Đề văn 7: Phân tích xung đột trong đoạn trích Nỗi đau hại chồng

Đề văn 7: Phân tích xung đột trong đoạn trích Nỗi đau hại chồng. Theo đó, Baivan gửi đến các bạn 3 dàn bài + bài văn mẫu để các bạn có thể tham khảo. Từ đó, giúp các bạn có những bài văn hay nhất cho riêng mình.

[toc:ul]

Bài mẫu 1: Phân tích xung đột trong đoạn trích Nỗi đau hại chồng

Đề văn 7: Phân tích xung đột trong đoạn trích Nỗi đau hại chồng

Dàn ý

1. Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về thể loại chèo (khái niệm, khái quát các đặc trưng cơ bản của thể loại…)
  • Giới thiệu về vở chèo “Quan Âm Thị Kính” và trích đoạn “Nỗi oan hại chồng” (tóm tắt, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

2. Thân bài

  • Tóm tắt nỗi oan Thị Kính:
    • Thị Kính thấy râu mọc ngược dưới cằm chồng
    • Thiện Sĩ giật mình tỉnh giấc, kêu lên.

=> Thị Kính bị nhà chồng vu oan và phải theo cha về nhà.

  • Thiện Sĩ: vừa chợp mắt đã thấy dao kia kề cổ.
  • Xung đột giữa Thị Kính và Sùng bà
  •  Sùng bà ⇒ Khoe khoang, hãnh diện, vênh váo.
    • Coi thường, dè bỉu, khinh bỉ, mắng nhiếc, lăng nhục Thị Kính
    • Thô bạo, tàn nhẫn
  •  Thị Kính
    •  Hết lời phân bua, minh oan cho bản thân nhưng không được.
    •  Hành động: theo cha về nhà, đi theo cha mấy bước,quay vào nhìn từ tràng kỉ đến sách, thúng khâu, cầm chiếc áo đang khâu dở bóp chặt trong tay.

⇒ Sự bất lực của Thị Kính.

=> Hai nhân vật hoàn toàn đối lập nhau về tính cách. Sùng bà là đại diện cho giai cấp thống trị, cho lễ giáo phong kiến hà khắc, cổ hủ, cho tầng lớp trên. Còn Thị Kính thì nghèo hèn, hạ lưu. Nàng bị dồn vào bước đường cùng không lối thoát.

3. Kết bài

  • Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của cả vở chèo nói chung và trích đoạn nói riêng.
  • Xung đột ở đây là xung đột cơ bản, khó tìm cách giải quyết.

Bài làm

Sân khấu dân gian có hai loại hình quen thuộc là chèo cổ, luống cổ. Chèo cổ của dân tộc ta có đến hàng chục vở, trong đó có 4 vở quen thuộc với mọi người như: Quan Âm Thị Kính, Trương Viên, Kim Nham, Chu Mãi Thần... Trong số những vở chèo kể trên vở chèo Quan Âm Thị Kính được xem là hay nhất.

        Trích đoạn Nỗi oan hại chồng là phần đầu của vở chèo Quan Âm Thị Kính. Màn chèo này có 3 cảnh, có đủ 5 nhân vật nhưng chủ yếu xung đột kịch thể hiện qua hai nhân vật: Sùng bà và Thị Kính (mụ ác và nữ chính). Trong chèo Sùng bà thuộc loại nhân vật mụ ác, từ ngôn ngữ đến cử chỉ, hành động của mụ rất tàn nhẫn độc địa. Còn Thị Kính là cô gái gặp nhiều oan khiên.

        Chồng của Thị Kính là Thiện Sĩ - con của Sùng bà. Trong một hôm vì mệt mỏi đèn sách, chàng ngơi mình bên tràng kỉ. Vốn yêu chồng, Thị Kính đến bên chồng ngồi ngắm dung nhan chồng. Vô tình Thị Kính phát hiện ra trên mặt chồng có chiếc râu mọc ngược, nàng toan cắt bỏ:

Dạ thương chồng, lòng thiếp sao an

Âu dao bèn, thiếp xén tày một mực

Cùng lúc đó chồng nàng hô hoán:

Hỡi cha! Hỡi mẹ! Hỡi xóm! Hỡi làng

        Đêm hôm khuya khoắt bỗng làm sao thấy sự bất thường và Sùng bà quả quyết rằng Thị Kính định giết con bà. Mụ mạt sát Thị Kính là mặt sứa gan lim muốn hại con của bà. Mụ chửi Thị Kính như tát nước vào mặt:

Còn tuồng bay mèo mả gà đồng lẳng lơ

Chứ bây giờ bay mới lộ cái mặt ra

        Thị Kính càng vật vã kêu oan, than khóc bao nhiêu thì mụ càng lồng lên dữ dội bấy nhiêu. Mụ chửi mắng xỉa xói không thiếu một lời nào. Mụ cho rằng con dâu mụ gan to bằng trời, định sát hại chồng, hơn thế nó là kẻ hư hỏng đổ đốn.

Này con kia! mày có trót say hoa đắm nguyệt

Đã trên dâu dưới Bộc hẹn hò...

        Mụ cho rằng Thị Kính là gái say trai lập chí giết chồng và như vậy mụ đòi chém bổ băm vằm xả xích mặt Thị Kính. Mụ xỉ vả Thị Kính hết lời mặt gái trơ như mặt thớt không hiểu phép tắc lễ nghĩa là gì không, không biết tam tòng tứ đức không? Chúng ta thấy rằng Sùng bà chẳng cần hỏi nguyên cớ ra sao, mụ một mực đuổi Thị Kính về nhà, mụ cho rằng gia đình mụ không thể dạy nổi người đàn bà hư hỏng này:

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Này, bà bảo cho mà hay này: đồng nát thì về cầu Nôm

Con gái nỏ mồm thì về ở với cha, biết không?

        Mụ vênh váo vỗ ngực ta đây là gia đình thế gia vọng tộc, quyền quý cao sang: trứng rồng lại nở ra rồng còn Thị Kính là con nhà hèn kém bé nhỏ con nhà cua ốc, liu điu lại nở ra dòng liu điu.

        Với chồng mụ, mụ luôn mắng chồng khinh rẻ chồng, cho chồng là kẻ bợm rượu, ăn nói thì lèm bèm. Còn với Thiện Sĩ mụ hứa lấy cho nó dăm vợ. Thực ra cậu quý tử này là kẻ nhu nhược thậm chí còn đần độn. Đối lập với mụ ác là nữ chính Thị Kính, Thị Kính thật đáng thương. Nàng con nhà nghèo nhưng nhờ có chút nhan sắc nàng lấy được chồng là một nho sinh con nhà giàu có. Bi kịch mà Thị Kính phải gánh chịu là do chính nàng hành xử tuỳ tiện. Trong trích đoạn này ta thấy Thị Kính bị oan uổng. Trong sáu lần khóc van xin thì có đến bốn lần nàng cầu khẩn mẹ chồng soi xét, nhưng mẹ chồng nàng đều gạt phắt đi. Thực tế ta thấy rằng trong đoạn trích này chủ yếu là lời chửi rủa của Sùng bà, cứ sau mỗi hồi chửi bới hạ nhục thì lại có một hồi Thị Kính kêu oan cho mình. Nàng muốn nói mà không nói được, không có ai chịu nghe lời nàng nói. Bị vu oan, xua đuổi, hành hạ đến mức tột cùng. Tâm trạng bực tức Sùng bà trút lên Thị Kính và không còn cách nào khác nàng phải hứng chịu nỗi oan khiên đó.

        Hai nhân vật hoàn toàn đối lập nhau về tính cách. Sùng bà là đại diện cho giai cấp thống trị, cho lễ giáo phong kiến hà khắc, cổ hủ, cho tầng lớp trên. Còn Thị Kính thì nghèo hèn, hạ lưu. Nàng bị dồn vào bước đường cùng không lối thoát.

        Chính những xung đột giữa hai nhân vật đã làm cho đoạn chèo đầy kịch tính, gây sự phản kháng đối với Sùng bà và lòng thương cho nỗi oan của Thị Kính. Tuy xung đột kịch còn chút sơ lược, chưa sâu sắc nhưng đoạn trích Nỗi oan hại chồng trong vở chèo Quan Âm Thị Kính đã gây ấn tượng mạnh cho người xem. Và vở chèo này thật xứng đáng được coi là vở chèo hay nhất trên sân khấu chèo Việt Nam ta.

Bài mẫu 2: Phân tích xung đột trong đoạn trích Nỗi đau hại chồng

Đề văn 7: Phân tích xung đột trong đoạn trích Nỗi đau hại chồng

Bài làm

Một tác phẩm văn học thành công là tác phẩm gây dấu ấn mạnh trong lòng đọc giả. Một tác phẩm kịch mang giá trị lớn là tác phẩm xây dựng thành công tính cách và đời sống nội tâm của từng nhân vật thông qua ngôn ngữ kịch. Xung đột kịch cũng là yếu tố rất quan trọng tạo nên tính kịch tính, đẩy kịch lên cao trào, tạo nên dấu mạnh. Đoạn trích Nỗi oan hại chồng trong Quan Âm thị kính cũng đã rất thành công trong việc tạo dựng xung đột kịch.

Đó là xung đột xảy ra giữa Thị Kính với mẹ chồng. Thị Kính vốn là người có phẩm hạnh nết na, tính tình hiền thục, xứng đáng là vợ hiền dâu thảo. Trong đêm khuya thanh tĩnh, hai vợ chồng đang vui vầy hạnh phúc lứa đôi, một khung cảnh sinh hoạt đầy đầm ấm hiện ra của gia đình nhỏ. Thúc Sinh thiu thiu ngủ, Thị Kính thấy có chòm râu mọc ngược của chồng, bèn cầm dao toan cắt râu cho chồng.

"Thị Kính: (Ngồi quạt cho chồng)

- Đạo vợ chồng trăm năm kết tóc

Trước đẹp mặt chồng sau đẹp mặt ta

Bỗng làm sao râu một chiếc mọc ra

Dị hình lắm dưới cằm mọc ngược.

Khi chàng thức tôi cắt làm sao được

Chờ đương cơn giấc ngủ mơ màng

Khéo xa xa kẻo động mình chàng

Sẵn dao bén xén tầy một mực"

Thì lúc này chàng bất ngờ tỉnh giấc, kêu la:

"Thiện Sĩ: (Giật mình)

- Ơi cha, ơi mẹ, ơi xóm làng !

Đêm hôm khuya khoắt

Cớ làm sao có sự bất tường

Giời đất hỡi cùng là cha mẹ!"

Sùng bà thấy thế bèn đổ oan cho Thị Kính là lăng loàn, giết chồng, đưa ra những lời kết tội thiếu bằng chứng với những lời lẽ xúc phạm nặng nề. Lúc này Thiện Sĩ hoàn toàn im lặng,chẳng một lời giải thích hay bênh vực cho nàng. Những lời cáo buộc đó vô tình đã khoác lên người Thị Kính một bộ mặt xấu xa, tàn nhẫn, đối lập với bản chất lương thiện trong chính con người nàng.

"Bà Sùng:

- Ôi chao ôi! (Nói lệch) Gớm tiết, gớm tiết Cả gan, cả gan!

May con tao sực tỉnh giấc vàng

Đỉnh đình đinh nữa còn gì mà chả chết!

Dù mày có say hoa đắm nguyệt

Trót trên dâu, dưới bộc hẹn hò"

Sùng Bà chẳng màng phải trái, đúng sai đã khiến Thị Kính trở thành kẻ mang tiếng nhuốc nhơ, xấu xa. Bên cạnh một người chồng thiếu chính kiến , hời hợt với vợ của mình, Thị Kính quả thật lúc này đành ngậm đắng nuốt cay, chấp nhận mối oan nghiệt đời mình đầy tủi nhục của số phận. Cả Sùng Bà và Thị Kính là hai nhân vật đối lập nhau trong tính cách và lời nói, nó đại diện tiêu biểu cho hai giai cấp trong xã hội phong kiến xưa. Sùng bà tiêu biểu cho tầng lớp thống trị, với những lễ giáo khắt khe, sẵn sàng chà đạp người vô tội. Còn Thị Kính tiêu biểu cho tầng lớp bị trị, bị ức hiếp, dồn tới bước đường tăm tối, không thể minh oan cho mình. Dù khóc lóc van xin hết lời hằng mong mẹ chồng soi xét nhưng cuối cùng nàng vẫn bị hành hạ, xua đuổi nặng nề.

