Giải tiếng việt 5 VNEN bài 13A: Chàng gác rừng dũng cảm

Giải chi tiết, cụ thể tiếng việt 5 VNEN bài 13A: Chàng gác rừng dũng cảm. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn tiếng việt lớp 5.

A. Hoạt động cơ bản

1. Quan sát các bức ảnh ở dưới, trao đổi với các bạn (SK/41).

  • Mỗi bức ảnh chụp cảnh gì?
  • Dựa vào các bức ảnh để trả lời câu hỏi: Vì sao càng ngày bão lũ càng xảy ra nhiều và gây tác hại khủng khiếp hơn trước?
  • Cần làm gì để hạn chế bớt bão lũ?

Trả lời:

  • Nội dung của mỗi bức ảnh:
    • Ảnh 1: Rừng cậy rậm rạp, xanh tốt
    • Ảnh 2: Cây xanh bị chặt phá
    • Ảnh 3: Đồi trọc do cây bị chặt phá
    • Ảnh 4: Lũ lụt tràn về tàn phá nhà cửa, ruộng vườn. 
  • Càng ngày bão lũ càng xảy ra nhiều và gây tác hại khủng khiếp hơn trước vì cây xanh và rừng đầu nguồn bị con người chặt phá hết. Khi mưa xuống đất không có lớp phủ thực vật bảo vệ nên dễ bị sạt lở gây lũ quét....
  • Để hạn chế bớt bão lũ, con người phải tích cực trồng rừng đầu nguồn, bảo vệ thiên nhiên.

2 - 3 - 4: Đọc bài, giải nghĩa và luyện đọc

5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:

a. Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ đã phát hiện được điều gì?

b. Những chi tiết nào cho thấy:

  • Bạn nhỏ rất thông minh
  • Bạn nhỏ rất dũng cảm

c. Trao đổi với các bạn để làm rõ những ý sau:

  • Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ?
  • Em học tập ở bạn nhỏ được điều gì?

Trả lời:

a. Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ đã phát hiện ra:

  • Có những dấu chân người lớn hằn trên mặt đất mặc dù hai ngày nay không có đoàn khách tham quan nào. 
  • Hơn chục cây to cộ bị chặt thành từng khúc dài.
  • Bọn trộm gỗ bàn nhau sẽ dùng xe để chuyển gỗ ăn trộm vào buổi tối.

b. Những việc làm của bạn nhỏ cho thấy:

Bạn là người thông minh: 

  • Thắc mắc khi thấy dấu chân người lớn trong rừng.
  • Lần theo chân dấu để tự giải đáp thắc mắc. 
  • Khi phát hiện ra bọn trộm gỗ, lén chạy theo đường tắt, gọi điện thoại báo công an.

Bạn là người dũng cảm: 

  • Chạy đi gọi điện thoại báo công an về hành động của kẻ xấu. 
  • Phối hợp với các chú công an bắt bọn trộm gỗ.

c. Bạn nhỏ tự nguyện tham gia vào việc bắt trộm gỗ vì:

  • Bạn yêu rừng, sợ rừng bị tàn phá. 
  • Bạn hiểu rừng là tài sản chung, ai cũng có trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ. 
  • Bạn có ý thức của một công dân nhỏ tuổi, tôn trọng và bảo vệ tài sản chung. 

Em học tập được ở bạn nhỏ: 

  • Tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung. 
  • Bình tĩnh, thông minh khi xử trí tình huống bất ngờ. 
  • Phán đoán nhanh, phản ứng nhanh. 
  • Dũng cảm, táo bạo. 
  • Lòng yêu rừng, ý thức bảo vệ rừng.

B. Hoạt động thực hành

1. Đọc đoạn văn và lời giải nghĩa từ ngữ (SGK/44).  

2. Trả lời câu hỏi:

a. “Khu bảo tồn đa dạng sinh học” là gì?

b. Vì sao nói “rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học”?

Trả lời:

a. Khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lưu giữ nhiều loài động vật và thực vật.

b. Nói “rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học” vì ở đó có rất nhiều loại động vật, thực vật phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều loại đang nằm trong danh sách tuyệt chủng (tê giác một sừng).

3. Xếp các từ ngữ chỉ hành động nêu trong ngoặc đơn vào cột thích hợp trong phiếu học tập

Hành động bảo vệ môi trườngHành động phá hoại môi trường
M. Trồng rừngM. phá rừng

( phá rừng; trồng cây; đánh cá bằng mìn; trồng rừng; xả rác bừa bãi; đốt nương; săn bắn thú rừng; phủ xanh đồi trọc; buôn bán động vật hoang dã)

Trả lời:

a. Hành động bảo vệ môi trườngb. Hành động phá hoại môi trường

Trồng cây

Trồng rừng

Phủ xanh đồi trọc

Phá rừng, đánh cá bằng mìn

Xả rác bừa bãi, đốt nương

Đánh cá bằng điện, Buôn bán động vật hoang dã

Săn bắn thú rừng

4. Chọn một trong các cụm từ ở bài hai làm đề tài. Em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu về đề tài đó.

Trả lời:

Bài mẫu:

Nhân dịp Khai giảng năm học mới ,trường em phát động phong trào “Vườn trường của em”. Mỗi bạn nhỏ chúng em đều được mang đến trồng ở vườn trường một cây rau, một cây hoa mà mình yêu thích .Mỗi lớp có một khu vườn riêng. Thật thú vị biết bao khi hằng ngày chúng em được tự tay trồng lên ,tự tay chăm sóc cho từng cây của mình . Có mấy bạn nghịch ngợm là thế mà nay cũng tích cực đến vườn trường bắt sâu,nhổ cỏ,tưới nước cho cây… Em rất vui vì khu vườn lớp em được bình chọn khu vườn đẹp nhất trong năm .

5. Nhớ - viết: Hành trình của bầy ong (2 khổ thơ cuối)

Trả lời:

Hành trình của bầy ong

Bầy ong giong ruổi trăm miền
Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa.
Nối rừng hoang với biển xa
Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào.
Nếu hoa có ở trời cao
Thì bầy ong cũng mang vào mật thơm.

Chất trong vị ngọt mùi hương
Lặng thầm thay những con đường ong bay.
Trải qua mưa nắng vơi đầy
Men trời đất đủ làm say đất trời.
Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.

6. Cùng chơi: Thi tìm từ ngữ chứa tiếng trong bảng (chọn a hoặc b)

a. Tìm các từ ngữ chứa những tiếng sau:

Sâmsươngsưasiêu
xâmxươngxưaxiêu

b. Tìm các từ ngữ có tiếng chứa những vần sau:

uôtươtiêt
uôcươciêc

Trả lời:

a. Tìm các từ ngữ chứa những tiếng sau:

Sâm: sâm nhung, nhân sâm, củ sâm, hải sâm....sương: giọt sương, sương sa, sương giá, sương mù...sưa: say sưa, cây sưa, gỗ sưa,...siêu: siêu sao, siêu nhân, siêu nhiên, siêu giàu...
xâm: xâm nhập, xâm lăng, xâm lược, ngoại xâm, ....xương: xương rồng, xương tay, xương bò....xưa: ngày xưa, thuở xưa, xa xưa, cổ xưa...xiêu: xiêu lơ, liêu xiêu, xiêu vẹo, nhà xiêu....

b. Tìm các từ ngữ có tiếng chứa những vần sau:

uôt: Lạnh buốt, buột miệng, chuột bạch, tuốt lúa, nuốt chửng....ươt: Lướt thướt, mưa ướt, mượt mà, rượt đuổi,....iêt: tê liệt, chiết cây, triết lí, nhiệt độ, thời tiết, viết bài....
uôc: uống thuốc, mua chuộc, buộc dây, luộc rau, cuốc đất,.....ươc: ao ước, bắt chước, nước sông, được mùa, trước sau, ngước nhìn...iêc: liếc nhìn, xanh biếc, điếc tai, chiếc áo, cá diếc....

7. Điền vào chỗ trống (chọn a hoặc b):

a. s hay x?

Mặt trời lặn ....uống bờ ao

Ngọn khói .....anh lên, lúng liếng

Vườn ....au gió chẳng đuổi nhau

Lá vẫn bay vàng ....ân giếng

b. c hay t?

Thách anh trâu đấy

Đánh đượ.... sáo đen

Sáo sà xuống đấ.....

Anh quay sừng hú....

Sáo lại lên lưng

Trả lời:

a. s hay x?

Mặt trời lặn xuống bờ ao

Ngọn khói sanh lên, lúng liếng

Vườn sau gió chẳng đuổi nhau

Lá vẫn bay vàng sân giếng

b. c hay t?

Thách anh trâu đấy

Đánh được sáo đen

Sáo sà xuống đất

Anh quay sừng hút

Sáo lại lên lưng

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải Tiếng Việt 5 tập 1 VNEN


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com