[toc:ul]
Bố mẹ biết không? Ở trường của con thì có rất nhiều chuyện xảy ra và vào các ngày trong tuần. Chuyện vui, chuyện buồn, những chuyện lí thú hay là chuyện giữa học trò và giáo viên, đều có cả. Hôm nay trường con tổ chức văn nghệ rất vui bố mẹ ạ và con ấn tượng nhất là tiết mục của các em nhỏ lớp 6A.
Chiều hôm qua, để muốn xem rõ các tiết mục con đã đi từ rất sớm. Con ngồi ỏ hàng hai thế nên nhìn rõ lắm. Tiết mục của các em lớp 6 được giới thiệu trong tràng pháo tay hoan nghênh nhiệt liệt. Con nghe nói để chuẩn bị cho tiết mục này các em đã chuẩn bị từ tận một tuần trước. Sau khi được bạn dẫn chương trình giới thiệu tiết mục:” Thầy bói xem voi” con thấy từ trong cánh gà các em ấy đẩy ra một chú voi giấy rất là to. Con cũng không biết tại sao các bạn lớp 6 lại tạo được một chú voi trông như thật. Từ đầu, mình, chân đến đuôi đều không sai khác voi thật bao nhiêu. Cái đuôi và tai voi còn phe phẩy được nữa chứ. Bắt đầu tiết mục, chú voi giả được khiêng ra giữa sân khấu khiến khán giả như con ngồi phía dưới đã ồ lên và ai cũng nghĩ sẽ có một tiết mục hay. Tiếp đó, lần lượt năm ông thầy bói tí hon, đầu chít khăn, mặc áo dài đen, đeo kính đen và không quên mang theo cây gậy dò đường trông thật đáng yêu. Năm ông chia ra, mỗi người sờ một bộ phận của voi, sau đó chụm lại bàn tán xem con voi thế nào. Ông sờ vòi thì bảo:
- Voi giống như con đỉa.
Ông sờ ngà liền cãi:
-Không, nó như cái đòn càn!- Vừa nói cái miệng em ấy chúm chím nhìn đáng yêu lắm.
Tiếp đến, ông sờ tai cũng không đồng ý:
-Nó giống cái quạt mo chứ!
Ông sờ chân bình tĩnh hơn: “Các ông nối sai cả, nó giống cái cột đình”.
Người sờ đuôi nãy giờ lắng nghe mới lên tiếng:” Nó giống một cái chổi không hơn không kém.”
Năm ông thầy không ai chịu ai, thế là đánh nhau chạy loạn xạ và chạy luôn vào trong cánh gà. Cả khán đài ôm bụng cười giòn tan. Cuối vở kịch, một em nhỏ trong khán đài cầm mic rút ra bài học từ vở kịch đó chính là không nên đánh giá vẻ ngoài của người khác từ góc nhìn cá nhân, phiến diện mà phải suy xét tất cả để không có cái nhìn nhận sai như năm ông thầy bói mù ấy. Con thấy vở kịch rất ý nghĩa với chúng ta và lí thú.
“Tùng! Tùng! Tùng!”
Tiếng trống tan trường vừa điểm, cả lớp tôi liền ào lên, vừa thu dọn sách vở vừa tạm biệt nhau. Nhưng hôm nay, đứa nào đứa nấy cứ tủm tỉm nhìn cậu bạn tên Hùng cười mãi. Nhớ lại câu chuyện lí thú đầu buổi sáng tôi cũng thấy vui, lòng chợt háo hức muốn nhanh chóng về nhà để kể chuyện này cho bố mẹ
Tôi đạp xe trên con đường làng quen thuộc, vừa đi vừa ngân nga bài hát mình yêu thích. Chẳng mấy chốc cánh cổng trắng thân yêu đã hiện ra trước mắt, mẹ đang chuẩn bị cơm trưa, còn bố thì đang xem chương trình thời sự. Như thường lệ, tôi cất tiếng chào:
- Bố mẹ, con về rồi ạ!
Mẹ ân cần đưa cho tôi một cốc nước mát, bảo đi rửa mặt, đợi một lát là có cơm ăn rồi. Tôi làm theo rồi quay lại phòng khách. Bố nhìn khuôn mặt vui vẻ khác thường của con gái, tò mò hỏi:
- Hôm nay ở trường có chuyện vui hay sao mà con cứ cười cười thế kia.
