Giải tiếng việt 5 VNEN bài 5A: Tình hữu nghị

Giải chi tiết, cụ thể tiếng việt 5 VNEN bài 5A: Tình hữu nghị. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn tiếng việt lớp 5.

A. Hoạt động cơ bản

1. Kể những điều em biết về sự giúp đỡ của bạn bè năm châu dành cho Việt Nam

Trả lời:

Ví dụ mẫu:

Cầu Nhật Tân - cây cầu dây văng lớn nhất Việt Nam hiện nay bắc qua sông Hồng nối hai bờ phường Phú Thượng (quận Tây Hồ) và nút giao với đường Nam Hồng (huyện Đông Anh) là một món quà của nhân dân Nhật Bản dành tặng Việt Nam nhân kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2014). Để ghi lại mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản, Bộ GTVT và TP. Hà Nội thống nhất dưới tên chính là cầu Nhật Tân sẽ có thêm phần tiếng Anh là "cầu Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản".

2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài văn sau: Một chuyên gia máy xúc

3. Chọn lời giải nghãi ở cột B phù hợp với từ ngữ ở cột A

Trả lời:

 

4. Cùng luyện đọc

5. Thảo luận, trả lời câu hỏi

(1). Bài đọc có những nhân vật nào?

(2). Anh Thuỷ gặp anh A - lếch - xây ở đâu?

(3). Cảnh vật hôm đó có gì đẹp?

(4). Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý?

Gợi ý: Tìm các chi tiết miêu tả vóc dáng, trang phục, mái tóc, khuôn mặt A-lếch-xây.

(5) Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp (anh Thuỷ và anh A-lếch-xây) diễn ra như thế nào?

Trả lời:

(1). Bài đọc có anh phiên dịch, anh Thuỷ và anh A-lếch-xây.

(2). Anh Thuỷ gặp anh A-lếch-xây ở công trường xây dựng.

(3). Cảnh vật hôm đó là một buổi sáng đầu xuân, trời đẹp, gió nhẹ và hơi lạnh. Ánh nắng nhạt loãng trên vùng đất đỏ tạo nên một hoà sắc êm dịu.

(4). Dáng vẻ của A-lếch-xây có những điểm đặc biệt: Vóc người cao to, mái tóc vàng ửng lên như một mảng nắng, thân hình khỏe trong bộ áo xanh công nhân, khuôn mặt to chất phác… Dáng vẻ đó gợi lên nét giản dị, thân mật, khiến anh Thủy đã chú ý đến.

(5). Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra giản dị, chân thành và thân thiết.

Sự thân mật khi A-lếch-xây hỏi anh Thủy:

A-lếch-xây nhìn tôi bằng đôi mắt sâu và xanh, mỉm cười hỏi:

- Đồng chí lái máy xúc bao nhiêu năm rồi?

- Tính đến nay là năm thứ mười một – tôi đáp.

Sự thân thiết thể hiện qua cái bắt tay nồng ấm: A-lếch-xây đã nắm lấy bàn tay anh Thủy đầu dầu mỡ, thể hiện sự thân mật giữa những người đồng nghiệp.

6. Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? Vì sao?

Trả lời:

Ví dụ mẫu:

Đọc xong bài "Một chuyên gia máy múc", em cảm thấy chi tiết ấn tượng nhất đó chính là cái bắt tay thân mật của A-lếch-xây với anh Thủy. Thông qua cái bắt tay, em có thể cảm nhận được sự giản dị và thân thiết của người bạn ngoại quốc. Mặc dù là một chuyên gia nước ngoài nhưng A-lếch-xây rất gần gũi, thân thiết với người dân Việt Nam. Qua đó, thể hiện vẻ đẹp tình cảm hữu nghị giữa các dân tộc.

B. Hoạt động thực hành

2. Viết vào vở những tiếng có uô hoặc ua trong bài văn dưới đây:

Anh hùng Núp tại Cu-ba

Năm 1964, Anh hùng Núp tới thăm đất nước Cu-ba theo lời mời của Chủ tịch Phi-đen Cát-xtơ-rô. Người Anh hùng Tây Nguyên được đón tiếp trong tình anh em vô cùng thân mật. Anh Núp thấy người Cu-ba giống người Tây Nguyên mình quá, cũng mạnh mẽ, sôi nổi, bụng dạ hào phóng như cánh cửa bỏ ngỏ, thích nói to và đặc biệt là thích nhảy múa. Tới chỗ đông người nào, sau một lúc chuyện trò, tất cả lại cùng nhảy múa. Bị cuốn vào những cuộc vui ấy, anh Núp thấy như đang sống giữa buôn làng Tây Nguyên muôn vàn yêu dấu của mình.

Theo Nguyễn Khắc Trường

b. Nêu cách nhận xét về cách ghi dấu thanh ở các tiếng có uô và ua.

Trả lời:

  • Những tiếng có uô: cuốn, cuộc, buôn, muôn.
  • Những tiếng có ua: của, cửa, múa, giữa.

b. Nhận xét:

  • Các tiếng có ua thì ghi dấu thanh ở chữ cái đầu vì không có âm cuối.
  • Các tiếng có uô thì ghi dấu thanh ở chữ cái thứ hai vì có âm cuối.

3. Tìm tiếng có chứa uô hoặc ua thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ dưới đây rồi ghi vào vở

a. ....... người như một          b. Chậm như ..........                c. Ngang như ...........

d. Cày sâu ........ bẫm            e. ....... trống gõ mõ                 g. Đói ăn rau, đau uống ........

Trả lời:

a. Muôn người như một          b. Chậm như rùa               c. Ngang như cua

d. Cày sâu cuốc bẫm                e. Khua trống gõ mõ         g. Đói ăn rau, đau uống thuốc

4. Dòng nào dưới đây nếu đúng nghĩa của từ "hoà bình"

a. Trạng thái bình thản.

b. Trạng thái không có chiến tranh. 

c. Trạng thái hiền hoà, yên ả.

Trả lời:

Nghĩa của từ "hoà bình" là:

Đáp án: b. Trạng thái không có chiến tranh. 

5. Thi tìm từ đồng nghĩa với từ "hoà bình"

Trả lời:

Những từ đồng nghĩa với từ "hoà bình" là:

  • Yên bình
  • Thanh bình
  • Thái bình

6. Mỗi em đặt một câu với từ đồng nghĩa với từ hoà bình

Trả lời:

Ví dụ mẫu:

  • Chiến tranh lùi xa, chúng ta lại được sống trong sự bình yên.
  • Đất nước thái bình, toàn dân cùng nhau xây dựng đất nước.
  • Em yêu quê hương em bởi sự thanh bình và êm ả.

7. Viết đoạn văn (từ 2 đến 3 câu) miêu tả cảnh thanh bình của bức tranh làng quê dưới đây.

Trả lời:

Ví dụ mẫu:

Bức tranh làng quê thật bình yên đến lạ. Ở nơi đó có con sông hiền hoà lặng lẽ trôi, nơi có cánh đồng lúa vàng ươm kéo dài đến tận chân trời. Bên gốc cổ thụ, con trâu ung dung nhai rơm mới, bác nông dân tranh thủ nghỉ ngơi sau những giờ lao động trên đồng... Miền quê Việt Nam vậy đó, giản dị và thanh bình. 

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải Tiếng Việt 5 tập 1 VNEN


Copyright @2024 - Designed by baivan.net