Soạn mới giáo án Âm nhạc 11 cánh diều bài 33: Hát: Mùa xuân trên quê hương (tiếp); Nghe nhạc: Nắng có còn xuân

Soạn mới Giáo án âm nhạc 11 cánh diều bài Hát: Mùa xuân trên quê hương (tiếp); Nghe nhạc: Nắng có còn xuân. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy : …/…/…

 

TIẾT 33 : HÁT – MÙA XUÂN TRÊN QUÊ HƯƠNG (TIẾP)

NGHE NHẠC: NẮNG CÓ CÒN XUÂN

 

Nội dung 1. Hát – Mùa xuân trên quê hương

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (2 phút)
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, tích cực cho HS để chuẩn bị bước vào bài học mới.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS luyện giọng bằng cách luyện thanh.
  4. Sản phẩm: HS luyện thanh, hát lại nội dung bài Mùa xuân trên quê hương đã học ở tiết trước.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS luyện thanh với kĩ thuật hát luyến, phù hợp với giai điệu trong bài hát Mùa xuân trên quê hương.

- GV cho HS hát lại một lần nội dung bài Mùa xuân trên quê hương đã học ở tiết 1.

(https://youtu.be/w3Ur18NzZQc?si=PtpYkZdXhU_D_jZD)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe và luyện thanh theo GV.

- Cả lớp cùng hát lại phần 1 bài hát Mùa xuân trên quê hương.

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, nêu ý kiến bổ sung cho HS (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Tiết 33. Hát: Mùa xuân trên quê hương (tiếp)

                                                         Nghe nhạc: Nắng có còn xuân.

 

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (3 phút)

Hoạt động: Hát – Mùa xuân trên quê hương (tiếp)

  1. Mục tiêu: HS biết cách điều tiết hơi thở hợp lí khi hát các câu dài trong bài hát Mùa xuân trên quê hương.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS biết cách điều tiết hơi thở hợp lí khi hát các câu dài trong bài hát.
  3. Sản phẩm: HS biết cách điều tiết hơi thở hợp lí khi hát các câu dài trong bài hát.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS tìm các câu hát dài theo lời ca và ý nhạc:

+ Câu 1: từ nhịp thứ nhất đến nhịp thứ 5 (Quê hương ... tưng bừng).

+ Câu 2: từ nhịp thứ 6 đến nhịp thứ 10 (Đời vui ... trào dâng).

+ Câu 3: từ nhịp thứ 13 đến nhịp thứ 17 (Nghe bao tiếng ... nối liền).

+ Câu 4: từ nhịp thứ 24 đến nhịp thứ 28 (Giờ giao thừa ... Bác Hồ).

- GV hướng dẫn HS điều tiết hơi thở khi hát những câu dài.

- GV yêu cầu HS so sánh tính chất âm nhạc giữa hai đoạn của bài hát: tương đồng về điệu thức, tiết tấu, nhịp độ.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tập trung lắng nghe GV hướng dẫn

- HS hát theo sự hướng dẫn của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS hát từng câu, từng đoạn và ghép cả bài.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS những chỗ HS hát sai (nếu có).

Hát – Mùa xuân trên quê hương

HS luyện tập các câu hát dài.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10 phút)
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thể hiện được bài Mùa xuân trên quê hương rõ lời và điều tiết được hơi thở hợp lí để hát không bị hụt hơi ở các câu dài.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hành luyện tập bài hát Mùa xuân trên quê hương.
  4. Sản phẩm: HS thể hiện thành thạo bài hát Mùa xuân trên quê hương.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm).

- GV yêu cầu HS tập hát riêng các câu hát dài có sử dụng kĩ thuật hát luyến, đảm bảo đúng cao độ, trường độ, hát rõ lời và không bị hụt hơi.

- GV hướng dẫn HS hát ghép cả bài.

- GV cho HS vừa hát, vừa kết hợp đánh nhịp hoặc vỗ tay theo nhịp, phách.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS luyện tập bài hát Mùa xuân trên quê hương.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm luyện tập (nếu có).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện cá nhân, tổ/nhóm HS trình bày bài hát Mùa xuân trên quê hương.

- GV yêu cầu HS trong lớp lắng nghe, quan sát phần trình diễn của cá nhân, tổ/nhóm bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện, nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, biểu dương HS có phần trình diễn hay, hát tốt.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 phút)
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thể hiện bài Mùa xuân trên quê hương kết hợp gõ đệm theo phách.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo phách.
  4. Sản phẩm: Phần trình diễn bài hát Mùa xuân trên quê hương kết hợp gõ đệm theo phách.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS vừa hát, vừa gõ đệm theo phách mạnh, phách nhẹ.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tự chia nhóm để luyện tập, sau đó, kiểm tra và hỗ trợ nhau hoàn thành tốt phần hát kết hợp gõ đệm theo nhịp phách.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm luyện tập (nếu có).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm trình diễn bài hát Mùa xuân trên quê hương kết hợp gõ đệm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện, nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, biểu dương HS có phần trình diễn hay, hát tốt.

 

Nội dung 2. Nghe nhạc: Nắng có còn xuân

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (10 phút)

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được thông tin tác giả - tác phẩm và cảm nhận tính chất âm nhạc của ca khúc Nắng có còn xuân.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm và lắng nghe bài hát.
  3. Sản phẩm: HS biết các thông tin về tác giả Trương Đức Trí và nắm được nội dung bài hát Nắng có còn xuân.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm.

- GV cho HS lắng nghe ca khúc Nắng có còn xuân để HS bước đầu cảm nhận về tính chất vui tươi, trẻ trung của tác phẩm.

https://youtu.be/5OFOp3CXLO8?si=DmKX9Y5-3SofiwVY

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tập trung lắng nghe GV hướng dẫn

- HS lắng nghe và cảm nhận giai điệu của bản nhạc

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS đặt thêm câu hỏi cho GV về những nội dung liên quan mình chưa hiểu.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét thái độ học tập của HS, chuyển sang nội dung mới.

2. Nghe nhạc – Nắng có còn xuân

- Tác giả:

+ Trương Đức Trí (nghệ danh Đức Trí) là nhạc sĩ từng tu nghiệp tại trường Berklee College of Music tại Mỹ.

+ Ngoài vai trò sáng tác ông còn thành lập công ty giải trí, tham gia vào hoạt động sản xuất âm nhạc chuyên nghiệp và làm cố vấn nghệ thuật cho nhiều ca sĩ dòng nhạc nhẹ nổi tiếng.

+ Những sáng tác chủ yếu viết về những ước mơ, tình cảm lứa đuôi,...

 - Tác phẩm:

+ Tác phẩm Nắng có còn xuân có giai điệu trìu mến tha thiết, mang đậm tính trữ tình.

+ Bài hát ra đời vào năm 2002 có giai điệu lôi cuốn, ca từ lãng mạn với những tiết tấu đảo phách ( ).

+ Bài hát được nhiều ca sĩ thể hiện và nhiều người yêu thích.

Soạn mới giáo án Âm nhạc 11 cánh diều bài 33: Hát: Mùa xuân trên quê hương (tiếp); Nghe nhạc: Nắng có còn xuân

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án âm nhạc 11 cánh diều mới, soạn giáo án âm nhạc 11 cánh diều bài Hát: Mùa xuân trên quê hương (tiếp); Nghe nhạc: Nắng có còn xuân, giáo án âm nhạc 11 cánh diều

Soạn giáo án Âm nhạc 11 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay