[toc:ul]
1. Định nghĩa
HĐ1:
a) Khi n ngày càng lớn thì giá trị của u$_{n}$ càng giảm dần về 0.
b) Ta có bảng:
n | 1 000 | 1 001 | ... | 10 000 | 10 001 | ... |
|u$_{n}$ – 0| | 0,001 | 0,00099... | ... | 0,0001 | 0,000099... | ... |
Định nghĩa: Dãy số (u$_{n}$) có giới hạn 0 khi n dần tới dương vô cực, nếu |u$_{n}$| nhỏ hơn một số dương bé tùy ý, kể từ một số hạng nào đó trở đi, kí hiệu u$_{n}$ = 0 hay u$_{n}$ → 0 khi n → +∞. Ta còn viết là limu$_{n}$ = 0.
Nhận xét: Nếu u$_{n}$ ngày càng gần tới 0 khi n ngày càng lớn thì u$_{n}$ = 0
Ví dụ 1 (SGK -tr.60)
Luyện tập 1
a) Xét: u$_{n}$ = 0 với mọi n ∈ N*
Với mọi h > 0 bé tùy ý, ta có:
|u$_{n}$| < h với mọi n ∈ N*
Vậy lim 0 = 0.
b) Xét: $u_{n}=\frac{1}{\sqrt{n}}$ với mọi n ∈ N*
Với mọi h > 0 bé tùy ý, ta có
$|u_{n}|<h\Leftrightarrow \left | \frac{1}{\sqrt{n}} \right |<h\Leftrightarrow \sqrt{n}>\frac{1}{h}\Leftrightarrow n>\frac{1}{h^{2}}$
Vậy với các số tự nhiên $n>\frac{1}{h^{2}}$ thì |u$_{n}$| < h.
Theo định nghĩa, ta có $\frac{1}{\sqrt{n}}$ = 0 .
HĐ2:
Ta có $(u_{n}-2)=\lim_{n\rightarrow +\infty }\frac{1}{n}=0$
Định nghĩa: Dãy số (u$_{n}$) có giới hạn hữu hạn là a khi n dần tới dương vô cực, nếu lim (u$_{n}$ - a) = 0. Khi đó, ta viết u$_{n}$ = a hay limu$_{n}$ = a hay u$_{n}$ → a khi n → +∞.
Ví dụ 2 (SGK -tr.61)
Chú ý:
Luyện tập 2
Ta có: $\lim (\frac{-4n+1}{n}+4)=\lim (-4+\frac{1}{n}+4)=\lim\frac{1}{n}=0 $ nên $\lim\frac{-4n+1}{n}=-4$.
2. Một số giới hạn cơ bản
Ta thừa nhận các giới hạn sau
a) $\frac{1}{n}=0$; lim$\frac{1}{n^{k}}=0$ với k là số nguyên dương cho trước;
b) $\frac{c}{n}=0$; $\frac{c}{n^{k}}=0$; với c là hằng số, k là số nguyên dương cho trước.
c) Nếu |q| < 1 thì q$^{n}$ = 0;
d) Dãy số (u$_{n}$) với $u_{n}=(1+\frac{1}{n})^{n}$ có giới hạn là một số vô tỉ và gọi giới hạn đó là e.
$e=(1+\frac{1}{n})^{n}$
Một giá trị gần đúng của e là 2,718281828459045.
Ví dụ 3 (SGK -tr.62)
Luyện tập 3
Vì $\left | \frac{e}{\pi } \right |< 1$ nên theo định nghĩa dãy số có giới hạn 0, ta có: $\lim(\frac{e}{\pi })^{n}=0$.
HĐ 3.
a)
$lim(u_{n}-8)=lim(8+\frac{1}{n}-8)=0\Rightarrow limu_{n}=8$
$lim(v_{n}-4)=lim(4-\frac{2}{n}-4)=0\Rightarrow limv_{n}=8$
b)
limu$_{n}$ + limv$_{n}$ = 8 + 4 = 12.
Ta có: u$_{n}$ + v$_{n}$ = 8 + $\frac{1}{n}$ + 4 - $\frac{2}{n}$ = 12 - $\frac{1}{n}$
Ta lại có:
lim(u$_{n}$ + v$_{n}$ - 12) = lim(12 - $\frac{1}{n}$ - 12) = 0
=> lim(u$_{n}$ + v$_{n}$) = 12
Vậy lim(u$_{n}$ + v$_{n}$) = limu$_{n}$ + limv$_{n}$.
c) Ta có: $u_{n}.v_{n}=\left ( 8+\frac{1}{n} \right )(4-\frac{2}{n})=32-\frac{12}{n}-\frac{2}{n^{2}}$
$lim(u_{n}.v_{n}-32)=lim\left (32-\frac{12}{n}-\frac{2}{n^{2}}-32 \right )=0$
=> $lim(u_{n}.v_{n})=32$
Ta có: $limu_{n}.limv_{n}$ = 8.4 = 32
Vậy $limu_{n}.limv_{n}$ = $lim(u_{n}.v_{n})$.
