâm sự.Khi nàng chết, vợ cả đốt tập thơ ấy chỉ còn lại một phần, người ta cho khắc in số thơ đó, đặt tên là Phần Dư.
    • Nguyễn Du biết chuyện, xúc động viết bài “Độc Tiểu Thanh Kí” bằng chữ Hán.
  • Thể loại: Thất ngôn bát cú đường luật.
  • Chủ đề: Niềm thương cảm sâu xa với người phụ nữ tài hoa nhưng bất hạnh và bộc lộ tâm trạng u uất trước những bất công của cuộc đời.

Câu 1: Anh (chị) hiểu vì sao Nguyễn Du lại đồng cảm với số phận Tiểu Thanh?

Trả lời:

Nguyễn Du đồng cảm với Tiểu Thanh bởi ông nhận ra ở con người Tiểu Thanh là người có tài, có sắc nhưng lại bị vùi dập, chết oan ức. Cái chết của nàng đã vạch ra một xã hội mà người phụ nữ không hề có quyền, có vị thế. Ngoài ra, Nguyễn Du còn khóc thương cho người cùng cảnh ngộ như Tiểu Thanh.Nếu cuộc đời của nàng Tiểu Thanh bất hạnh thì cuộc đời của Nguyễn Du cũng chẳng suôn sẻ. Đọc các tác phẩm của ông, ta vẫn thường thấy có điều gì đó day dứt, u uẩn. Xưa nay những người cùng chung cảnh ngộ vẫn thường khóc thương cho nhau, đó cũng là lẽ thường trong thiên hạ vậy.

Câu 2: Câu: “Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi” có nghĩa gì? Nỗi hờn (hận) ở đây là gì?...

Câu: “Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi” có nghĩa gì? Nỗi hờn (hận) ở đây là gì? Tại sao tác giả cho là không thể hỏi trời được?

Trả lời:

  • Câu thơ trên hàm ý sự bất công đối với người phụ nữ hồng nhan mà bạc mệnh, tuy có tài nhưng sống duwois thời phong kiến cũng không được trọng dụng vọng danh. Chỉ riêng điều đó Tiểu Thanh mà đã có biết bao nhiêu người cchiuj hoàn cảnh sống như vậy
  • Tiếng " hườn" ở đây như tiếng thở dài than thở của người đời trách cho trời đất đã khiến vận mệnh của họ phong ba, trắc trở này, qua đó thể hiện sự bất lực của người xưa trước những bất công trong xã hội
  • Tác giả cho là không thể hỏi trời được là vì từ xưa đến nay, luôn có một thông lệ vô cùng nghiệt ngã đó là ông trời luôn bất công với những con người tài sắc. Nỗi đau khổ dằn vặt tâm tư con người bao thời, tạo thành nỗi oan ức dường như không thể tìm được lời giải đáp nào tốt hơn ngoài: “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” và con người trở nên bất lực trước cuộc đời, dù là tài hoa tới đâu vẫn phải chấp nhận số phận của mình mỏng manh, bất hạnh. Chính vì không thể giải đáp được sự bất công, ngang trái ấy nên con người mới phụ thuộc vào lực lượng thần linh tối cao trên trời mong tìm được lời giải đáp nhưng thực ra cũng không thể hỏi được trời, lại đi vào nỗi buồn quẩn quanh không biết làm thế nào mới giải đáp được.

Câu 3: Nguyễn Du thương xót và đồng cảm với người phụ nữ có tài văn chương...

Nguyễn Du thương xót và đồng cảm với người phụ nữ có tài văn chương mà bất hạnh. Điều đó nói gì về tấm lòng của nhà thơ?

Trả lời:

Nguyễn Du thương cảm cho số phận nàng Tiểu Thanh, một người phụ nữ tài hoa, xinh đẹp nhưng lại có cuộc đời số phận bất hạnh. Qua niềm xót thương và đồng cảm với số phận những con người bất hạnh như nàng Kiều, hay nàng Tiểu Thanh,... còn là niềm thương cảm dành cho một người nghệ sĩ. Ông xót thương đau đớn đồng thời cũng rất trân trọng những giá trị tinh thần của người nghệ sĩ từ đó làm lên giá trị nhân đạo ở Nguyễn Du.

Câu 4: Phân tích vai trò của mỗi đoạn thơ (đề, thực, luận, kết) đối với chủ đề toàn bài.

Trả lời:

  • Hai câu đề: nêu nên cảnh vật Tây Hồ thay đổi, gợi cảm xúc cho tác giả.
  • Hai câu thực: Nêu lên những suy nghĩ liên tưởng của nhà thơ khơi gợi từ cảnh vật.
  • Hai câu luận: đầu khái quát, nâng vấn đề, liên hệ thân phận của nàng Tiểu Thanh với chính bản thân mình và những bậc văn nhân tài tử, những người tài năng nhưng có số phận bất hạnh.
  • Hai câu kết: Khái quát lại vấn đề , đồng thời cũng là tiếng lòng của nhà thơ ước mong sự đồng cảm của người đời sau hãy xót thương cho những con người như Tiểu Thanh, Tố Như,... những người tài hao nhưng bất hạnh.

[Luyện tập] Đọc đoạn thơ sau đây trong Truyện Kiều ( từ câu 107 đến 110) và chỉ ra...

Đọc đoạn thơ sau đây trong Truyện Kiều ( từ câu 107 đến 110) và chỉ ra điểm tương đồng với bài Đọc Tiểu Thanh kí

Rằng: Hồng nhan tự thuở xưa,

Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu.

Nỗi niềm tưởng đến mà đau

Thấy người nằm đó biết sau thế nào?

               (Trích Truyện Kiều)

Gợi ý: Tìm hiểu xem đoạn thơ này viết về nhân vật nào, lời nói trên là của ai. Từ đó tìm ra đề tài mà Nguyễn Du quan tâm trong các sáng tác của ông

Trả lời:

Đoạn thơ trên là lời của Thúy Kiều một cô gái tài sắc mà bạc mệnh. Mượn lời Thúy Thúy Kiều nói về kiếp “ hồng nhan” “ bạc mệnh” để từ đó Nguyễn Du cất lên tiếng nói quan niệm của mình về cái tài cái mệnh của con người trong xã hội. Khi viết Truyện Kiều ông cũng đã từng nói: “Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau”. Ông cho rằng cái tài năng của con người luôn khiến trời đất ghen ghét mà thế nên có cuộc đời bất hạnh. Đó cũng chính là quan niệm mà ông nhắc tới trong bài Đọc Tiểu Thanh kí.  Hai câu thơ:” Rằng: Hồng nhan tự thuở xưa/ Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu.” Cũng chính là sự đồng cảm của nàng Kiều hay chính là sự cảm thương của Nguyễ Du. Ca hai đều là tiếng khóc thương của nguười đời sau như Thúy Kiều, Nguyễn Du cho người trước. Từ đó làm nên đề tài của Nguyễn Du trong mỗi tác phẩm đó chính là giá trị nhân đạo trân trọng cái đẹp, swuh tài hoa của người phụ nữ nói riêng và những con người tài hoa bạc miệng nói chung

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 10


Copyright @2024 - Designed by baivan.net