Vở Quan âm Thị Kính xứng đáng là một tác phẩm của văn học việt Nam. Nó trở nên nổi tiếng và được phổ biến rộng rãi trong đời sống nhân dân như một nhu cầu văn hóa tất yếu của chèo cổ. Chính sự kịch tính trong từng xung đột kịch đã tạo nên tính hấp dẫn và lôi cuốn của tác phẩm.

Bài mẫu 3: Phân tích xung đột trong đoạn trích Nỗi đau hại chồng

Đề văn 7: Phân tích xung đột trong đoạn trích Nỗi đau hại chồng

Bài làm

Trích đoạn Nỗi oan hại chồng là phần đầu vở chèo Quan Âm Thị Kính. Màn chèo này có 3 cảnh. Cảnh 1:Thiện Sĩ đọc sách, Thị Kính ngồi khâu áo. Thiện Sĩ thiu thiu ngủ, Thị Kính quạt cho chồng. Thị Kính cầm dao cắt chiếc râu mọc ngược ở cằm chồng. Thiện Sĩ chợt tỉnh, túm lấy con dao rồi kêu to lên. Sùng ông và Sùng bà hốt hoảng chạy ra. Cảnh 2:Sùng bà và Sùng ông chửi mắng Thị Kính thậm tệ, vu cho Thị định giết chồng. Thị Kính khóc lóc và kêu oan. Cảnh 3:Sùng ông đi gọi Mãng ông sang. Mãng ông bị Sùng ông dúi ngã. Thị Kính bị đuổi về cha mẹ đẻ. Hai cha con ôm nhau than khóc. ThịKính cất tiếng than và thổ lộ “quyết tâm trá hình nam tử bước đi tu hành”. Chân trời sớm rạng đông khi Thị Kính bước ra khỏi nhà họ Sùng.

Nhân vật Sùng bà là một vai hề rất sống, rất ghê gớm. Tuy có đủ mặt năm nhân vật, nhưng xung đột chủ yếu thể hiện qua hai nhân vật: Sùng bà và Thị Kính. Trong chèo, Sùng bà thuộc loại nhân vật ác, từ ngôn ngữ đến cử chỉ, hành động của mụ rất tàn nhẫn, độc địa. Mụ mạt sát Thị Kính là “mặt sứa gan lim” định giết con bà. Mụ chửi Thị Kính là tuồng “mèo mả gà đồng” rất “lẳng lờ”. Thị Kính càng vật vã kêu khóc thì mụ càng lồng lên dữ dội, nanh ác. Mụ xỉa xói Thị Kính là “cả gan”, là kẻ hư hỏng “say hoa đắm nguyệt”, “trên dâu dưới Bộc”..., là “gái say trai lập chí giết chồng”. Mụ đòi “chém bổ băm vằm” Thị Kính. Mụ xỉ vả Thị Kính “mặt gái trơ như mặt thớt”, không biết “tam tòng tứ đức”, không sợ “gươm trời búa nguyệt”.

Sùng bà rất tàn nhẫn và độc ác, mụ quyết tâm đuổi Thị Kính về nhà, như “ngựa bất kham thôi phó về Bồng Bảo”, như “Đồng nát thì về Cầu Nôm- Con gái nỏ mồm thì về ở với cha”. Mụ vênh váo tự hào gia thế bà là cao sang quyền quý, thuộc loại “cao môn lệnh tộc”, “trứng rồng lại nở ra rồng”. Mụ hạ nhục Thị Kính là “con nhà cua ốc”, “liu điu lại nở ra liu điu”. Sùng bà mắng Sùng ông, chồng bà là kẻ nát rượu, “lúc nào cũng rượu, lúc nào cũng say”, ăn nói thì “lèm bèm lèm bèm...”. Mụ nạt và ra lệnh cho Thiện Sĩ: “Đi! Đi vào!”. Mụ nhắc Thiện Sĩ “vào rửa mặt mà đọc sách” mụ hứa lấy cho con trai mụ “dăm vợ” (mụ có biết đâu cậu quý tử của mình, tuy theo đòi bút nghiên nhưng chỉ là một kẻ nhu nhược, hồ đồ và đần!). Sùng bà ra lệnh cho Sùng ông đi gọi Mãng ông đến để trả Thị Kính. Mụ tàn nhẫn dúi tay xô ngã Thị Kính khi Thị Kính chạy theo mụ van xin.

Có thể nói, nhân vật Sùng bà được xây dựng rất sống. Ngôn ngữ của mụ độc địa, mụ cũng ví von, cũng sử dụng tục ngữ ca dao, mụ cũng nói chữ, cũng chửi mắng, mạt sát rất thô lỗ tục tằn. Mụ cùng con trai dựng chuyện không đâu vào đâu, rất vu vơ để vu oan cho Thị Kính âm mưu hại chồng, đang tâm và tàn nhẫn đuổi Thị Kính về nhà bố mẹ đẻ. Sùng bà là hiện thân mụ ác, một vai chèo rất sống, một người đàn bà giàu có, hợm hĩnh, độc ác và tàn nhẫn. Nhân vật Thị Kính là một vai hề đau khổ, đáng thương.

Nhân vật Thị Kính rất đáng thương. Nhờ có nhan sắc, tuy nhà nghèo mà Thị Kính lấy được chồng là một nho sinh, con nhà giàu có. Thị đã hành xử một cách tùy tiện, đơn giản là lấy dao khâu cắt râu chồng lúc chồng nằm ngủ, nên đã gây ra bi kịch “nỗi oan hại chồng”. Trong trích đoạn, 6 lần Thị Kính khóc lóc, van xin. Bốn lần khóc, van lạy Sùng bà: "... Oan cho con lắm mẹ ơi!”, “Mẹ xét tình con, oan con lắm mẹ ơi!”... Thị Kính càng khóc lóc van xin càng bị Sùng bà chửi mắng độc địa, dúi cho ngã khuỵu xuống. “Oan này còn một kêu trời, nhưng xa” (Nguyễn Du). Bị vu oan cầm dao hạichồng, bị đuổi về nhà cha mẹ đẻ, đó là nỗi đau khổ, tủi nhục tột cùng của Thị Kính, rủa người phụ nữ nghèo hèn trong xã hội cũ. Hình ảnh Mãng ông bị Sùng ông dúi ngã, Thị Kính ôm lấy cha, cả hai cha con cùng khóc là hình ảnh đau khổ và thương tâm cho thân phận những kẻ nghèo hèn.

Thị Kính kêu với Thiện Sĩ: “Oan thiếp lắm chàng ơi!”. Nhưng anh chồng đần nào có động lòng. Nỗi oan của Thị Kính chỉ được người cha cảm thông, san sẻ. Nghe con gái kêu khóc: “Cha ơi! Oan cho con lắm cha ơi!” thì Mãng ông cất lời than: “Con ơi! - Dù oan dù nhẫn chẳng oan - Xa xôi cha biết nỗi con thế nào!”

An ủi con gái, Mãng ông khuyên con đi về nhà, “về cùng cha con ơi!”. Cuối trích đoạn Nỗi oan hại chồng, Thị Kính cất lời than. Đau khổ về “tiếng mỉa mai” sao tránh khỏi! Trách duyên số, trách hai mẹ con Thiện Sĩ: “Đang tay nỡ bẻ phím đồng làm đôi”. Nàng cầu mong “nhật nguyệt rạng soi” cho nỗi oan, xin lạy cha lạy mẹ, và “quyết tâm trá hình nam tử bước đi tu hành”. Cách hành xử ấy cho thấy Thị Kính đau khổ và bế tắc đến tột cùng. Cảnh chân trời chớm rạng đông khi Thị Kính lặng lẽ bước ra khỏi nhà họ Sùng là một cảnh tượng trưng nói lên một quan niệm, một niềm tin thánh thiện của nhân dân ta ngày xưa: con đường tu hành đi tới Phật là con đường sáng... Phải chăng đó cũng là điều mà Nguyễn Du đã nói đến trong Truyện Kiều: “Tu là cõi phúc, tình là dây oan”?

Nỗi oan hại chồng là tiếng kêu thương, đau khổ của người phụ nữ nghèo hèn trong xã hội cũ. Bị vu oan, vùi dập, bị xua đuổi, sống trong đau khổ. bế tắc. Trích đoạn chèo đầy nước mắt và tiếng kêu thương, giàu tình cảm nhân đạo. Xung đột kịch, tâm trạng và hành động nhân vật còn sơ lược, chưa sâu sắc. Đó cũng là hạn chế của chèo cổ dân tộc.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài văn mẫu 7


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com