Bài văn mẫu lớp 7: Kể lại một chuyến đi mà em cảm thấy có ý nghĩa nhất đối mình

Đề tham khảo lớp 7: Em hãy kể lại một chuyến đi mà em cảm thấy có ý nghĩa nhất với mình. Đây là dạng tập làm văn: kể chuyện tự sự. Bài văn mẫu không trùng với bất kỳ bài nào trên mạng. Mời các em học sinh và bạn đọc tham khảo

[toc:ul]

Bài mẫu 1: Kể lại 1 chuyến đi ý nghĩa

Buổi gặp gỡ, trò chuyện kết thúc lúc nửa đêm vậy mà sáng hôm sau ai cũng thức dậy sớm, chuẩn bị trang phục nghiêm trang nhất để đến thăm ngã ba Đồng Lộc.

Bài mẫu tham khảo

Ai đó đã từng nói với em: “Cuộc đời là những chuyến đi, đi để nhìn thấy nhiều hơn và trưởng thành hơn.” Người ta thường tin những điều mình tận mắt nhìn thấy hơn là những điều mình nghe thấy. Mỗi chuyến đi đều mang một ý nghĩa của riêng nó. Chuyến đi mang ý nghĩa lớn nhất đối với em là chuyến tham quan đến ngã ba Đồng Lộc. 

Trước khi năm học lớp 6 kết thúc, trường tổ chức cho lớp em một chuyến đi xa. Đó là chuyến tham quan địa danh lịch sử của đất nước, ngã ba Đồng Lộc ở tỉnh Hà Tĩnh. Chuyến đi kéo dài hai ngày một đêm. Đi cùng chúng em có cô giáo chủ nhiệm, hai bác hội trưởng hội phụ huynh và các bác từng chiến đấu ở Hà Tĩnh ngày trước. 

Một buổi sáng đầu tháng 4 nắng vàng rực rỡ, đoàn tham quan bắt đầu xuất phát. Chiếc xe chở năm mươi người, với sự háo hức và tò mò của chúng em, sự hoài niệm và nhung nhớ của các bác cựu chiến binh hướng về ngã ba Đồng Lộc anh hùng. Xe bon bon không ngừng nghỉ trên cả chặng đường dài, đi qua gần một nửa chiều dài của mảnh đất hình chữ S thân yêu. Thỉnh thoảng mới dừng lại để nghỉ ngơi, ăn uống. 

Đến Hà Tĩnh thì trời đã xẩm tối, đoàn chúng em dừng chân tại một nhà trọ cho khách phương xa cách ngã ba Đồng Lộc 3km. Chúng em tắm rửa, nghỉ ngơi rồi tụ tập lại bên mái hiên nhà trọ, nghe các bác cựu chiến binh kể chuyện, nhưng câu chuyện của năm tháng chiến tranh đau thương khốc liệt. Đó là những lần địch thả bom tàn phá cả vùng quê thanh bình yên ả, là những mất mát, hi sinh của bao người chiến sĩ. Có những chuyện chúng em chưa nghe đến bao giờ. Đặc biệt, bác kể về quá trình kháng chiến kiên cường dũng cảm của 10 cô gái thanh niên xung phong nơi ngã ba Đồng Lộc lịch sử này. Nghe xong, chúng em vừa cảm động vừa nôn nóng muốn đến thăm ngã ba Đồng Lộc thật nhanh. 

Buổi gặp gỡ, trò chuyện kết thúc lúc nửa đêm vậy mà sáng hôm sau ai cũng thức dậy sớm, chuẩn bị trang phục nghiêm trang nhất để đến thăm ngã ba Đồng Lộc.

Đến nơi, chúng em gần như choáng ngợp trước khung cảnh nơi đây. Từng đoàn người nối nhau đi, ai cũng ăn mặc trang trọng, lịch sự hướng về những địa điểm khác nhau trong khu di tích ngã ba. Đoàn chúng em xuống xe, hướng về khu yên nghỉ của những nữ thanh niên xung phong. Cô giáo mua những bó hương to, đốt lên và chia cho mỗi bạn 10 nén, chúng em cùng nhau đến viếng và thắp hương tỏ lòng biết ơn những nữ anh hùng đã dũng cảm chiến đấu, kiên cường ngã xuống cho độc lập tự do của Tổ quốc. Nhìn những tấm bia khắc tên, ảnh và tuổi của họ, em thấy lòng mình nao nao xúc động. Họ đều là những cô gái còn rất trẻ. 

Ánh nắng vẫn rực rỡ khắp nơi, cả đoàn di chuyển về khu bảo tàng, chưng bày những kỉ vật của các cô thanh niên xung phong thời kháng chiến. Trong những căn phòng thoáng mát, đủ loại đồ dùng, vũ khí chiến tranh được bày trong tủ kính. Trên tường, trong tủ treo đầy đủ bức ảnh của 10 nữ thanh niên xung phong. Những cô thiếu nữ xinh đẹp khoác trên mình tấm áo bà ba, khăn tràm, ảnh thì chắc tay súng ảnh lại dịu dàng đứng bên nhau, nở nụ cười tươi rạng rỡ. Nhìn những bức ảnh ấy, nhiều người đến tham quan đã không kìm được nước mắt, em nghe tiếng mọi người khẽ thì thầm với nhau:

- Mười cô gái, cô nào cũng trẻ, cũng xinh xắn. Vậy mà, mệnh khổ quá.

Chúng em sẽ trở về vào buổi chiều nên chỉ xem hết màn biểu diễn mô hình trong phòng biểu diễn rồi ăn cơm, nghỉ ngơi một lát. Màn biểu diễn tái hiện lại những ngày đêm kháng chiến của dân tộc cùng lời kể về ngã ba Đồng Lộc, những kì tích và quá trình chiến đấu, hi sinh của mười nữ thanh niên xung phong. Lần đầu tiên, em hình dung được rõ ràng khung cảnh hiểm nguy của những năm đánh Mĩ. Ngã ba Đồng Lộc là con đường huyết mạch nối liền hai miền Nam – Bắc, địch âm mưu phá hủy tuyến đường này để ngăn miền Bắc cứu trợ cho miền Nam, bom vùi dày dưới từng lớp đất. 10 cô gái thanh niên xung phong, tuổi còn rất trẻ, đêm đêm đào hố bom để mở đường cho xe đi qua với khấu hiệu “máu có thể chảy, tim có thể ngừng nhưng mạch máu giao thông không bao giờ tắt”. Nhưng khi trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống họ hi sinh, tất cả đều chưa lập gia đình. Xem đến đó, cả căn phòng đã vang lên tiếng khóc nức nở.

Em còn nhìn thấy lá thư của một cô gái được khắc trên bia đá to dựng trước cửa khu trưng bày, lá thư của nữ thanh niên xung phong tuổi mới mười tám đôi mươi gửi về cho mẹ, kể về những ngày kháng chiến của cô, hồn nhiên, lạc quan và vô cùng xúc động.

Qúa trưa, chúng em trở về. Tạm biệt ngã ba Đồng Lộc với chiến tích anh hùng của 10 cô gái đã anh dũng hi sinh, lòng mỗi người đều mang một cảm xúc khác nhau, song tất cả đều là sự khâm phục, xúc động về câu chuyện của những cô gái lịch sử. Chuyến đi ngắn nhưng đã để lại ý nghĩa rất lớn với em, giúp em hiểu hơn về chiến tranh, biết ơn những người đã dùng máu và tính mạng để bảo vệ Tổ quốc hôm nay.

Bài mẫu 2: Kể lại 1 chuyến đi ý nghĩa

Chúng tôi ra vườn vun nốt mây vồng khoai cho mẹ, dọn một đống rác, chọc mây quả ổi, chuyện trò một lát rồi quay vào nhà. Hương tàn, mẹ mang khoai luộc xuông. Mây bà cháu ngồi ăn khoai, uống nước chè tươi. Chúng tôi chuyện trò về bộ phim đang chiếu trên ti vi

Bài mẫu tham khảo

Nhân dịp kỉ niệm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, lớp chúng tôi tổ chức đi thăm một số gia đình thương binh liệt sĩ. Chuyến đi này chúng tôi đến thăm mẹ Hoa- người mẹ của hai liệt sĩ: Liệt sĩ Bùi Anh Dũng hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Liệt sĩ Bùi Trọng Nghĩa hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

Chúng tôi chuẩn bị một bó hoa thật to và chút bánh trái hoa quả cho mẹ Hoa. Sáng hôm ấy chúng tôi chuẩn bị rất chu đáo để chuyến đi thật ý nghĩa. Nhà mẹ Hoa ở cuối con đường quanh co đất đỏ. Xa xa, ngôi nhà của mẹ trông thật yên bình giản dị. Cổng nhà được làm từ cây hoa giấy, xanh mát, nở hoa thật đẹp. Ngay khi bước vào nơi đây chúng tôi thấy choáng ngợp bởi màu xanh mát của vườn cây ao cá, tiếng chim hót, những bông hoa khoe sắc nở rộ. Không gian nơi đây thật trong lành mát mẻ. Chúng tôi thấy mẹ Hoa đang đứng vẩy chậu nước rửa mặt thừa vào đám hoa vạn thọ, hoa mào gà trồng trước sân.

- Cháo cháu đến thăm già đấy à.

Chúng tôi đồng thanh đáp lại:

-Chúng con chào mẹ ạ.

Mẹ Hoa nhìn chúng tôi mỉm cười. Trông mẹ trẻ ra, và còn minh mẫn linh hoạt lắm. Dường như dòng chảy thời gian dù có trôi qua như thế nào cũng không làm mẹ thay đổi gì nhiều. Mẹ cười thật tươi, những nếp nhăn xô lại vương trên khóe mi nhưng thay vì thể niện sự già nua trông người thật đẹp lão. Chúng tôi chạy về phía mẹ tíu tít chuyện trò. Chúng tôi nhanh nhẹn giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa để lát nữa đón phái đoàn Mặt trận Tổ quốc tỉnh đến thăm. Ngọc lau chùi bàn thờ, đánh sáng các đồ đồng như đỉnh đốt trầm, chân đèn và cắm hoa tươi vào lọ. Trên bàn thờ, ảnh hai liệt sĩ nhìn nó như phấn khích, như tru tư. Minh lau bàn ghế, rửa cốc tách uống nước, quét nhà, quét sân. Trông dáng nó lầm lũi, siêng năng nhưmột cô dâu thứ thiệt. Còn tôi đi nhóm bếp luộc khoai. Mẹ Hoa rửa mấy lá trầu, bửa cau và quan sát chúng tôi làm việc. Trong mắt mẹ, nỗi buồn xưa đã tĩnh lặng như mặt hồ nhưng không phải không ánh lên một chút buồn. Mặt trời lên chừng một con sào thì mọi việc tươm tất, nhà cửa quang đãng, đồ đạc gọn gàng.

Ngày thường, mẹ đã ngăn nắp, hôm nay càng ngăn nắp hơn. Mẹ Hoa gọi chúng tôi lại. Từ chiếc hòm mẹ trân trọng đặt đầu giường, Mẹ Hoa mở hòm lấy ra lá cờ đỏ sao vàng. Chúng tôi treo nó trước cửa. Ngày mai là ngày 30 tháng 4 bất diệt! Chúng tôi mang khoai chín, cam đặt lên bàn thờ và thắp hương. Mẹ Hoa khấn vái lầm rầm điều gì đó, mắt hơi trơn trớt rồi ra bộ phản ngồi nhai trầu. Chúng tôi cố giữ yên lặng cho mẹ khỏi đứt dòng hồi tưởng về người chồng đã quá cố và hai người con đã hi sinh vì Tổ quốc.

Chúng tôi ra vườn vun nốt mây vồng khoai cho mẹ, dọn một đống rác, chọc mây quả ổi, chuyện trò một lát rồi quay vào nhà. Hương tàn, mẹ mang khoai luộc xuông. Mây bà cháu ngồi ăn khoai, uống nước chè tươi. Chúng tôi chuyện trò về bộ phim đang chiếu trên ti vi, cố không đả động đến chuyện mất mát lớn lao của mẹ, nhưng thực ra trong dạ ai cũng có một dòng chảy tâm tưởng hướng về những người đã khuất. 

Rời nhà mẹ Hoa, lòng chúng tôi cứ bùi ngùi khôn nguôi. Chúng tôi thống nhất với nhau: còn ở nhà ngày nào thì còn năng đi lại cho mẹ đỡ đơn côi trong tuổi già. Tuổi già vốn đã nặng nhọc, ở hoàn cảnh mẹ càng nặng nhọc hơn:

“Thân côi cút bơ vơ xóm nhỏ

Bởi các con đã bỏ mẹ đi

Bao năm chinh chiến xuân thì

Hồn về đất mẹ hiến vì núi sông.”

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài văn mẫu 7


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com