Giải sách bài tập Sinh học 11 cánh diều bài 19: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật

Hướng dẫn giải bài 19: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật SBT Sinh học 11 cánh diều. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Trắc nghiệm

Câu 3.36: Nhận định nào dưới đây về ảnh hưởng của yếu tố di truyền đến sinh trưởng và phát triển ở động vật là không đúng?

A. Hệ gene quy định hiệu quả chuyển đổi thức ăn, tốc độ, giới hạn và thời gian sinh trưởng, phát triển.

B. Hệ gene quy định đặc điểm sinh học đặc trưng cho loài như kích thước, khả năng kháng bệnh,...

C. Các gene điều khiển các quá trình sinh trưởng, phát triển ở động vật bắt đầu biểu hiện từ giai đoạn trưởng thành.

D. Sự ảnh hưởng của hệ gene đến sinh trưởng và phát triển ở động vật được điều chỉnh bởi các yếu tố phiên mã đặc hiệu.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án C.

Các gene điều khiển các quá trình sinh trưởng, phát triển ở động vật bắt đầu biểu hiện từ giai đoạn phôi thai.

Câu 3.37: Nhận định nào dưới đây về hormone juvenile là đúng?

A. Hormone juvenile do thể cardiaca tiết ra.

B. Hormone juvenile chỉ hoạt động trong giai đoạn côn trùng trưởng thành.

C. Hormone juvenile khi giảm xuống một ngưỡng nhất định, sâu bướm sẽ lột xác.

D. Hormone juvenile ở nồng độ cao kích thích lột xác, ức chế sự biến thái.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án D.

A. Sai. Hormone juvenile do thể Allata tiết ra.

B. Sai. Hormone juvenile hoạt động trong giai đoạn côn trùng chưa trưởng thành.

C. Sai. Hormone juvenile khi giảm xuống một ngưỡng nhất định, sâu bướm sẽ hoá nhộng.

D. Đúng. Hormone juvenile ở nồng độ cao kích thích lột xác, ức chế sự biến thái.

Câu 3.38: Nhận định nào dưới đây về hormone ecdysteroid là không đúng?

A. Hormone ecdysteroid do tuyến ngực trước tiết ra.

B. Sự tiết hormone ecdysteroid chịu sự điều hòa bởi hormone PTTH do thể cardiaca tiết ra.

C. Hormone ecdysteroid chỉ hoạt động trong giai đoạn trưởng thành.

D. Hormone ecdysteroid gây lột xác, kích thích hoá nhộng và hoá bướm.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án C.

Hormone ecdysteroid hoạt động trong suốt các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của côn trùng gây lột xác, kích thích hóa nhộng và hoá bướm.

Câu 3.39: Sự sinh trưởng và phát triển ở côn trùng được điều hòa bởi hormone nào?

A. Testosterone và estrogen.

B. Ecdysteroid và juvenile.

C. Thyroxine và GH.

D. Allata và cardiaca.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án B.

Sự sinh trưởng và phát triển ở côn trùng được điều hòa bởi hormone ecdysteroid và juvenile: Hormone ecdysteroid gây lột xác, kích thích hoá nhộng và hoá bướm; hormone juvenile ở nồng độ cao kích thích lột xác, ức chế sự biến thái, khi giảm xuống một ngưỡng nhất định, sâu sẽ hoá nhộng.

Câu 3.40: Nhận định nào dưới đây về ảnh hưởng của nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển ở động vật là không đúng?

A. Sự ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển ở động vật thông qua tác động đến hoạt động của hệ thần kinh và các tuyến nội tiết.

B. Tốc độ sinh trưởng và phát triển của động vật chịu ảnh hưởng bởi chế độ dinh dưỡng,...

C. Những tác nhân gây bệnh trong không khí hoặc thức ăn như virus, vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh kìm hãm quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật.

D. Khi nhiệt độ môi trường quá cao hoặc quá thấp sẽ làm tăng tiêu thụ thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng ở động vật.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án D.

  • Nhiệt độ môi trường quá cao có thể làm giảm tiêu thụ thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng ở động vật. 

  • Nhiệt độ môi trường thấp có thể làm tăng tiêu thụ thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng ở động vật.

Câu 3.41: Tại sao trẻ em cần được tắm nắng đúng cách?

A. Giúp biến vitamin D thành tiền vitamin D, có vai trò giảm khả năng hấp thụ calcium của ruột.

B. Giúp biến tiền vitamin D thành vitamin D, có vai trò làm tăng khả năng hấp thụ calcium của ruột.

C. Giúp biến tiền vitamin D thành vitamin D, có vai trò làm tăng giải phóng calcium từ xương, làm tăng nồng độ calcium trong máu.

D. Giúp biến vitamin D thành tiền vitamin D, có vai trò làm tăng tích trữ calcium vào xương, làm giảm nồng độ calcium trong máu.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án B.

