Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 3: THỰC HÀNH HÁT LUYẾN ÂM
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: THỰC HÀNH MẪU LUYỆN THANH SỐ 1, MẪU LUYỆN THANH SỐ 2
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS nghe bài hát Em đi giữa biển vàng:
https://youtu.be/dFig5AkcAAs?si=Th0xBzssOp3Zcd-6
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Nêu cảm nhận của em về cách thể hiện kĩ thuật hát luyến âm trong bài hát Em đi giữa biển vàng.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, vận dụng một số kiến thức đã học và hiểu biết thực tế để trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện 2 – 3 HS nêu cách thể hiện kĩ thuật hát luyến âm trong bài hát Em đi giữa biển vàng.
Gợi ý: Nhiều cao độ trong một từ khiến cho lời ca trở nên mềm mại, uyển chuyển.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Tiết 13: Thực hành Mẫu luyện thanh số 1, Mẫu luyện thanh số 2; Thực hành bài hát Những cô gái quan họ.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành các nhóm thảo luận. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu về: + Khái niệm hát luyến âm. + Kí hiệu hát luyến âm: Ví dụ: + Kĩ thuật hát luyến âm. Bước 2 : HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời một số HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nội dung mới.
| 1. Khái niệm - Khái niệm hát luyến âm: là kĩ thuật hát những từ thể hiện bởi nhiều cao độ khác nhau, tạo nên giai điệu uyển chuyển và mềm mại. - Kí hiệu: là hình vòng cung liên kết các cao độ khác nhau ứng với một từ trong lời ca. - Khái niệm kĩ thuật hát luyến âm: + Là kĩ thuật phổ biến trong các tác phẩm thanh nhạc, có thể thực hiện hát luyến lên, luyến xuống, luyến nhanh, luyến chậm,... + Hát luyến âm có thể có chức năng: · Làm rõ từng từ với các thanh điệu (nặng, ngã, hỏi,...). · Tạo ngữ điệu mang tính vùng miền. · Tạo những giai điệu mềm mại, đa dạng hoặc mô phỏng lối hát dân ca để tạo nên âm hưởng dân gian. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về yêu cầu khi hát luyến âm
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS tìm hiểu các yêu cầu khi hát luyến âm. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe GV giới thiệu về yêu cầu khi hát luyến âm. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời một số HS trình bày về yêu cầu khi hát luyến âm. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận. - GV chuyển sang nội dung mới. | 2. Yêu cầu khi hát luyến âm - Kết hợp liền hơi và thể hiện đúng cao độ, trường độ. - Lấy hơi và đẩy hơi đều đặn, mềm mại. - Hơi nhấn vào cao độ đầu tiên của nhóm âm luyến để tạo sự mềm mại, rõ từ. |
Hoạt động 3: Mẫu luyện thanh - Luyện tập kĩ thuật hát luyến âm
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV thực hành Mẫu luyện thanh số 1 và Mẫu luyện thanh số 2: + Mẫu luyện thanh số 1: Luyện tập với âm mi, ma. + Mẫu luyện thanh số 2: Luyện tập với âm nô, na. - GV thị phạm cho HS hoặc bật video luyện thanh có trong SGK điện tử. - GV hướng dẫn cách thực hiện và lưu ý khi luyện tập. Bước 2 : HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe GV nêu cách hát và yêu cầu về hơi thở khẩu hình và chất lượng âm thanh khi hát luyến âm. - HS quan sát và nghe GV thực hiện Mẫu luyện thanh số 1 và Mẫu luyện thanh số 2. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời một số HS trình bày Mẫu luyện thanh số 1 và Mẫu luyện thanh số 2 trước lớp. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS những chỗ HS hát sai (nếu có). - GV chuyển sang nội dung mới. | 3. Mẫu luyện thanh - Luyện tập kĩ thuật hát luyến âm - Miệng mở tự nhiên, hàm dưới thả lỏng; điều tiết hơi thở tương ứng với từng nét nhạc. - Hát hơi nhấn vào đầu nhóm âm luyến. - Đặt âm tự nhiên, nhẹ nhàng. - Hát đúng cao độ, trường độ; âm thanh vang đều và liền mạch. |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm).
- GV hướng dẫn các nhóm luyện tập theo các nội dung sau:
+ Mẫu luyện thanh số 1 với âm mi, ma.
+ Mẫu luyện thanh số 2 với âm nô, na.
- GV lưu ý:
+ Khẩu hình mở rộng tự nhiên, thoải mái.
+ Trước mỗi câu hát lấy hơi thật sâu, đẩy hơi đều đặn, nhấn vào nốt đầu tiên trong cụm nốt luyến của một từ.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS luyện tập Mẫu luyện thanh số 1 và Mẫu luyện thanh số 2 theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm luyện tập (nếu có).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời một số HS trình bày phần luyện thanh trước lớp.
- GV mời HS khác quan sát, lắng nghe và nhận xét (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện, nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, biểu dương HS có phần trình diễn hay, tốt.
- GV chuyển sang nội dung mới.
HOẠT ĐỘNG 2: THỰC HÀNH BÀI HÁT NHỮNG CÔ GÁI QUAN HỌ
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi Ai nhanh hơn: Giới thiệu với bạn một bài dân ca có sử dụng kĩ thuật hát luyến âm và hát cho các bạn cùng nghe.
- GV yêu cầu HS nêu cảm nghĩ sau khi nghe hát mẫu.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tham gia trò chơi và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi:
Bài dân ca có sử dụng kĩ thuật hát luyến âm:
+ Lí cây đa: https://youtu.be/KtlZdSHw6l4?si=ecb0laYq_QsBfQH-
à Lí cây đa là một trong những làn điệu dân ca phổ biến của vùng đồng bằng Bắc Bộ, tập trung ở cùng văn hóa Kinh Bắc (tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang ngày ngay). Bài lí có giai điệu mềm mại, nhịp độ nhanh, tính chất vui tươi. Lời ca thể hiện tình cảm giao duyên của nam nữa trong lễ hội làng quê.
+ Đèn cù: https://youtu.be/hBUwEzmwzaw?si=X9NWcCiGqkjxCFsN
à Đây là bài ca giao duyên Bắc Bộ, có giai điệu vui tươi, tí dỏm. Lời hát thể hiện nét văn hóa dân gian mộc mạc, giản dị của dân tộc ta.
- GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.
- GV chuyển sang nội dung mới.
Hoạt động: Hát – Những cô gái Quan họ
- Khởi động giọng.
- Học hát ca khúc Những cô gái Quan họ:
+ Xác định các từ có sử dụng kĩ thuật hát luyến âm.
+ Hát đúng cao độ, trường độ với những từ có luyến âm (họ, dân, cánh, mộng, còn,...).
+ Điều tiết hơi thở phù hợp khi hát ở âm khu cao trong đoạn 2; chú ý độ vang sáng, mềm mại của âm thanh.
+ Thể hiện được cảm xúc theo yêu cầu của bài hát.
+ Có thể điều chỉnh dịch chuyển giọng cho phù hợp với âm vực của giọng hát.
- HS hát rõ ràng, mạch lạc, rõ lời ca;
- Miệng mở rộng rãi, tự nhiên, nét mặt, cơ hàm thả lỏng;
- Lấy đúng hơi tại những chỗ ngắt ý, ngắt câu, ngắt đoạn;
- Đặt âm thanh nhẹ nhàng;
- Thể hiện đúng tính chất của ca khúc được học.
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác