Đề bài: Dân gian có câu " Lời nói gói vàng", đồng thời lại có câu "Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Qua hai câu trên, Em hãy cho biết dâu gian đã hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống?

Đề bài: Dân gian có câu " Lời nói gói vàng", đồng thời lại có câu "Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Qua hai câu trên, Em hãy cho biết dâu gian đã hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống? Theo đó, Baivan gửi đến các bạn 3 dàn bài + bài văn mẫu để các bạn có thể tham khảo. Từ đó, giúp các bạn có những bài văn hay nhất cho riêng mình.

[toc:ul]

Bài mẫu 1: Dân gian có câu...

Đề bài: Dân gian có câu " Lời nói gói vàng", đồng thời lại có câu "Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Qua hai câu trên, Em hãy cho biết dâu gian đã hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống?

Dàn bài

1. Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận.

2. Thân bài:

  • Giaỉ thích 
    • Lời nói gói vàng: đề cao sự quý giá của lời nói
    • Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau: lời nói không mất tiền mua, mà phải dựa vào sự khéo léo của con người
    • Hai câu không mâu thuẫn mà bổ sung ý nghĩa cho nhau.
  • Phân tích
    • Lời nói là phương tiện để co người trao đổi, giao tiếp, truyền đạt thông tin, tình cảm, cảm xúc
    • Lời nói là 1 trong những phương diện thể hiện nhân cách của con người
  • Bài học 
    • Phải biết coi trọng lời nói, sử dụng 1 cách hợp lí.

3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề 

Bài văn

Lời nói từ xưa đến nay vẫn luôn được con người ta xem trọng. Đánh giá về lời nói, dân gian có câu " Lời nói gói vàng". Đồng thời lại có câu:" Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Vậy chúng ta nên hiểu 2 câu trên như thế nào để thấy hết được  giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống?

 Trước hết là câu tục ngữ "Lời nói gói vàng". Mượn hình ảnh "vàng", 1 loại kim loại quý, rất có giá trị, câu tục ngữ đã đề cao sự quý giá của lời nói. Mỗi lời được nói ra đều như ẩn chứa trong đó những nội dung có ý nghĩa, có giá trị như vàng. Ngược lại, " Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" lại khẳng định rằng: Lời nói không phải mất tiền để mua được. Nhưng con người phải biết sử dụng nó 1 cách khéo léo "lựa lời" để có thể truyền đạt được mục đích của mình. Như vậy, hai câu không mâu thuẫn mà bổ sung ý nghĩa cho nhau nhằm giúp ta hiểu được tầm quan trọng của lời nói và việc lựa chọn, sử dụng lời nói trong cuộc sống, việc gìn giữ lời ăn tiếng nói.

 Đầu tiên, lời nói có vai trò như 1 trung gian để truyền tải những suy nghĩ, tâm tư của con người, là phương tiện để con người giao tiếp với nhau. Con người có thể dùng lời nói để diễn đạt mọi thứ mình muốn. Trong 1 cuộc tranh luận, lời được nói ra có thể thuyết phục đối phương, giảnh phần thắng về mình.

 Không những thế, lời nói còn phần nào bộc lộ được nhân cách con người. Tục ngữ xưa có câu "Người thanh tiếng nói cũng thanh". Đó không phải là 1 nhận định ngẫu nhiên mà hoàn toàn có cơ sở. Lời nói phản ánh 1 cách chân thực tầm nhìn, tư duy, tình cảm của con người. Mỗi lời nói ra sẽ thể hiện phần nào tính tình cộc cằn, thô lỗ hay nhẹ nhàng, thanh tao của con người. 

 Qua đó, ta thấy rằng phải biết coi trọng lời nói, sử dụng 1 cách hợp lí. “Lựa lời mà nói” không có nghĩa là nói thế nào cũng được miễn làm đẹp lòng người khác. Ý thức lựa chọn ngôn ngữ, cách nói năng phải xuất phát từ thiện chí và lòng chân thành. 

 Như vậy, 2 câu tục ngữ đã đem đến cho người đọc cái nhìn toàn diện về giá trị của lời nói và làm sao để sử dụng lời nói 1 cách có hiệu quả nhất.

Bài mẫu 2: Dân gian có câu...

Đề bài: Dân gian có câu " Lời nói gói vàng", đồng thời lại có câu "Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Qua hai câu trên, Em hãy cho biết dâu gian đã hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống?

Dàn bài

1.Mở bài: Giới thiệu vấn đền nghị luận.

2. Thân bài

  • Giải thích ý nghĩa của hai câu
    • “Lời nói gói vàng”
    • “Lời nói chẳng mất tiền mua”
  • Vậy lời nói có giá trị và tầm quan trọng như thế nào trong cuộc sống?
  • Là phương tiện giao tiếp, trao đổi thông tin giữa con người với con người, làm cho mối quan hệ giữa con người ngày một tốt đẹp hơn.
  • Thể hiện trình độ văn minh của mỗi dân tộc và trình độ văn hóa, giao tiếp ứng xử và nhân cách của mỗi người.
  • Từ xa xưa, người Việt Nam ta rất coi trọng giá trị của lời nói:
    • Lời nói đọi máu.
    • Lời chào cao hơn mâm cỗ.
    • Học ăn, học nói, học gói, học mở.
    • Đất xấu trồng cây khẳng khiu – Những người thô tục nói điều phàm phu…
  • Vậy cần làm gì để thực hiện lời khuyên nhủ ấy?
    • Trong giao tiếp, cần phải biết “lựa lời mà nói”, nghĩa là phải biết cách nói sao cho tế nhị, phù hợp, chính xác với từng đối tượng giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp để “cho vừa lòng nhau”, làm cho người nghe dễ tiếp nhận mà vẫn hiểu được điều mình muốn nói.
    • “Lựa lời mà nói” không có nghĩa là nói thế nào cũng được miền làm đẹp lòng người khác. Ý thức lựa chọn ngôn ngữ, cách nói năng phải xuất phát từ thiện chí và lòng chân thành.
    • Cần phải trân trọng, giữ gìn và phát huy sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt.

3. Kết bài:

  • Khẳng định giá trị của lời nói trong cuộc sống.
  • Liên hệ với bản thân.

Bài văn

Cha ông ta từ xưa đến nay đều rất coi trọng lời ăn tiếng nói hàng ngày. Bởi vậy tục ngữ có câu: “Lời nói gói vàng”. Không chỉ vậy, ca dao còn nhắc nhở:

“Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.Qua hai câu trên, dân gian đã bày tỏ suy nghĩ của mình về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống.

            “Lời nói gói vàng”, “vàng” là thứ vật chất rất quý giá, sang trọng trong đời sống xã hội, chẳng vậy mà mọi thứ quý giá đều được so sánh với vàng: “Quý như vàng”. Như vậy, câu tục ngữ mang hàm ý so sánh lời nói quý giá như gói vàng. Điều đó khẳng định ý nghĩa quan trọng của lời nói trong đời sống xã hội.

            Dù quý giá như vậy, song lời nói lại là điều con người có thể tạo ra không mất tiền để có dược:

Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

            Lời nói là thứ vô hình và rất giản dị, ai ai cũng có. Vậy cần phải nói như thế nào để lời nói đạt được giá trị lớn nhất? Phải biết lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Lựa lời là chọn lựa từ ngữ, lựa chọn cách diễn đạt, lựa chọn cách biểu cảm.,, để làm đẹp lòng vừa ý người đối thoại.

            Tại sao lời nói lại có ý nghĩa và giá trị lớn như vậy?

            Thứ nhất, bởi lời nói là phương tiện để con người giao tiếp với nhau hàng ngày, giúp con người hiểu trao đổi tình cảm cá nhân, thông tin xã hội… Lời nói phản ánh đúng hiện thực khách quan giúp con người có nhận thức đúng đắn về thế giới, từ đó có những hành động đúng. Ngược lại, những lời nói sai sự thật sẽ mang đến những hậu quả vô cùng tai hại. Bên cạnh đó, lời nói cũng có tác động rất lớn đến tình cảm, cảm xúc của con người. Lời nói dịu dàng, lịch sự khiến người nghe thấy dễ chịu, vui vẻ. Điều đó khiến không khí nói chuyện trở nên thân mật, mọi người xích lại gần nhau tạo được quan hệ gần gũi, chan hoà. Ngược lại, sự cộc cằn, thô lỗ trong giao tiếp chỉ khiến những người xung quanh khó chịu, bực dọc. Điều đó rất có hại cho quan hệ của mọi người với nhau.

            Thứ hai, lời nói là một trong những yếu tố thể hiện nhân cách của con người. Cha ông ta từng có câu: “Người thanh tiếng nói cũng thanh…”. Những lời nói lịch sự, đúng mực cho biết chủ nhân của nó là người có học thức, có hiểu biết. Ngược lại sự thô lỗ, tục tằn chỉ khiến người khác có ấn tượng xấu về nhân cách của chủ nhân lời nói.

            Dân gian luôn luôn đánh giá cao ý nghĩa và giá trị của lời nói trong đời sống xã hội. Bởi vậy, ta phải có ý thức trong việc sử dụng ngôn ngữ hàng ngày. Có câu “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” nhắc nhở chúng ta phải suy nghĩ kĩ trước khi nói năng. Suy nghĩ để lựa chọn từ ngữ, suy nghĩ để diễn đạt cho dễ hiểu, dễ chấp nhận,… Tuy nhiên, dù cần khiến người khác “vừa lòng” song không vì thế mà nói những lời xu nịnh, gian trá. Nguồn gốc của cái hay, cái đẹp ở đời vẫn là những sự thật phù hợp với thực tế khách quan. Điều quan trọng là chúng ta nói như thế nào để phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Muốn làm được những điều đó, chúng ta cần học tập, trau dồi đạo đức và kiến thức một cách vững chắc, tập sử dụng nhuần nhuyễn ngôn ngữ, đọc các tác phẩm văn học để học được cách sử dụng ngôn ngữ,…

            Lời nói là kho báu mỗi người đều tự có không mất công sức, tiền bạc để có được. Điều quan trọng là mỗi chúng ta cần có ý thức và cách thức đúng đắn trong việc sử dụng lời nói để đạt hiệu quả giao tiếp lớn nhất.

Bài mẫu 3: Dân gian có câu...

Đề bài: Dân gian có câu " Lời nói gói vàng", đồng thời lại có câu "Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Qua hai câu trên, Em hãy cho biết dâu gian đã hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống?

Dàn bài

1. Mở bài:

  • Tầm quan trọng của lời nói trong cuộc sống.
  • Dẫn dắt, giới thiệu câu ca dao "Lời nói gói vàng", “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Khái quát nhận định cá nhân về câu nói (đúng, ý nghĩa, sâu sắc,...).

2. Thân bài:

  • Giải thích ý nghĩa câu nói:
    • "Lời nói gói vàng": một lời nói quý giá như gói vàng.
    • "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”: khi nói năng, giao tiếp với nhau thì nên thận trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ. 
  • Lợi ích của việc nói năng lựa lời, thận trọng:
    • Làm hài hòa mối quan hệ giữa người và người trong giao tiếp.
    • Giảm bớt mâu thuẫn, bất hòa trong xã hội.
    • Người nghe dễ dàng tiếp nhận và đồng tình với vấn đề được nói đến.
    • Thể hiện nét lịch sự, văn hóa trong giao tiếp ứng xử.
    • Hạn chế cảm xúc tiêu cực và tổn thương cho người nghe đồng thời vẫn thực hiện được mục đích giao tiếp.
  • Tác hại của việc nói năng thiếu suy nghĩ:
    • Chạm vào lòng tự ái, xúc phạm đến người nghe khiến họ khó tiếp nhận vấn đề thậm chí khó chịu đồng thời không đạt được hiệu quả giao tiếp.
    • Làm rạn nứt các mối quan hệ với người xung quanh, dễ gây ra tranh chấp, xung đột.
    • Thể hiện sự kém văn minh, kéo thấp vẻ đẹp văn hóa nơi con người.
  • Bài học
    • Nên suy nghĩ thật kĩ trước khi nói.
    • Học cách lựa chọn ngôn từ phù hợp để vừa thực hiện đúng mục đích giao tiếp vừa thể hiện được sự văn minh và tránh gây ra cảm xúc tiêu cực cho đối phương.
    • Nói năng lựa lời không có nghĩa là thiếu thẳng thắn mà là chọn lời nói khéo léo để truyền đạt sự thật.
    • Không nên nói năng tùy tiện, thiếu suy nghĩ vì mỗi chúng ta đều phải chịu trách nhiệm về lời nói của mình.

3. Kết bài: Khẳng định lại ý kiến cá nhân về câu nói "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” (câu nói đúng, giàu ý nghĩa, lời khuyên chân thành và sâu sắc,...). Đúc kết bài học kinh nghiệm.

Bài văn

Qua hai câu trên, dân gian đã bày tỏ suy nghĩ của mình về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống.

            “Lời nói gói vàng”, “vàng” là thứ vật chất rất quý giá, sang trọng trong đời sống xã hội, chẳng vậy mà mọi thứ quý giá đều được so sánh với vàng: “Quý như vàng”. Như vậy, câu tục ngữ mang hàm ý so sánh lời nói quý giá như gói vàng. Điều đó khẳng định ý nghĩa quan trọng của lời nói trong đời sống xã hội.

            Dù quý giá như vậy, song lời nói lại là điều con người có thể tạo ra không mất tiền để có dược:

Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

            Lời nói là thứ vô hình và rất giản dị, ai ai cũng có. Vậy cần phải nói như thế nào để lời nói đạt được giá trị lớn nhất? Phải biết lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Lựa lời là chọn lựa từ ngữ, lựa chọn cách diễn đạt, lựa chọn cách biểu cảm.,, để làm đẹp lòng vừa ý người đối thoại.

            Tại sao lời nói lại có ý nghĩa và giá trị lớn như vậy?

            Thứ nhất, bởi lời nói là phương tiện để con người giao tiếp với nhau hàng ngày, giúp con người hiểu trao đổi tình cảm cá nhân, thông tin xã hội… Lời nói phản ánh đúng hiện thực khách quan giúp con người có nhận thức đúng đắn về thế giới, từ đó có những hành động đúng. Ngược lại, những lời nói sai sự thật sẽ mang đến những hậu quả vô cùng tai hại. Bên cạnh đó, lời nói cũng có tác động rất lớn đến tình cảm, cảm xúc của con người. Lời nói dịu dàng, lịch sự khiến người nghe thấy dễ chịu, vui vẻ. Điều đó khiến không khí nói chuyện trở nên thân mật, mọi người xích lại gần nhau tạo được quan hệ gần gũi, chan hoà. Ngược lại, sự cộc cằn, thô lỗ trong giao tiếp chỉ khiến những người xung quanh khó chịu, bực dọc. Điều đó rất có hại cho quan hệ của mọi người với nhau.

            Thứ hai, lời nói là một trong những yếu tố thể hiện nhân cách của con người. Cha ông ta từng có câu: “Người thanh tiếng nói cũng thanh…”. Những lời nói lịch sự, đúng mực cho biết chủ nhân của nó là người có học thức, có hiểu biết. Ngược lại sự thô lỗ, tục tằn chỉ khiến người khác có ấn tượng xấu về nhân cách của chủ nhân lời nói.

            Dân gian luôn luôn đánh giá cao ý nghĩa và giá trị của lời nói trong đời sống xã hội. Bởi vậy, ta phải có ý thức trong việc sử dụng ngôn ngữ hàng ngày. Có câu “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” nhắc nhở chúng ta phải suy nghĩ kĩ trước khi nói năng. Suy nghĩ để lựa chọn từ ngữ, suy nghĩ để diễn đạt cho dễ hiểu, dễ chấp nhận,… Tuy nhiên, dù cần khiến người khác “vừa lòng” song không vì thế mà nói những lời xu nịnh, gian trá. Nguồn gốc của cái hay, cái đẹp ở đời vẫn là những sự thật phù hợp với thực tế khách quan. Điều quan trọng là chúng ta nói như thế nào để phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Muốn làm được những điều đó, chúng ta cần học tập, trau dồi đạo đức và kiến thức một cách vững chắc, tập sử dụng nhuần nhuyễn ngôn ngữ, đọc các tác phẩm văn học để học được cách sử dụng ngôn ngữ,…

            Lời nói là kho báu mỗi người đều tự có không mất công sức, tiền bạc để có được. Điều quan trọng là mỗi chúng ta cần có ý thức và cách thức đúng đắn trong việc sử dụng lời nói để đạt hiệu quả giao tiếp lớn nhất.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài văn mẫu 7


Copyright @2024 - Designed by baivan.net