Kết luận
a) Nếu u$_{n}$ = a, v$_{n}$ = b thì:
b) Nếu u$_{n}$ ≥ 0,∀n ∈ N* và limu$_{n}$ = a thì a ≥ 0 và limu$_{n}$ = a.
Ví dụ 4 (SGK -tr.62)
Luyện tập 4 (SGK -tr.63)
a) $\lim\frac{8n^{2}+n}{n^{2}}=\lim8+\lim\frac{1}{n}=8$
b) $\lim\frac{\sqrt{4+n^{2}}}{n}=\lim\frac{n\sqrt{\frac{4}{n^{2}}+1}}{n}=1$
HĐ 4:
a) Ta có |q| < 1
b) $S_{n}=\frac{1.(1-\left (\frac{1}{2} \right )^{n})}{1-\frac{1}{2}}=2\left (1-\left (\frac{1}{2} \right )^{n} \right )$
$limS_{n}=lim2.lim\left (1-\left (\frac{1}{2} \right )^{n} \right )=2$
Kết luận
Cấp số nhân vô hạn u$_{1}$, u$_{1}$q, …., u$_{1}$q$^{n-1}$,… có công bội q thỏa mãn |q| < 1 được gọi là cấp số nhân lùi vô hạn.
Tổng của cấp số nhân lùi vô hạn đã cho là:
$S=u_{1}+u_{1}q+...+u_{1}q^{n-1}+...=\frac{u_{1}}{1-q}$
Ví dụ 5 (SGK -tr.63)
Ví dụ 6 (SGK -tr.63)
Luyện tập 5
Ta có dãy số $1;-\frac{1}{2};\frac{1}{2^{2}};...;\left ( -\frac{1}{2} \right )^{n-1};...$ là một cấp số nhân lùi vô hạn với số hạng đầu u1 = $_{1}$ và công bội q = $-\frac{1}{2}$
Nên $M=\frac{1}{1-(-\frac{1}{2})}=\frac{2}{3}$
Luyện tập 6
Thời gian Achilles chạy hết các quãng đường có độ dài 100 km, 1 km, $\frac{1}{100}$ km, $\frac{1}{100^{2}}$ km,... lần lượt là 1h, $\frac{1}{100}$h, $\frac{1}{100^{2}}$h, $\frac{1}{100^{3}}$h...
Vậy thời gian đi hết quãng đường trên là
$T=1+\frac{1}{100}+\frac{1}{100^{2}}+\frac{1}{100^{3}}+$... $+\frac{1}{100^{n}}+$... (h)
Đó là tổng của một cấp số nhân lùi vô hạn với $u_{1}=1$, công bội $q=\frac{1}{100}$, nên ta có:
$T=\frac{1}{1-\frac{1}{100}}=\frac{100}{99}=1\frac{1}{99}$ (h)
Như vậy, A-sin đuổi kịp rùa sau $1\frac{1}{99}$ giờ.
HĐ 5:
Ta có: khi n → +∞ thì n$^{2}$ → +∞
Khi đó u$_{n}$ = n$^{2}$ có thể lớn tùy ý kể từ một số hạng nào đó trở đi.
Kết luận: Ta nói dãy số u$_{n}$ có giới hạn là +∞ khi n→+∞ nếu un lớn hơn một số dương bất kì, kể từ một số hạng nào đó trở đi.
Kí hiệu limu$_{n}$ =+∞ hay u$_{n}$→+∞ khi n→+∞.
Ta nói dãy số (u$_{n}$) có giói hạn là -∞ khi n→+∞ nếu lim(-u$_{n}$) = +∞.
Kí hiệu limu$_{n}$ = -∞ hay u$_{n}$→-∞ khi n→+∞.
Ví dụ 7 (SGK -tr.64)
Luyện tập 7
Xét dãy số u$_{n}$ = n$^{3}$
Với M là số dương bất kì, ta thấy u$_{n}$ = n$^{3}$ > M ⟺ n > $\sqrt[3]{M}$.
Vậy với các số tự nhiên n > $\sqrt[3]{M}$ thì u$_{n}$ > M.
Do đó, (-n$^{3}$) = -∞.
Nhận xét:
Ví dụ 8 (SGK -tr.64)
Luyện tập 8
Ta có: $\lim\frac{n-1}{n^{2}}=\lim\frac{\frac{1}{n}-\frac{1}{n^{2}}}{1}=0$ (đpcm).