Tôi như bắt được vàng, gật đầu lia lịa rồi kể lại câu chuyện đầy lí thú ở trường cho bố mẹ nghe. Hôm nay là thứ hai đầu tuần, như thường lệ có tiết mục chào cờ. Trùng hợp là thời khóa biểu hôm nay lại có tiết thể dục ngay sau tiết chào cờ, thế là lớp tôi không ai bảo ai đều tự động mặc đồng phục thể dục trước, cô Vân – cô giáo thể dục rất nghiêm khắc, chúng tôi rất sợ cô phạt.
Vậy mà khi cả lớp vừa xếp hàng ngay ngắn trên sân thể dục, lớp trưởng vừa báo cáo lớp vắng bạn Hùng do bị ốm thì Hùng lù lù xuất hiện. Cậu bạn vốn to cao nhất lớp, mặc nguyên áo đồng phục bình thường, lễ phép xin cô:
- Thưa cô em đến muộn, em bị hỏng xe ạ.
Cô Vân quét mắt nhìn một lượt mới hỏi sao lớp trưởng lại xin nghỉ cho bạn. Lớp tôi nơm nớp lo sợ, bình thường hay bao che cho nhau, thấy Hùng đi muộn một tiết cho rằng cậu nghỉ nên mới nói như thế. Lớp trưởng đang định xin lỗi cô thì Hùng lại nhảy ra:
- Thưa cô, đúng là em bị ốm ạ, đêm qua em sốt đến 42 độ, thập tự nhất sinh, suýt chút nữa là không gặp được các bạn yêu quý, không được học tiết học thể dục vô cùng bổ ích của cô. Nhưng trong cơn nguy kịch em mơ thấy được cùng các bạn chạy nhảy trong tiết thể dục ngày hôm nay nên vượt qua, bảo toàn tính mạng, quả thực là kỳ tích ạ.
Cả lớp tôi kinh ngạc nhìn Hùng nói, hùng hổ như diễn viên phim truyền hình kiếm hiệp, nghe đến chỗ sốt 42 độ đã có đứa cười sặc sụa, cô Vân vốn nghiêm nghị, miêng cũng hơi mỉm cười. Nhưng cô nào tin lời nói nịnh bợ của Hùng, cô lại truy hỏi:
- Vậy sao em lại đi muộn, đồng phục đâu rồi?
- Cô không biết đấy thôi, em khó khăn lắp mới qua nguy hiểm. Mãi mới rời được giường, bố mẹ em can ngăn, nhất quyết không cho em đi học, em kiên quyết lắm bỏ nhà trốn đi nên không kịp thay đồ thể dục ạ. Trên đường đạp xe gấp quá nên xe bị hỏng luôn ạ.
Hùng tiếp tục bịa chuyện không xấu hổ, lúc này thì lớp tôi liền cười ầm lên, cô Vân cũng bật cười. Lần đầu tiên thấy cô cũng dễ gần đến vậy, cô khẽ phẩy tay:
- Bạn Hùng thích học thể dục như vậy, tuy hôm qua mới sốt cao nhưng bây giờ tinh thần tốt. Cả lớp chạy khởi động 1 vòng, riêng Hùng chảy nửa vòng thôi rồi quay về nhảy cóc.
Khuôn mặt hay tươi cười của Hùng nhăn như khỉ ăn gừng xong cũng làm theo. Chúng tôi chạy xong đứng xem Hùng nhảy cóc, mặt đau khổ mà thấy buồn cười, từ đó đến khi tan học cứ trêu chọc cậu ấy mãi.
Tôi kể xong, mẹ ở trong bếp với giọng ra:
- Cậu bạn to cao da ngăm ngăm đen, lúc nào cũng cười đùa trong lớp con đó hả. Không ngờ nhỏ tuổi mà còn có tài ăn nói như thế nữa.
Tôi nghĩ lại dáng vẻ đăm chiêu của Hùng lúc nói chuyện cũng bất ngờ. Buổi học hôm nay thật sự rất thú vị, không những được nghe Hùng diễn trò mà còn thấy được mặt khác của cô Vân. Và câu chuyện lí thú ấy thì chắc chắn lớp tôi sẽ còn mang ra nói mãi.