Trẻ em cần được tắm nắng đúng cách sẽ giúp biến tiền vitamin D thành vitamin D, có vai trò làm tăng khả năng hấp thụ calcium của ruột.

Câu 3.42: Những thay đổi sinh lí ở lứa tuổi dậy thì là do nồng độ hormone nào tăng cao?

A. Thyroxine.                                                       B. GH.

C. Testosterone và estrogen.                                D. PTTH.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án C.

Những thay đổi sinh lí ở lứa tuổi dậy thì là do nồng độ hormone sinh dục (hormone testosterone và estrogen) tăng cao.

Câu 3.43: Để ngăn chặn khả năng sinh sản của côn trùng gây hại, người ta sử dụng một hormone ức chế quá trình biến thái thành con trưởng thành. Đó là hormone nào?

A. Ecdysteroid.                                                     B. PTTH.

C. GH.                                                                  D. Juvenile.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án D.

Juvenile ở nồng độ cao sẽ ức chế sự biến thái.

=> Để ngăn chặn khả năng sinh sản của côn trùng gây hại,người ta sử dụng hormone juvenile ức chế quá trình biến thái thành con trưởng thành.

Câu 3.44: Những biện pháp nào sau đây ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển trong chăn nuôi gia cầm lấy trứng?

(1) Sử dụng kháng sinh định kì để phòng bệnh.

(2) Vệ sinh sạch sẽ máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi, chuồng nuôi hằng ngày.

(3) Lựa chọn giống gia cầm phù hợp như gà Ai Cập, Leghorn,...

(4) Sử dụng chất kích thích tăng trưởng.

(5) Chế độ ăn có năng lượng và hàm lượng protein phù hợp.

(6) Duy trì nhiệt độ chuồng nuôi trên 40 °C.

(7) Tiêm vaccine theo quy định và hướng dẫn của cơ quan chức năng.

A. (1), (3), (5) và (7).                                  B. (2), (3), (4) và (7).

C. (2), (3), (5) và (7).                                  D. (1), (2), (5) và (7).

Hướng dẫn trả lời:

Chọn đáp án C.

Những biện pháp ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển trong chăn nuôi gia cầm lấy trứng:

  • (2) Vệ sinh sạch sẽ máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi, chuồng nuôi hằng ngày.

  • (3) Lựa chọn giống gia cầm phù hợp như gà Ai Cập, Leghorn,...

  • (5) Chế độ ăn có năng lượng và hàm lượng protein phù hợp.

  • (7) Tiêm vaccine theo quy định và hướng dẫn của cơ quan chức năng.

Câu 3.45: Nối các loài động vật sau đây với hình thức phát triển phù hợp.

Loài động vật

 

Hình thức phát triển

            (a) Muỗi

             (b) Gián

             (c) Ve sầu

             (d) Ếch

             (e) Chó

             (g) Tôm

             (h) Châu chấu

             (i) Ong

             (k) Ruồi

             (1) Gà

             (m) Bọ ngựa

             (n) Cá voi

      (1) Biến thái hoàn toàn

      (2) Biến thái không hoàn toàn

      (3) Không qua biến thái

Hướng dẫn trả lời:

  • Loài động vật có hình thức phát triển (1) Biến thái hoàn toàn: (a), (d), (i), (k).

  • Loài động vật có hình thức phát triển (2) Biến thái không hoàn toàn: (b), (c), (g), (h), (m).

  • Loài động vật có hình thức phát triển (3) Không qua biến thái: (e), (l), (n).

Câu 3.46: Nối tên hormone với chức năng phù hợp.

Hormone

 

Chức năng

(a) Ecdysteroid

(b) Juvenile

(c) Thyroxine

(d) PTTH

(e) GH

(g) Testosterone

(h) Estrogen

(1) Kích thích quá trình trao đổi chất

(2) Kích thích tuyến ngực trước tiết ecdysteroid

(3) Gây lột xác, kích thích hóa nhộng và hoá bướm

(4) Kích thích phân chia tế bào, tổng hợp protein

(5) Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì ở nữ

(6) Ở nồng độ cao ức chế sự biến thái

(7) Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì ở nam

Hướng dẫn trả lời:

(a) – (3): Ecdysteroid gây lột xác, kích thích hóa nhộng và hoá bướm.

(b) – (6): Juvenile ở nồng độ cao ức chế sự biến thái.

(c) – (1): Thyroxine kích thích quá trình trao đổi chất.

(d) – (2): PTTH kích thích tuyến ngực trước tiết ecdysteroid.

(e) – (4): GH kích thích phân chia tế bào, tổng hợp protein.

(g) – (7): Testosterone kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì ở nam.

 

(h) – (5): Estrogen kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì ở nữ.

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập Sinh học cánh diều, Giải SBT sinh 11 CD bài 19, Giải sách bài tập sinh học 11 CD bài 19: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật

Xem thêm các môn học

Giải SBT Sinh học 11 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net