Giải tiếng việt 5 VNEN bài 3A: Tấm lòng người dân

Giải chi tiết, cụ thể tiếng việt 5 VNEN bài 3A: Tấm lòng người dân. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn tiếng việt lớp 5.

A. Hoạt động cơ bản

1. Quan sát bức tranh sau và cho biết:

  • Tranh vẽ những ai?
  • Tranh vẽ cảnh gì?

Trả lời:

Quan sát bức tranh ta thấy:

  • Tranh vẽ các nhân vật: dì Năm, bé An, chú cán bộ, cai, lính.
  • Tranh vẽ cảnh tên cai và lính đang chĩa súng vào chú cán bộ, bé An đang ôm mẹ bị trói bên mâm cơm đang ăn dở.

3. Ghép mỗi từ ngữ dưới đây với lời giải nghĩa phù hợp:

(1) ....: chức vụ thấp nhất trong quân đội thời trước, chỉ xếp trên lính thường.

(2) ...: không thấy.

(3) ...: thật.

(4) ...: rẽ vào.

(5) ...: nhanh.

(6) ...: cố, cố gắng.

Trả lời:

(1) Cai : chức vụ thấp nhất trong quân đội thời trước, chỉ xếp trên lính thường.

(2) Hổng thấy : không thấy.

(3) Thiệt : thật.

(4) Quẹo vô: rẽ vào.

(5) Lẹ : nhanh.

(6) Ráng : cố, cố gắng.

4. Cùng luyện đọc

5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:

(1) Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm?

(2) Dì Năm đã nghĩ cách gì để cứu chú cán bộ?

(3) Nối từng ô ở cột A với ô thích hợp ở cột B?

(4) Chi tiết nào bất ngờ làm em thích thú nhất trong đoạn kịch? Vì sao?

Trả lời:

1) Chú cán bộ bị địch đuổi bắt nên chạy vào nhà dì Năm nhờ sự giúp đỡ.

(2) Dì Năm đã đưa cho chú một chiếc áo để thay, rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm và giả vờ làm chồng để đánh lừa bọn giặc.

(3) Nối ở cột A với ô thích hợp ở cột B là:

(4) Khi địch có ý nghi ngờ chú cán bộ, chị đã tra lời ngay

- Chồng tui. Thằng này là con.

Em thích nhất chi tiết này nhất dì Năm nhanh trí giúp chú cán bộ khỏi hiểm nguy. Cách trả lời rất tự nhiên, không chút ngần ngại

B. Hoạt động thực hành

1. Thi xếp nhanh các từ vào nhóm thích hợp:

(giáo viên, đại uý, trung sĩ, thợ điện, thợ cơ khí, thợ cấy, thợ cày, học sinh tiểu học, học sinh trung học, kĩ sư, bác sĩ, tiểu thương, chủ tiệm)

a. Công nhânb. Nông dânc. Quân nhând. Trí thứce. Doanh nhâng. Học sinh

Trả lời:

a. Công nhânb. Nông dânc. Quân nhând. Trí thứce. Doanh nhâng. Học sinh
thợ điện, thợ cơ khíthợ cấy, thợ càyĐại uý, trung sĩgiáo viên, bác sĩ, kĩ sưTiểu thương, chủ tiệmHọc sinh tiểu học, học sinh trung học.

2. Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi:

Con Rồng cháu Tiên

Ngày xửa ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, có một vị thần tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, sức khoẻ vô địch, lại có nhiều phép lạ. Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần, nghe vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Hai người gặp nhau, kết thành vợ chồng. Đến kì sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng. Kì lạ thay, trăm trứng nở ra một trăm người con đẹp đẽ, hồng hào và lớn nhanh như thổi. Sống với nhau được ít lâu, Lạc Long Quân bảo vợ :
- Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ trên cạn, người dưới nưóc, tập quán khác nhau, khó mà ở cùng nhau lâu dài được. Nay ta đem năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương, khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.
Một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ sau này trở thành tổ tiên của người Việt Nam ta. Cũng bởi sự tích này mà người Việt Nam thường tự hào xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là đồng bào.

Theo Nguyễn Đổng Chi

a. Vì sao người Việt Nam ta gọi nhau bằng đồng bào?

b. Tìm và viết vào vở những từ ngữ bắt đầu bằng tiếng "đồng".

c. Đặt câu với một trong những từ ngữ vừa tìm được.

Trả lời:

a. Người Việt Nam ta thường gọi nhau là đồng bào vì bắt nguồn từ truyền thuyết người Việt được sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ, cùng một bào thai và cùng một mẹ. Đó là niềm tự hào của người Việt Nam.

b. Những từ bắt đầu bằng tiếng đồng: đồng chí, đồng đội, đồng hương, đồng lòng, đồng tình, đồng ý, đồng minh, đồng bằng, đồng cảm, đồng thanh, đồng nghiệp...

c. Đặt câu:

  • Trong công ty Phú Đạt, tôi và Ngọc là đồng nghiệp của nhau.
  • Dù trong hoàn cảnh nào, nhân dân ta vẫn đồng lòng bảo vệ tổ quốc
  • Tất cả chúng em đồng thanh hát vang bài Quốc ca.
  • Em luôn đồng cảm với những bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

4. a. Viết vần của từng tiếng trong hai dòng thơ sau vào mô hình cấu tạo vần dưới đây: 

Em yêu màu tím

Hoa cà, hoa sim

b. Dựa vào mô hình cấu tạo vần, em hãy cho biết khi viết một tiếng, dấu thanh cần được đặt vào đâu?

  • Cấu tạo của vần gồm những phần nào?
  • Nêu nhận xét về vị trí dấu thanh của các cặp chữ sau: chí - chị,   hoả - hoạ
  • Sự khác nhau về cách đặt vị trí dấu của dấu nặng với các dấu còn lại là gì?

Trả lời:

a. 

b. Dấu thanh của một tiếng khi viết cần đặt ở phần vần, phía trên hoặc phía dưới âm chính của tiếng

  • Cấu tạo của vần gồm có: âm đệm, âm chính và âm cuối.
  • Vị trí dấu thanh của các cặp chữ chí - chị và hoả - hoạ đều đặt ở âm chính.
  • Sự khác nhau về các đặt vị trí dấu của dấu nặng với các dấu còn lại là: Dấu nặng đặt bên dưới âm chính, các dấu khác đặt trên âm chính

C. Hoạt động ứng dụng

Cùng người thân sưu tầm những câu chuyện, những bài thơ về tình quân dân, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ?

Trả lời:

Ví dụ: Bài thơ "Bao giờ trở lại"

Các anh đi 
Ngày ấy đã lâu rồi 
Xóm làng tôi còn nhớ mãi 
Các anh đi 
Bao giờ trở lại 
Xóm làng tôi trai gái vẫn chờ mong 
Làng tôi nghèo 
Nho nhỏ bên sông 
Gió bấc lạnh lùng 
Thổi vào mái rạ 
Làng tôi nghèo 
Gió mưa tơi tả 
Trai gái trong làng vất vả ngược xuôi 
Các anh về mái ấm nhà vui 
Tiếng hát câu cười 
Rộn ràng xóm nhỏ 
Các anh về tưng bừng trước ngõ 
Lớp đàn em hớn hở theo sau 
Mẹ già bịn rịn áo nâu 
Vui đàn con nhỏ rừng sâu mới về 
Từ lưng đèo 
Dốc núi mù che 
Các anh về 
Xôn xao làng tôi bé nhỏ 
Nhà lá đơn sơ 
Nhưng tấm lòng rộng mở 
Nồi cơm nấu dở 
Bát nước chè xanh 
Ngồi vui kể chuyện tâm tình bên nhau 
Anh giờ đánh giặc nơi đâu 
Chiềng Vàng, Vụ Bản, hay vào Trị Thiên 
Làng tôi thắng lợi vụ chiêm 
Lúa thêm xanh ngọn, khoai lên thắm vồng 
Giảm tô hai vụ vừa xong 
Đêm đêm ánh đuốc dân công rực đường 
Dẫu rằng núi gió đèo sương 
So anh máu nhuộm chiến trường thấm chi 

Bấm tay tính buổi anh đi 
Mẹ thường vẫn nhắc: biết khi nào về ? 
Lúa xanh xanh ngắt chân đê 
Anh đi là để giữ quê quán mình 
Cây đa, bến nước, sân đình 
Lời thề nhớ buổi mít tinh lên đường 
Hoa cau thơm ngát đầu nương 
Anh đi là giữ tình thương dạt dào 

Các anh đi 
Khi nào trở lại 
Xóm làng tôi 
Trai gái vẫn chờ mong 
Chờ mong chiến dịch thành công 
Xác thù chất núi bên sông đỏ cờ 
Anh đi chín đợi mười chờ 
Tin thường thắng trận, bao giờ về anh ?

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải Tiếng Việt 5 tập 1 VNEN


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com