Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
- Biết được thế nào là lưu trữ và trao đổi thông tin
- Biết được dữ liệu là gì
- Nêu được ví dụ minh họa mối quan hệ giữa dữ liệu và thông tin
- Biết được tầm quan trọng của thông tin và trao đổi thông tin trong cuộc sống hằng ngày.
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực tin học: Hình thành, phát triển chủ yếu các năng lực:
+ NLa: Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;
+ NLe: Hợp tác trong môi trường số.
1 - GV: Giáo án, hình ảnh liên quan đến bài học, phòng máy tính, máy chiếu..
2 - HS : Đồ dùng học tập, sgk, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV trình bày vấn đề: Trong cuộc sống hằng ngày, em nhìn thấy những con số, những dòng chữ, những hình ảnh trong sách; em nghe thấy tiếng chim hót, tiếng xe cộ đi lại trên đường. Tất cả những thứ đó được giác quan của em thu nhận và não xử lí để trở thành những hiểu biết của em về thế giới xung quanh. Và để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng đến với bài: Lưu trữ và trao đổi thông tin.
Hoạt động 1: Lưu trữ thông tin
+ Biết được thế nào là lưu trữ thông tin.
+ Nêu được ví dụ minh họa mối quan hệ giữa dữ liệu và thông tin.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV cho HS đọc thông tin ở mục 1 sgk, chia lớp thành các nhóm, yêu cầu thảo luận, trả lời câu hỏi: + Thế nào là lưu trữ thông tin? + Dữ liệu là gì? + Lấy ví dụ để so sánh sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ. - GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Một số HS đứng dậy trình bày kết quả hoạt động 1. - HS nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có). Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Lưu trữ thông tin - Lưu trữ thông tin là hoạt động đưa thông tin vào vật mang tin. - Dữ liệu là thông tin dưới dạng được chưa trong vật mang tin - Có ba dạng dữ liệu: dạng chữ và số, dạng hình ảnh và dạng âm thanh. - Ví dụ về thông tin và dữ liệu: Tiếng trống trường ba hồi chín tiếng là dữ liệu. Tiếng trống được đặt trong bối cảnh ngày khai trường, trở thành thông tin, mang ý nghĩa: Tiếng trống trang trọng nhắc hở mọi người vè nhiệm vụ học tập khó khăn nhưng cũng đầy hứng khởi với những niềm vui trong học tập. |
Hoạt động 2: Trao đổi thông tin.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ NV1 - GV cho HS đọc thông tin ở mục 2 sgk, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Trao đổi thông tin là gì? + Muốn trao đổi thông tin cần phải đáp ứng yêu cầu gì? + Trao đổi thông tin diễn ra khi nào? NV2 - GV cho HS hoạt động cặp đôi, thực hiện hoạt động 1 trang 9 sgk. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ. - GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Một số HS đứng dậy trình bày kết quả hoạt động 2. - HS rút ra khái niệm thông tin và vật mang tin. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 2. Trao đổi thông tin - Trao đổi thông tin là gửi thông tin tới bên nhận và nhận thông tin tới bên gửi. - Hoạt động trao đổi thông tin diễn ra thường xuyên trong cuộc sống, trong công việc hằng ngày của con người. Nó là một hoạt động thiết yếu không thể thiếu và diễn ra rất tự nhiên. HĐ1:
|
Hoạt động 3: Các bước trong hoạt động thông tin của con người
---------------- Còn tiếp --------------------
Toán, Văn mỗi môn:
Các môn còn lại mỗi môn:
=> Gửi đầy đủ giáo án ngay và luôn sau khi chuyển phí