1. Thi kể tên các bài thơ, tục ngữ, ca dao nói về cây lúa, hạt gạo, hạt cơm.
Trả lời:
1. Lúa khô nước cạn ai ơi
Rủ nhau tát nước, chờ trời còn lâu
2. Cực lòng thiếp lắm chàng ơi
Kiếm nơi khuất tịch, thiếp ngồi thở than
Than vì cây lúa lá vàng
Nước đâu mà tưới nó hoàn như xưa
Trông trời chẳng thấy trời mưa
Lan khô huệ héo, khổ chưa hỡi trời
3. Thân em như lúa nếp tơ,
Xanh cây tốt rễ, phởn phơ phơi màu
4. Mạ non bắt trẻ cấy biền
Thương em đứt ruột, chạy tiền không ra
5. Được mùa lúa, úa mùa cau
Được mùa cau, đau mùa lúa
6. Trời cao đất rộng thênh thang,
Tiếng hò giọng hát ngân vang trên đồng,
Cá tươi gạo trắng nước trong,
Hai mùa lúa chín thơm nồng tình quê
7. Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẽo thơm một hạt đắng cay muôn phần
2 - 3 - 4: Đọc, giải nghĩa, luyện đọc bài: "Hạt gạo làng ta".
5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:
(1) Đọc khổ thơ 1, em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì?
(2) Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?
(3) Các bạn nhỏ đã làm gì để góp phần tạo ra hạt gạo?
(4) Viết vào vở câu thơ có hình ảnh em thích nhất trong bài.
Trả lời
1. Đọc khổ thơ 1, em hiểu hạt gạo được làm ra từ :
2. Những hình ảnh nói lên nỗi vất vả của người nông dân là:
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu.
Nước như ai nấu.
Chết cả cá cờ.
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy.
=> Qua khổ thơ này, muốn nói với chúng ta, hạt gạo được làm ra là có những khó khăn của thiên nhiên và nỗi vất vả của người lao động.
3. Tuổi nhỏ đã cùng với người mẹ, người chị và các thế hệ khác ở lại hậu phương ra sức thi đua lao động sản xuất để làm ra hạt gạo tiếp tế cho chiến trường. Hình ảnh các bạn chống hạn vục mẻ miệng gầu, bắt sâu cho lúa, gánh phân với đôi quang trành quết đất là những hình ảnh cảm động, nói lên những nỗ lực của thiếu nhi, dù nhỏ và chưa quen lao động vẫn cố gắng đóng góp công sức để làm ra hạt gạo.
7. Tìm hiểu biên bản cuộc họp
(1). Chi đội lớp 5A ghi biên bản để làm gì?
Chọn ý đúng để trả lời:
a. ghi nhớ sự việc đã xảy ra
b. nhớ những điều đã thống nhất để thực hiện
c. Xem xét lại khi cần thiết
d. Cả ba điều trên
(2). Cách mở đầu và kết thúc biên bản có gì giống và khác cách mở đầu và kết thúc đơn?
(3). Nêu tóm tắt những điểm cần ghi vào biên bản.
Trả lời:
1. Chi đội lớp 5A ghi biên bản để:
Đáp án đúng là: d. Cả ba điều trên
2. Cách mở đầu và kết thúc biên bản giống và khác nhau cách mở đầu và kết thúc đơn là:
3. Những điểm cần ghi vào biên bản:
1. Những trường hợp nào dưới đây cần ghi biên bản? Vì sao? Tên biên bản đó là gì?
a. Đại hội liên đội.
b. Họp lớp phổ biến kế hoạch tham quan một di tích lịch sử.
c. Bàn giao tài sản.
d. Đêm liên hoan văn nghệ.
e. Xử lí vi phạm pháp luật về giao thông.
g. Xử lí việc xây dựng nhà trái phép.
Trả lời:
Trường hợp cần ghi biên bản | Lí do ghi biên bản | Tên biên bản |
Đại hội liên đội | Ghi lại chương trình và kết quả để làm bằng chứng thực hiện | Biên bản đại hội liên đội |
Bàn giao tài sản | Ghi lại danh sách và tình trạng của tài sản lúc bàn giao để làm bằng chứng. | Biên bản bàn giao tài sản |
Xử lí vi phạm pháp luật về giao thông Xử lí việc xây dựng nhà trái phép | Ghi lại tình hình vi phạm và cách xử lí để làm bằng chứng. | Biên bản xử lí vi phạm pháp luật về giao thông Biên bản xử lí xây dựng nhà trái phép |
3. Dựa vào tranh và lời thuyết minh dưới tranh, mỗi em kể lại một đoạn câu chuyện
(Trang 153, 154 sgk)
Trả lời:
Sưu tầm bài hát về cây lúa, hạt gạo.
Trả lời:
Những bài hát về cây lúa, hạt gạo là: