Bài soạn lớp 10: Lập dàn ý bài văn thuyết minh

Hướng dẫn soạn bài: Lập dàn ý bài văn thuyết minh - Trang 169 sgk ngữ văn 10 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp.

[toc:ul]

I. Dàn ý bài văn thuyết minh

1. Bài văn bố cục gồm 3 phần:

  • Mở bài: giới thiệu chung khái quát nội dung
  • Thân bài:  Thực hiện các yêu cầu như kể chuyện, biểu cảm, miêu tả, nghị luận
  • Kết bài: Khái quát vấn đề nêu cảm xúc suy nghĩ trước câu chuyện hoặc đối tượng miêu tả

2. Bố cục 3 phần phù hợp với bài ăn thuyết minh vì người viết có thể miêu tả biểu cảm suy nghĩ của mình thông qua sự vật, sự việc 

3. So sánh phần mở bài kết bài của bài văn thuyết minh và văn tự sự

a. Mở bài: 

Điểm giống nhau là: cùng có chức năng giới thiệu.

Điểm khác nhau là: 

  • Mở bài trong văn bản tự sự yêu cầu giới thiệu thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện, giới thiệu nhân vật chính, góc nhìn (người chứng kiến)
  • Mở bài trong văn thuyết minh giới thiệu đối tượng, mục đích thuyết minh

b. Kết bài:

  • Điểm giống nhau: Chúng biến hoá năng động và nhiều khi chỉ là phần cuôi của nội dung chính.
  • Điểm khác nhau:  
    •  Kết bài trong văn tự sự đôi khi cũng gắn với thân bài, vì sao khi giải quyết vân đề (mở nút xung đột) là câu chuyện đã kết thúc rồi. Trong bài làm của HS hay trong một số sáng tác còn có phần cuối, dùng để nêu lên suy nghĩ và cảm xúc, song cách kết thúc như vậy có phần nào gượng ép.
    • Kết bài trong văn thuyết minh đôi khi không nhận thấy được: nó đồng thời là phần cuối của nội dung thuyết minh. Chừng nào người đọc cảm nhận thấy đã thoả mãn, thì chừng ấy bài văn thuyết minh cũng kết thúc.

4. Ba loại trình tự không phù hợp với văn bản thuyết minh. Vì:

  •  Trình tự thời gian phù hợp với văn tự sự hơn.
  •  Trình tự không gian phù hợp với văn miêu tả hơn.
  •  Trình tự nhận thức phù hợp với văn nghị luận hơn.
  • trình tự chứng minh - phản bác rất cần phải lập luận để thuyết phục người nghe (ngưòi đọc).

II. Lập dàn ý cho bài văn thuyết minh

1. Xác nhận đề tài

2. Lập dàn ý

a. Mở bài:

  • Nêu được đề tài bài viết (như giới thiệu về danh nhân nào, tác giả nào, nhà khoa học nào?...) cần gọi tên đề tài và đưa ra đặc điểm nổi bật của nó.
  • Người đọc nhận ra kiểu văn bản (thuyết minh), cần sử dụng các ngôn ngữ đặc trưng của thuyết minh hoặc nêu trực tiếp mục đích thuyết minh.
  • Thu hút sự chú ý của ngưòi đọc, cần trình bày trung thực, hấp dẫn

b. Thân bài:

  • Muốn tìm ý, chọn ý, cần lựa chọn những tri thức, xem xét độ chính xác và tầm quan trọng của mỗi thông tin đốì vối bạn đọc.
  • Muốn sắp xếp ý, cần nghiên cứu cấu trúc của bài viết một cách phù hợp, sao cho trật tự trước sau, trật tự logic... giữa các ý tạo ra vẻ đẹp cân xứng và có ý nghĩa.

c. Kết bài:

  • Muốn trở lại với đề tài thuyết minh, cần khái quát toàn bộ nội dung đã thuyết minh trong phần thân bài, dùng câu văn liên kết để chuyển ý, chuyển đoạn.
  • Muốn lưu lại những suy nghĩ và cảm xúc lâu bền trong lòng độc giả cần có những từ ngữ ấn tượng, lịch sử, xã giao... trong kết thúc bài.

Câu 1: Lập dàn ý cho các bài văn thuyết minh sau:

1. Giới thiệu một tác giả văn học

2. Giới thiệu một tấm giương học tốt

3. Giới thiệu một phong trào của trường ( hoặc của lớp mình)

4. Trình bày một quy trình sản xuất ( hoặc cá bước của một quá trình học tập)

Trả lời:

1.Giới thiệu về tác giả văn hoc

a. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi (1380 - 1444).
  • Vị trí của Nguyễn Trãi trong nền văn học.

b. Thân bài

  • Một vài nét về cuộc đòi của Nguyễn Trãi.
  • Sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi.
  • Các tác phẩm chính.
  • Giá trị nghệ thuật thơ văn Nguyễn Trãi.

 c. Kết bài: Khẳng định vị trí về tư tưởng cũng như về văn học của Nguyễn Trãi trong lịch sư văn hoá văn học Việt Nam.

2. Giới thiệu một tấm giương học tốt

a. Mở bài: Giới thiệu một số nét chính về tấm gương học tốt: tên, nơi học tập.

b. Thân bài:                                                                              

  • Hoàn cảnh sống: có khó khăn, hoàn cảnh sống như thế nào?
  • Những thành tích nổi bật về học tập: Cố gắng tích cực học tập ra sao? Những thành tích vươn lên trong học tập là gì?
  • Phương pháp học của bạn: Nêu ra phương pháp học. chia sẻ để mọi nguwoif học tập và noi theo.

c. Kết bài. Nêu cảm nghĩ, nhận xét của mình về tấm gương học tốt 

3. Giới thiệu một phong trào của trường (lớp) mình

a. Mở bài

  • Giới thiệu về lớp, về trường mình.
  • Giới thiệu về các hoạt động nôi bật của lớp (của trường) mình như phong trào học tập, phong trào văn nghệ, phong trào thể dục - thể thao, ...

b. Thân bài

  • Nguyên nhân dẫn đến phong trào
  • Diễn biến của phong trào: Bắt đầu như thế nào, phát triển, kết quả ra sao?
  • Ý nghĩa của phong trào : Đã đem lại ý nghĩa gì với nhân dân, đất nước

c. Kết bài

  • Khẳng định lại về sự tác động của phong trào trong lớp (trường)
  • Những bài học rút ra từ phong trào

4. Trình bày một quy trình sản xuất (hoặc các bước của một quá trình học tập)

a Mở bài: Giới thiệu về việc đọc một tác phẩm tự sự

b. Thân bài

  • Nêu các bước của việc đọc một tác phẩm tự sự: Đọc từng phần.Đọc kết hợp với suy ngẫm? Chú ý đến sự phát triển của các tuyến hân vật và mối quan hệ của các nhân vật trong tác phẩm.
  • Tóm tắt tác phẩm.
  • Tìm ra nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm
  • Ý nghĩa của việc đọc một tác phẩm tự sự.

c. Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa và cách thức đọc một tác phẩm tự sự.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 10


Copyright @2024 - Designed by baivan.net