Bài soạn lớp 9: Cố hương

Hướng dẫn soạn bài: Cố hương- Trang 207 sgk ngữ văn 9 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp.

[toc:ul]

Tìm hiểu chung tác phẩm

Tác giả:

  • Lỗ Tấn (1881 1936) là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc, quê ở Chiết Giang. Sinh trưởng trong một gia đình quan lại sa sút, mẹ xuất thân nông dân nên từ nhỏ ông đã có nhiều cơ hội tiếp xúc với đời sống nông thôn. Từ lúc còn trẻ, ông đã từ giã gia đình, quyết tâm đi tìm con dường lập thân mới, khác với những thanh niên cùng quê đương thời.
  • Thoạt đầu, nghĩ rằng sức mạnh của khoa học, kĩ thuật có thể giúp được nước, ông lần lượt theo học các ngành hàng hải, địa chất rồi y học. Nhưng rồi ông dần thấy rằng một mình khoa học không thể làm thay đổi được xã hội một cách triệt để. Ông bỏ ngành y chuyển sang hoạt động văn học vì nghĩ rằng văn học là vũ khí lợi hại để “biến đổi tinh thần” dân chúng đang ở tình trạng “ngu muội” và “hèn nhát”.’
  • Sự nghiệp sáng tác:
    • Năm 1918, truyện ngắn đầu tay của Lỗ Tấn là Nhật kí người điên lần đầu tiên được in trên tờ Thanh niên mới số tháng 5-1918, truyện được lấy tên dựa theo truyện ngắn Nhật ký của một người điên.
    • Từ 1918 đến 1927, Lỗ Tấn viết nhiều truyện ngắn và tạp văn. Về truyện ngắn có 2 tập: Gào Thét (14 truyện) và Bàng hoàng (11 truyện). Về tạp văn có 7 tập. Giai đoạn từ 1928 đến khi mất, ông viết tập truyện ngắn Chuyện cũ viết lại (gồm 8 truyện) và 9 tập tạp văn. Ngoài ra, ông còn dịch nhiều tác phẩm văn học thế giới ra tiếng Trung.
    • Năm 1981, toàn thế giới kỉ niệm 100 năm ngày sinh Lỗ Tấn như một danh nhân văn hoá.

Tác phẩm:

  • Tóm tắt: Truyện kể lại chuyến về quê lần cuối cùng của nhân vật người kể chuyện (tôi) để dọn nhà đi nơi khác làm ăn sinh sống. Về quê, nhân vật tôi đau xót nhận ra những thay đổi ghê gớm của làng quê, đặc biệt là sự thay đổi của con người nơi đây. Người bạn thơ ấu Nhuận Thổ vốn tinh nghịch, vui vẻ giờ trở nên đần độn, mụ mẫm, sống chịu đựng trong cảnh khốn cùng. Thím Hai Dương – nàng Tây thi đậu phụ trở nên tham lam, tòm mọi cách vơ vét của cải. Từ đó, người kể chuyện đã lật xới lên những vấn đề bức xúc của xã hội Trung Hoa trì trệ lúc bấy giờ. Rời quê hương, trong tâm trạng buồn, nhân vật tôi suy nghĩ và hi vọng về thế hệ con cháu mình, về những người nông dân, của toàn xã hội để đưa đất nước đi lên.
  • Khi cùng gia đình tạm biệt làng quê cũ, nhân vật tôi hi vọng mọi người sẽ có một tương lai sáng sủa hơn. Trong truyện ngắn Cố hương, thông qua việc thuật lại chuyến về quê lần cuối cùng của nhân vật “tôi”, những rung cảm của “tôi” trước sự thay đổi của làng quê, đặc biệt là của Nhuận Thổ, Lỗ Tấn đã phê phán xã hội phong kiến, lề giáo phong kiến, đặt ra vấn đềcon đường đi của nông dân và của toàn xã hội để mọi người suy ngẫm.

Câu 1: Tìm bố cục của truyện (Căn cứ vào trình tự thời gian chuyến về thăm quê của nhân vật “tôi”).

Trả lời:

Truyện có thể chia thành bố cục 3 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “làm ăn sinh sống” đây là hành trình trở về quê hương của nhân vật “tôi”.
  • Phần 2: Tiếp đến “mang đi sạch trơn”: Nói về hình ảnh quê hương và con người trong quá khứ và thực tại của nhân vật.
  • Phần 3: Còn lại: Những suy nghĩ của nhân vật tôi trên đường ra đi.

Câu 2: Trong truyện, có mấy nhân vật chính? Nhân vật nào là nhân vật trung tâm? Vì sao?

Trả lời:

  • Các nhân vật xuất hiện trong truyện: người mẹ, nhân vật tôi, cháu Hoàng, Nhuận Thổ, thím Hai Phương, Thuỷ Sinh.
  • Truyện có hai nhân vật chính: Nhuận Thổ và tôi (anh Tấn) - người bạn thời ấu thơ của Nhuận Thổ.  Nhân vật tôi là nhân vật trung tâm vì thông qua nhân vật này đã miêu tả mọi thay đổi của làng quê và nhân vật Nhuận Thổ.

Câu 3: Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để làm nổi bật...

Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để làm nổi bật sự thay đổi ở nhân vật Nhuận Thổ? Ngoài sự thay đổi của Nhuận Thổ, tác giả còn miêu tả sự thay đổi nào khác của những con người và cảnh vật ở cố hương? Tác giả đã biểu hiện tình cảm, thái độ như thế nào và đặt ra vấn đề gì qua sự miêu tả đó?

Trả lời:

  • Nhà văn Lỗ Tấn đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, đối lập tương phản để làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật Nhuận Thổ: Đó chính là sự thay đổi giữa Nhuận Thổ mà nhà văn quen biết trong quá khứ và một Nhuận Thổ lạ lẫm ở thực tại.
    • Khi còn nhỏ, Nhuận Thổ là một cậu bé lanh lợi, khoẻ mạnh: “khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bó tí tẹo, cồ đeo vòng bạc sủng loáng”, Nhuận Thổ biết nhiều trò vui: bẫy chim, nhặt vỏ sò, canh dưa, đâm tra... giống như một tiểu anh hùng đáng ngưỡng mộ trong mắt nhân vật tôi
    • Sau nhiều năm xa cách, Nhuận Thổ là một cố nông già nua, nghèo khó, đông con, rúm ró đến tội nghiệp: nước da bánh mật trước kia nay đổi thành vùng sạm, lại có thêm những nếp răn sâu hoắm, đội một cái mũ lông chiên rách tươm, mặc một chiếc áo bông mỏng dính, người co ro cúm rúm, bàn tay vừa thô kệch vừa nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông…
  • Ngoài nhân vật Nhuận Thổ, tác giả còn miêu tả sự thay đổi ở các nhân vật khác:
    • Thím Hai Dương : Đây là nhân vật thứ hai mà tác giả chú ý miêu tả sự thay đổi. Nàng “Tây Thi đậu phụ” đại diện cho nhân vật số đông biểu hiện cho sự sa sút về nhân cách của con người. Người đàn bà này lộ rõ tính cách hợm hĩnh, l­ưu manh khi bịa đặt kể công bế ẵm Tấn và chỉ chực dòm ngó chôm chỉa đồ đạc.
    • Cảnh vật quê hương: quê hương của hiện tại đã thay đổi, hiện ra “thê lương tàn tạ, giữa quang cảnh của trời đông u ám gió lùa là thôn xóm tiêu điều, hoang vắng nằm im lìm giữa vòm trời màu vàng úa” hay “Hình ảnh làng cũ trong kí ức tôi không giống hẵn như thế này. Làng cũ tôi đẹp hơn kia!”.
  • Qua cách miêu tả của tác giả đã thể hiện thái độ buồn bã, xót xa, đau đớn trước sự thay đổi của quê hương và con người. Bên cạnh đó, tác giả cũng nhen nhóm những niềm hi vọng và ước mơ về một sự thay đổi, khát khao về một xã hội mới tốt đẹp hơn cho con người.

Câu 4: Đọc kĩ ba đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

  • Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức miêu tả và thông qua đó, tác giả muốn biểu hiện điều gì?
  • Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức tự sự? Ngoài tự sự, tác giả còn sử dụng những yếu tố của những phương thức biểu đạt nào khác? Nêu hiệu quả của sự kết hợp đó trong việc thể hiện tính cách nhân vật
  • Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức nghị luận và thông qua đó, tác giả muốn nói lên điều gì?

Trả lời:

Phương thức biểu đạt trong ba đoạn văn như sau:

  • “Nhưng tiếc thay, đã hết tháng giêng... Nhưng từ đây chúng tôi không hề gặp mặt nhau nữa”. Đoạn này chủ yếu dùng phương thức tự sự, thông qua đó tác giả thể hiện quan hệ gắn bó giữa nhân vật tôi và Nhuận Thổ thời thơ ấu.
  •  “Người đi vào là Nhuận Thổ... vừa thô kệch, vừa nặng nề nứt nẻ như vỏ thông”. Đoạn này chủ yếu dùng phương thức miêu tả, chủ đích của tác giả là làm nổi bật sự thay đổi của Nhuận Thổ sau nhiều năm xa cách.
  •  “Tôi nghĩ bụng... Người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Đoạn này chủ yếu dùng phương thức lập luận, qua đó tác giả thể hiện những suy ngẫm , trăn trở của mình về cuộc sống.

[Luyện tập] Câu 2: Tìm những từ ngữ thích hợp trong tác phẩm điền theo bảng mẫu.

Trả lời:

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 9


Copyright @2024 - Designed by baivan.net